5. Cấu trúc luận văn
1.2.2 Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam
Vềphía Việt Nam, vẫn luônđứng trong top 3 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thếgiới. Xuất phát điểm là một nước nông nghiệp, cây lúa là cây trồng chính và lâu đời, cây lúa
được phân bố khắp mọi miền củađất nước từBắc vào Nam, là một trong những nước có điều kiện khí hậu thuận lợi cho sựphát triển của cây lúa. Hơn 70 % dân số Việt nam sống bằng nghề trồng lúa, nhân dân ta rất cần cù, sáng tạo và giàu kinh nghiệm trong nghề trồng lúa nước, được kế thừa những kinh nghiệm của cha ông và đúc rút nhiều thành công trong công tác chăm sóc và gieo trồng. Theo ước tính chính thức mới nhất,
sản lượng lúa của Việt Nam năm 2019 đạt 43,45 triệu tấn, tương đương 28,3 triệu tấn gạo, giảm 1.4 % so với năm 2018. Nguyên nhân là do thiếu nước, xâm mặn nghiêm trọng và bão làm giảm năng suất trung bình. Nông dân Việt Nam hiệnđang thời gian cao
điểm sản xuất vụ chính đông xuân. Đến giữa tháng 3/2020, hoạt động sản xuất vụ lúa
đầu tiên và lớn nhất trong 3 vụđược báo cáo là phục hồi so với hoạt động sản xuất hồi năm ngoái, đạt diện tích gieo trồng 3,04 triệu ha. Tại ĐBSCL, khu vực sản xuất chiếm một nửa sản lượng vụ đông xuân, vấn đề xâm mặn vẫn còn tác động và mưa đến trễ được cho làcó thểlàm giảm năng suất. Năm 2019, nguồn nước không đủcho hệthống thủy lợi và tình trạng xâm mặn đã làm giảm 10% năng suất trung bình vụ chính tại
ĐBSCL xuống còn 6,4 tấn/ha. Kết quảthu hoạch sớm cho thấy thậm chí năng suất còn có thểgiảm thấp hơn trong năm nay. Tình hình sản xuất tại ĐBSH tốt hơn nhờ thời tiết tốt. Hiện khu vực ĐBSCL đang chuẩn bị xuống giống vụ hè thu. Tuy vậy, sự tụt giảm sản lượng trong vụ đầu bịtrễcóthểduy trì mức giá lúaởmức cao.
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa nước ta giaiđoạn 2017- 2019
ChỉTiêu ĐVT 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018
+/- (%) +/- (%)
Diện Tích Nghìn ha 7705,2 7570,4 7470,1 -134,8 -1,74 -100,3 -1,32
Năng suất tạ/ha 55,5 58,1 58,2 +2,6 +4,68 +0,1 +0,11
Sản lượng Nghìn tấn 42738,9 44046,5 43450 +1306,6 +3,05 -596,5 -1,35
(Nguồn: Niên giám thống kê 2019)
Qua số liệu thực tế, diện tích sản xuất lúa của nước ta qua 3 năm giảm xuống. Từ
7705,2 nghìn ha (năm 2017) giảm xuống 7470,1 nghìn ha (năm 2019), tức giảm 235,1 nghìn ha so với năm 2017, giảm 100,3 nghìn ha so với năm 2018 tướng ứng giảm 1,32 %. Tuy vậy năng suất lại tăng từ 55,5 tạ/ha (năm 2017) lên 58,1 tạ/ha (năm 2018). Đến năm 2019, năng suất lúa bị chững lại chỉ tăng từ58,1 tạ/ha (năm 2018) lên chỉ 58,2 tạ/ha (năm 2019) tức tăng 0,1 tạ/ha tương ứng tăng 0,01 %. Sản lượng lúa lúc tăng lúc giảm qua 3 năm không ổn định trong khi diện tích giảm dần qua từng năm. Sản lượng năm
2018đạt 44046,5 nghìn tấn tăng 1306,6 nghìn tấn so với năm 2017 là 42738,9 nghìn tấn. Năm 2019đạt 43450 nghìn tấn nhưng giảm 596,5 nghìn tấn so với năm 2018 tương ứng giảm 1,35%.
Có thể nhận thấy được lí do giảm diện tích gieo trồng bởi vì có sự vào cuộc của chính phủ vềviệc đẩy mạnh cơ cấu tỷtrọng các ngành nghề dịch vụ, công nghiệp trong cơ cấu tỷ trọng chung và giảm cơ cấu tỷ trọng của ngành nông nghiệp khiến đất đai nông nghiệp bị thu hồi chuyển thành đất sản xuất công nghiệp, phục vụ cho các ngành công nghiệp dịch vụ công nghệ cao đang ngày càng xâm nhập khiến kinh tế Việt Nam phát triển nhanh nhưvũbão hiện nay. Nhìn chung ngành sản xuất nông nghiệp Việt Nam cóđược kết quảnhưvậy là nhờviệc thực hiện các chủtrương chính sách,đường lối của
Đảng và Nhà nước, thực hiện việcáp dụng các tiến bộ khoa học kỹthuật mà đặc biệt là
khoa học về di truyền giống lúa có vai trò rất to lớn. Bộ giống lúa thường xuyên được chọn lọc lai tạo, giữgìn và bỗsung, thay thếnhằmđể bảo tồn những giống quý, cónăng suất cao, phẩm chất tốt và phù hợp với từng điều kiện tự nhiên khác nhau bởi những giống lúa khác nhau, loại bỏ những giống kém chất lượng, hiệu quả kinh tế thấp, đồng thời tích lũy vàtái tạo, phát triển những bộgiống cónăng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu được với từng điều kiện bất lợi của môi trường. Trên cơ sở đó dự báo Việt Nam cókhảnăng xuất khẩuđến 4,5 triệu tấn gạo năm 2020.