Tình hình sản xuất lúa gạo trên Thế giới

Một phần của tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 36 - 38)

5. Cấu trúc luận văn

1.2.1Tình hình sản xuất lúa gạo trên Thế giới

Trên thếgiới, lúa chiếm một vị trí quan trọng, đặc biệt ở khu vực Châu Á. Ở Châu Á, lúa là món ăn chính giống như bắp của dân Nam Mỹ, hạt kê của dân Châu Phi hoặc lúa mì của dân Châu Âu và Bắc Mỹ. Thống kê của tổ chức lương thực thế giới (FAO, 2015) cho thấy, có 114 nước trồng lúa, trongđó 18 nước códiện tích trồng lúa trên trên 1 triệu ha tập trung ở Châu Á, bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Vệt Nam, Myanmar... 31 nước có diện tích trồng lúa trong khoảng 100.000ha - 1.000.000 ha. Trongđócó27 nước cónăng suất trên 5 tấn/hađứngđầu làAi Cập (9.7 tấn/ha),Úc (9.5 tấn/ha) El Salvador (7.9 tấn/ha).

Diện tích trồng lúa ở Châu Á dẫnđầu vềthếgiới, nhưng năng suất lúa không cao. Từ năm 1990 đến nay, năng suất lúa thế giới vẫn liên tục tăng và trung bình đạt 4,38 tấn/ha năm 2010. Mặc dù năng suất lúa của các nước ChâuÁcòn thấp nhưng do códiện tích sản xuất lớn nên Châu Á vẫn là khu vực đóng góp lúa gạo chủ yếu và quan trọng trên thếgiới.

Thống kê của tổchức lương thực thếgiới (FAO,2008) còn cho thấy, diện tích trồng lúa trên thế giới đã gia tăng rõ rệt từnăm 1961 đến 1980. Trong vòng 19 năm đó, diện

tích trồng lúa trên thế giới tăng bình quân 1,53 riệu ha/năm. Từ năm 1980, diện tích lúa tăng chậm và đạt cao nhất vào năm 1999 (156,8 triệu ha) với tốcđộ tăng chậm với tốc

độ tăng trưởng bình quân 630.000 ha/năm. Từ năm 2000 trở đi diện tích trồng lúa thế

giới cónhiều biếnđộng và có xu hướng giảm dần,đến năm 2005 cònở mức 155,1 triệu ha.Từ năm 2005 đến 2008 diện tích lúa gia tăng liên tục đạt 159,0 triệụ ha cao nhất kể

từnăm 1995 tới nay.

Ở Ấn Độ, một nước sản xuất gạo lọt top 4 thếgiới, ước tính chính thức lần thứ 2 cho sản xuất lúa gạo tại ẤnĐộ vừađược công bố giữa tháng 2 năm 2017, cho thấy sản lượng vụ chính năm 2016 của nước này tăng 5% lên 144 triệu tấn lúa, tương đương 96 triệu tấn gạo, cao hơn 3,2 triệu tấn so với dựbáo chính thức trướcđó, chủ yếu nhờ mùa mưa diễn biến thuận lợi. Theo các nhà chức trách Ấn Độ, kết quả sản xuất rất tích cực của vụ chính đã giúp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của sản lượng lúa vụ hai suy giảm 1,2%. Nguyên nhân chính là do nguồn cung nước hạn chế tại các bang miền Nam, tác

động tiêu cực tới cả các khu vực sản xuất được thủy lợi hóa trong năm thứ3 liên tiếp. Theo đó, nhìn chung, Ấn Độ dự báo tổng sản lượng lúa năm 2016 là 163,3 triệu tấn, tương đương 108,9 triệu tấn gạo, tăng 4% so với năm 2015 và cao hơn 1,8 triệu tấn so với dự báo của FAO hồi tháng 12/2016. FAO cũng đưa ra dự báo sản lượng lúa của nước này đạt 165,3 triệu tấn, tương đươnB g 110,2 triệu tấn gạo năm 2017, cao hơn 1,2% so với mức sản lượng năm 2016. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để đưa ra dự báo cho vụsản xuất sắp tới do yếu tốchính là mùa mưa tại khu vực Tây Nam nước này.

Thái Lan, với nền sản xuất lúa gạo lâu đời và là một nước xuất khẩu gạo hầu như

không gián đoạn suốt gần 2 thếkỷ, không phải ngẫu nhiên mà Thái Lan đứng đầu thế

giới một thời gian dài vềgiá trịxuất khẩu lúa gạo. Các nhà chức trách Thái Lan cho biết nguồn cung nước dồi dào cho hệ thống thủy lợi vào vụ hai của niên vụ 2016/17 từ đầu tháng 4 đã đưa diện tích thủy lợi hóa đạt 1,2 triệu ha, có với chỉ 510.000 ha kế hoạch

được phê duyệt cho vụhai và tăng 560.000 ha so với cùng kỳnăm ngoái, khi hoạtđộng sản xuất bị tácđộng nặng nềbởi tình trạng thiếu nước. Sựcải thiện nhanh chóng này là

nhờ các biện pháp chính sách của chính phủ Thái Lan khuyến khích nông dân chuyển sang các cây trồng khác, và các nhà chức trách cũng khuyến cáo nông dân hạn chếgieo trồng lúa vụ3, vốn thường bắt đầu sau khi thu hoạch lúa gieo trồng hồi tháng 4 chuẩn bị

kết thúc. Xét đến sự tiến triển này về cơ sở hạ tầng sản xuất lúa gạo Thái Lan, FAO nâng dự báo sản xuất lúa của Thái Lan thêm 1,5 triệu tấn lên 32,6 triệu tấn, tương

đương 21,6 triệu tấn lúa, tức tăng 14% so với sản lượng năm 2015. Mức tăng này phản

ánh sản lượng tăng cả ở vụ chính và vụ hai nhờ điều kiện sản xuất thuận lợi được duy trì. Về triển vọng sản xuất năm 2017, FAO dự báo sản xuất lúa tại Thái Lan sẽ tăng 700.000 tấn so với năm 2016 lên 33,3 triệu tấn, tương đương 22 triệu tấn gạo. FAO dự

báo sản xuất lúa gạo Thái Lan tăng là do nông dân tại nước này tiếp tục lựa chọn trồng lúa thay vì các cây trồng khác, dù chính phủ nước nàyđã hạ mục tiêu sản xuất lúa từ27 triệu tấn xuống 25 –26 triệu tấn trong năm 2016. Giá lúa tại Thái Lanđang gặp áp lực lớn do sự phục hồi sản lượng, dù chính phủ nước này đã triển khai chương trình thế

chấp lúa gạo tại chỗ đối với 3 triệu tấn lúa và tạo động lực cho các trung gian thương mại dựtrữcác nguồn lúa thu hoạch vụchính.Đến tháng 2/2017, giálúa cổng trại giảm 6

– 14% so với cùng kỳ năm 2016, ở mức 7.400 – 10.900 Baht/kg, tương đương 214 –

317 USD/tấn. Giá lúa giảm mạnh cũng gây áp lực lên giá các ngũ cốc thay thế. Trong trường hợp này là ngô, khi chính phủ Thái Lan liên tục kêu gọi nông dân chuyển từ

trồng lúa sang trồng ngô.

Một phần của tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 36 - 38)