Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 34)

5. Cấu trúc luận văn

1.1.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

1.1.5.1. Chỉtiêu đánh giámứcđộ đầu tưcác yếu tốsản xuất

• Chi phíđầu tưphân bón/sào (sốlượng:kg/sào, giátrị:1000đ)

• Chi phí giống/sào (sốlượng:kg/sào, giátrị:1000đ)

• Chi phí thuốc BVTV/sào (gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ….số lượng: chai/sào, giá

trị:1000đ)

• Chi phí khác/sào (bao gồm chi phí thuê ngoài/sào, chi phí thủy lợi, chi phí làm

đất, chi phí tuốt lúa…đơn vịtính:1000đ)

-Tổng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích (GO): Toàn bộ của cải vật chất và dịch vụđược sản xuất ra trong nông nghiệp trong một thời kỳnhất định, thường là một năm.

GO = Qi * Pi

Trongđó:

Qi: lượng sản phẩm i được sản xuất ra. Pi: giá của sản phẩm loại i.

- Chi phí trung gian trên một đơn vị diện tích (IC): bao gồm những khoản chi phí

vật chất và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là chi phí thuê ngoài và mua ngoài.

IC= Chi phí dịch vụ+ chi phí khác

- Giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích (VA): Phảnánh phần thu thêm so với chi phí trung gian của hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó.

VA = GO –IC

Trongđó:

GO: tổng giá trị sản xuất IC: chi phí trung gian

1.1.5.3. Nhóm các chỉ tiêuđánh giáhiệu quảkinh tế

- Năng suất lúa (N): Phảnánh trung bình một năm thuđược bao nhiêu kg lúa trên mộtđơn vị diện tích gieo trồng.

N = Q/S

Trongđó:

Q: Tổng sản lượng lúa trong năm S: Diện tích gieo trồng lúa

- Giá trịsản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC): Chỉ tiêu này cho biết cứmộtđồng chi phí trung gianđượcđầu tưvào quá trình sản xuất lúa thì tạo ra bao nhiêuđồng giá trị

sản xuất. Nếu tỷsốnày càng cao thì sản xuất càng có hiệu quả.

- Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC): Theo chỉtiêu này thì cứmộtđồng chi phí trung gianđược bỏvào quá trình sản xuất lúa thì tạo ra bao nhiêuđồng giátrị gia tăng. Tỷtrọng này càng lớn thì hiệu quảsản xuất lúa càng cao.

-Thu nhập hỗn hợp trên tổng cho phí (MI/TC): Phản ánh cứmột đồng chi phí tạo ra

được bao nhiêuđồng thu nhập hỗn hợp.

- Giá trị tăng thêm trên giá trị sản xuất (VA/GO): chỉ tiêu này cho biết việc bỏ ra mộtđồng giátrịsản xuất sẽthuđược bao nhiêuđồng giátrịgia tăng.

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên Thế giới

Trên thếgiới, lúa chiếm một vị trí quan trọng, đặc biệt ở khu vực Châu Á. Ở Châu Á, lúa là món ăn chính giống như bắp của dân Nam Mỹ, hạt kê của dân Châu Phi hoặc lúa mì của dân Châu Âu và Bắc Mỹ. Thống kê của tổ chức lương thực thế giới (FAO, 2015) cho thấy, có 114 nước trồng lúa, trongđó 18 nước códiện tích trồng lúa trên trên 1 triệu ha tập trung ở Châu Á, bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Vệt Nam, Myanmar... 31 nước có diện tích trồng lúa trong khoảng 100.000ha - 1.000.000 ha. Trongđócó27 nước cónăng suất trên 5 tấn/hađứngđầu làAi Cập (9.7 tấn/ha),Úc (9.5 tấn/ha) El Salvador (7.9 tấn/ha).

Diện tích trồng lúa ở Châu Á dẫnđầu vềthếgiới, nhưng năng suất lúa không cao. Từ năm 1990 đến nay, năng suất lúa thế giới vẫn liên tục tăng và trung bình đạt 4,38 tấn/ha năm 2010. Mặc dù năng suất lúa của các nước ChâuÁcòn thấp nhưng do códiện tích sản xuất lớn nên Châu Á vẫn là khu vực đóng góp lúa gạo chủ yếu và quan trọng trên thếgiới.

Thống kê của tổchức lương thực thếgiới (FAO,2008) còn cho thấy, diện tích trồng lúa trên thế giới đã gia tăng rõ rệt từnăm 1961 đến 1980. Trong vòng 19 năm đó, diện

tích trồng lúa trên thế giới tăng bình quân 1,53 riệu ha/năm. Từ năm 1980, diện tích lúa tăng chậm và đạt cao nhất vào năm 1999 (156,8 triệu ha) với tốcđộ tăng chậm với tốc

độ tăng trưởng bình quân 630.000 ha/năm. Từ năm 2000 trở đi diện tích trồng lúa thế

giới cónhiều biếnđộng và có xu hướng giảm dần,đến năm 2005 cònở mức 155,1 triệu ha.Từ năm 2005 đến 2008 diện tích lúa gia tăng liên tục đạt 159,0 triệụ ha cao nhất kể

từnăm 1995 tới nay.

Ở Ấn Độ, một nước sản xuất gạo lọt top 4 thếgiới, ước tính chính thức lần thứ 2 cho sản xuất lúa gạo tại ẤnĐộ vừađược công bố giữa tháng 2 năm 2017, cho thấy sản lượng vụ chính năm 2016 của nước này tăng 5% lên 144 triệu tấn lúa, tương đương 96 triệu tấn gạo, cao hơn 3,2 triệu tấn so với dựbáo chính thức trướcđó, chủ yếu nhờ mùa mưa diễn biến thuận lợi. Theo các nhà chức trách Ấn Độ, kết quả sản xuất rất tích cực của vụ chính đã giúp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của sản lượng lúa vụ hai suy giảm 1,2%. Nguyên nhân chính là do nguồn cung nước hạn chế tại các bang miền Nam, tác

động tiêu cực tới cả các khu vực sản xuất được thủy lợi hóa trong năm thứ3 liên tiếp. Theo đó, nhìn chung, Ấn Độ dự báo tổng sản lượng lúa năm 2016 là 163,3 triệu tấn, tương đương 108,9 triệu tấn gạo, tăng 4% so với năm 2015 và cao hơn 1,8 triệu tấn so với dự báo của FAO hồi tháng 12/2016. FAO cũng đưa ra dự báo sản lượng lúa của nước này đạt 165,3 triệu tấn, tương đươnB g 110,2 triệu tấn gạo năm 2017, cao hơn 1,2% so với mức sản lượng năm 2016. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để đưa ra dự báo cho vụsản xuất sắp tới do yếu tốchính là mùa mưa tại khu vực Tây Nam nước này.

Thái Lan, với nền sản xuất lúa gạo lâu đời và là một nước xuất khẩu gạo hầu như

không gián đoạn suốt gần 2 thếkỷ, không phải ngẫu nhiên mà Thái Lan đứng đầu thế

giới một thời gian dài vềgiá trịxuất khẩu lúa gạo. Các nhà chức trách Thái Lan cho biết nguồn cung nước dồi dào cho hệ thống thủy lợi vào vụ hai của niên vụ 2016/17 từ đầu tháng 4 đã đưa diện tích thủy lợi hóa đạt 1,2 triệu ha, có với chỉ 510.000 ha kế hoạch

được phê duyệt cho vụhai và tăng 560.000 ha so với cùng kỳnăm ngoái, khi hoạtđộng sản xuất bị tácđộng nặng nềbởi tình trạng thiếu nước. Sựcải thiện nhanh chóng này là

nhờ các biện pháp chính sách của chính phủ Thái Lan khuyến khích nông dân chuyển sang các cây trồng khác, và các nhà chức trách cũng khuyến cáo nông dân hạn chếgieo trồng lúa vụ3, vốn thường bắt đầu sau khi thu hoạch lúa gieo trồng hồi tháng 4 chuẩn bị

kết thúc. Xét đến sự tiến triển này về cơ sở hạ tầng sản xuất lúa gạo Thái Lan, FAO nâng dự báo sản xuất lúa của Thái Lan thêm 1,5 triệu tấn lên 32,6 triệu tấn, tương

đương 21,6 triệu tấn lúa, tức tăng 14% so với sản lượng năm 2015. Mức tăng này phản

ánh sản lượng tăng cả ở vụ chính và vụ hai nhờ điều kiện sản xuất thuận lợi được duy trì. Về triển vọng sản xuất năm 2017, FAO dự báo sản xuất lúa tại Thái Lan sẽ tăng 700.000 tấn so với năm 2016 lên 33,3 triệu tấn, tương đương 22 triệu tấn gạo. FAO dự

báo sản xuất lúa gạo Thái Lan tăng là do nông dân tại nước này tiếp tục lựa chọn trồng lúa thay vì các cây trồng khác, dù chính phủ nước nàyđã hạ mục tiêu sản xuất lúa từ27 triệu tấn xuống 25 –26 triệu tấn trong năm 2016. Giá lúa tại Thái Lanđang gặp áp lực lớn do sự phục hồi sản lượng, dù chính phủ nước này đã triển khai chương trình thế

chấp lúa gạo tại chỗ đối với 3 triệu tấn lúa và tạo động lực cho các trung gian thương mại dựtrữcác nguồn lúa thu hoạch vụchính.Đến tháng 2/2017, giálúa cổng trại giảm 6

– 14% so với cùng kỳ năm 2016, ở mức 7.400 – 10.900 Baht/kg, tương đương 214 –

317 USD/tấn. Giá lúa giảm mạnh cũng gây áp lực lên giá các ngũ cốc thay thế. Trong trường hợp này là ngô, khi chính phủ Thái Lan liên tục kêu gọi nông dân chuyển từ

trồng lúa sang trồng ngô.

1.2.2 Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam

Vềphía Việt Nam, vẫn luônđứng trong top 3 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thếgiới. Xuất phát điểm là một nước nông nghiệp, cây lúa là cây trồng chính và lâu đời, cây lúa

được phân bố khắp mọi miền củađất nước từBắc vào Nam, là một trong những nước có điều kiện khí hậu thuận lợi cho sựphát triển của cây lúa. Hơn 70 % dân số Việt nam sống bằng nghề trồng lúa, nhân dân ta rất cần cù, sáng tạo và giàu kinh nghiệm trong nghề trồng lúa nước, được kế thừa những kinh nghiệm của cha ông và đúc rút nhiều thành công trong công tác chăm sóc và gieo trồng. Theo ước tính chính thức mới nhất,

sản lượng lúa của Việt Nam năm 2019 đạt 43,45 triệu tấn, tương đương 28,3 triệu tấn gạo, giảm 1.4 % so với năm 2018. Nguyên nhân là do thiếu nước, xâm mặn nghiêm trọng và bão làm giảm năng suất trung bình. Nông dân Việt Nam hiệnđang thời gian cao

điểm sản xuất vụ chính đông xuân. Đến giữa tháng 3/2020, hoạt động sản xuất vụ lúa

đầu tiên và lớn nhất trong 3 vụđược báo cáo là phục hồi so với hoạt động sản xuất hồi năm ngoái, đạt diện tích gieo trồng 3,04 triệu ha. Tại ĐBSCL, khu vực sản xuất chiếm một nửa sản lượng vụ đông xuân, vấn đề xâm mặn vẫn còn tác động và mưa đến trễ được cho làcó thểlàm giảm năng suất. Năm 2019, nguồn nước không đủcho hệthống thủy lợi và tình trạng xâm mặn đã làm giảm 10% năng suất trung bình vụ chính tại

ĐBSCL xuống còn 6,4 tấn/ha. Kết quảthu hoạch sớm cho thấy thậm chí năng suất còn có thểgiảm thấp hơn trong năm nay. Tình hình sản xuất tại ĐBSH tốt hơn nhờ thời tiết tốt. Hiện khu vực ĐBSCL đang chuẩn bị xuống giống vụ hè thu. Tuy vậy, sự tụt giảm sản lượng trong vụ đầu bịtrễcóthểduy trì mức giá lúaởmức cao.

Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa nước ta giaiđoạn 2017- 2019

ChỉTiêu ĐVT 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018

+/- (%) +/- (%)

Diện Tích Nghìn ha 7705,2 7570,4 7470,1 -134,8 -1,74 -100,3 -1,32

Năng suất tạ/ha 55,5 58,1 58,2 +2,6 +4,68 +0,1 +0,11

Sản lượng Nghìn tấn 42738,9 44046,5 43450 +1306,6 +3,05 -596,5 -1,35

(Nguồn: Niên giám thống kê 2019)

Qua số liệu thực tế, diện tích sản xuất lúa của nước ta qua 3 năm giảm xuống. Từ

7705,2 nghìn ha (năm 2017) giảm xuống 7470,1 nghìn ha (năm 2019), tức giảm 235,1 nghìn ha so với năm 2017, giảm 100,3 nghìn ha so với năm 2018 tướng ứng giảm 1,32 %. Tuy vậy năng suất lại tăng từ 55,5 tạ/ha (năm 2017) lên 58,1 tạ/ha (năm 2018). Đến năm 2019, năng suất lúa bị chững lại chỉ tăng từ58,1 tạ/ha (năm 2018) lên chỉ 58,2 tạ/ha (năm 2019) tức tăng 0,1 tạ/ha tương ứng tăng 0,01 %. Sản lượng lúa lúc tăng lúc giảm qua 3 năm không ổn định trong khi diện tích giảm dần qua từng năm. Sản lượng năm

2018đạt 44046,5 nghìn tấn tăng 1306,6 nghìn tấn so với năm 2017 là 42738,9 nghìn tấn. Năm 2019đạt 43450 nghìn tấn nhưng giảm 596,5 nghìn tấn so với năm 2018 tương ứng giảm 1,35%.

Có thể nhận thấy được lí do giảm diện tích gieo trồng bởi vì có sự vào cuộc của chính phủ vềviệc đẩy mạnh cơ cấu tỷtrọng các ngành nghề dịch vụ, công nghiệp trong cơ cấu tỷ trọng chung và giảm cơ cấu tỷ trọng của ngành nông nghiệp khiến đất đai nông nghiệp bị thu hồi chuyển thành đất sản xuất công nghiệp, phục vụ cho các ngành công nghiệp dịch vụ công nghệ cao đang ngày càng xâm nhập khiến kinh tế Việt Nam phát triển nhanh nhưvũbão hiện nay. Nhìn chung ngành sản xuất nông nghiệp Việt Nam cóđược kết quảnhưvậy là nhờviệc thực hiện các chủtrương chính sách,đường lối của

Đảng và Nhà nước, thực hiện việcáp dụng các tiến bộ khoa học kỹthuật mà đặc biệt là

khoa học về di truyền giống lúa có vai trò rất to lớn. Bộ giống lúa thường xuyên được chọn lọc lai tạo, giữgìn và bỗsung, thay thếnhằmđể bảo tồn những giống quý, cónăng suất cao, phẩm chất tốt và phù hợp với từng điều kiện tự nhiên khác nhau bởi những giống lúa khác nhau, loại bỏ những giống kém chất lượng, hiệu quả kinh tế thấp, đồng thời tích lũy vàtái tạo, phát triển những bộgiống cónăng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu được với từng điều kiện bất lợi của môi trường. Trên cơ sở đó dự báo Việt Nam cókhảnăng xuất khẩuđến 4,5 triệu tấn gạo năm 2020.

1.2.3 Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế là một Tỉnh nằm ở duyên hải miền Trung, tuy phải chịu nhiều trận lũ lụt, hạn hán nhưng sản xuất nông nghiệp trênđịa bàn Tỉnh không vì thế mà giảm đi, sản xuất nông nghiệp vẫnđược chú trọng dù đang tiến hành quá trình công nghiệp hóa, hiệnđại hóa cùng vớiđất nước.

Nhìn chung trong 3 năm trở lại đây, tình hình sản xuất lúa của tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều biếnđổi.

Bảng 1.2: Tình hình sản xuất lúa trênđịa bàn tỉnh Thừa Thiên Huếgiaiđoạn 2017 - 2019

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 +/- %

Diện tích (nghìn ha) 54,9 54,7 54,8 -0,1 99,8

Năng suất (tạ/ha) 59,6 61,1 59,6 0 100

Sản lượng ( nghìn tấn) 327,4 334,4 326,4 -1 99,7

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Qua bảng sốliệu 1.2 ta thấy năng suất lúaởThừa Thiên Huếkhá cao. Đỉnh điểm là năm 2018 năng suất đạt đến 61,1 tạ/ha, tăng 1,5 tạ/ha, tăng 2,5% so với năm 2018, sản lượng cả nămđạtđến 334,4 nghìn tấn, tăng 2,1% so với 2018.

Tỉnh Thừa Thiên Huế có mục tiêu đến năm 2025 phải ổn định diện tích gieo trồng lúa nước khoảng 51.000–52.000 ha/năm, năng suất lúa bình quânđạt trên 60 tạ/ha, diện tích lúa chất lượng cao đạt 17.000 ha, tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận đạt trên 98% diện tích gieo cấy, diện tích cánh đồng lúa mẫu lớn có liên kết trong tiêu thụ khoảng 5.500 ha….

Tuy mỗi năm phải chịu nhiều trận lũ lụt lớn, nhưng người dân Thừa Thiên Huếđã biết vượt qua khó khăn, tìm tòi các biện pháp khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng lúa gạo sản xuất ra. Bên cạnh đó được sự hỗ trợ của chính quyền

địa phương, Tỉnh, chính sách của Nhà nước mà sản xuất lúa của tỉnh Thừa Thiên Huế

CHƯƠNG 2 :ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA

CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN

XÃ LC BN, HUYN PHÚ LC, TNH THA THIÊN HU

2.1. Tổng quan vềđịa bàn nghiên cứu2.1.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị tríđịa lý

Lộc Bổn là một xãở đồng bằng bán sơnđịa cách thịtrấn Phú Lộc 18km vềphía nam và cách thành phố Huế 20km về phía Bắc. Có tọa độ địa lý từ 16017È đến 16023È vĩ độ

Bắc và từ107041È đến 107047È kinh độ Đông.

Địa giới hành chính của xã nhưsau:

- PhíaĐông giáp xã Lộc Sơn, xã Lộc An huyện Phú Lộc - Phía Tây giáp thịxã Hương Thủy

- Phía Nam giáp xã Xuân Lộc, huyện Phú Lộc và xã Dương Hòa, thị xã Hương Thủy - Phía Bắc giáp với xã Thủy Phù, thịxã Hương Thủy

Giao thông có hai trục chính là đường sắt xuyên qua và có đường Quốc lộ 1A đi qua, hiện tại nằm tiếp giáp với thị xã Hương Thủy và thị xã Lộc Sơn trong tương lai, do

đố tạođiều kiện thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán trên thị trường ở cả 3 miền Bắc,

Một phần của tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)