Tình hình sản xuất lúa của các hộ nông dân điều tra

Một phần của tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 48)

5. Cấu trúc luận văn

2.3.Tình hình sản xuất lúa của các hộ nông dân điều tra

2.3.1 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra

2.3.1.1. Tình hình nhân khẩu và laođộng của các hộ

Đểphân tích hiệu quảkinh tếsản xuất lúa trênđịa bàn nghiên cứu, 40 hộđãđược lựa chọnđiều tra. Các hộ được chọnđiều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẩu nhiên. Tình hình chung của các hộđiều tra thểhiệnởbảng 2.4

Bảng 2.4 :Đặcđiểm chung của các hộ điều tra

1.Sốhộ Hộ 40

2. Tuổi chủhộBQ/hộ Tuổi 51,725

- Kinh nghiệm sản xuất lúa BQ/hộ Năm 14,745

3. Trìnhđộvăn hóa chủhộBQ/hộ Lớp 6,325 4. Tổng sốnhân khẩu Khẩu 107,5 - Sốnhân khẩu BQ/hộ Khẩu 5,375 5. Tổng sốlaođộng LĐ 39,5 -Sốlaođộng BQ/hộ LĐ 1,975 -Sốlaođộng sản xuất lúa BQ/hộ LĐ 1,675 (Nguồn: Sốliệuđiều tra năm 2020) Tuổ i chủ hộ

Trong gia đình, mọi hoạt động sản xuất phần lớn phụ thuộc vào ý kiến của chủhộ

do vậy chủ hộ có vai trò quan trọng trong việc đưa ra một quyết định sản xuất kinh doanh. Với những hộ điều tra, tuổi chủ hộ bình quân là 51,72 tuổi. Đây là độ tuổi mà kinh nghiệm sản xuất lúa tích lũyđược khá phong phú, tuy nhiên đối với việc tiếp thu các phương pháp sản xuất mới, tiến bộkhoa học kĩ thuật thì không dễdàng bởi tuổi càng cao thì khả năng tiếp thu và áp dụng những đổi mới càng khó khăn. Độ tuổi giữa các nhóm hộ có sự chênh lệch không nhiều lắm. Với những kiến thức tích lũy được trong nhiều năm sản xuất, các chủhộ đã có nhiều biện pháp canh tác và chăm sóc lúa.

Trìnhđộvăn hóa

Trìnhđộ văn hóa là yếu tốquan trọngảnh hưởng đến khả năng nhận thức lối sống, khả năng tiếp thu và ứng dụng nhữngđổi mới vềphương pháp, kỹthuật sản xuất.

Trong phạm vi nghiên cứuở đây tôi chỉ xét trìnhđộvăn hóa của người được phỏng vấn, mặc dù con số này chưa đủ thuyết phục về trình độ văn hóa của lao động nông nghiệp trong xã. Nhưng qua điều tra đây là những người tôi trực tiếp phỏng vấn là

người chịu trách nhiệm chính trong việc sản xuất lúa. Nhìn chung, trình độvăn hóa bình quân của xã là 6,325. Đây là mức văn hóa có thểnói là khá cao, với trìnhđộ văn hóa ở

mức này, khảnăng tiếp cận thị trường, áp dụng biện pháp kĩthuật, tham gia các lớp tập huấn cóphần thuận lợi hơn.

Tình hình nhân khẩ u

Nhân khẩu bình quân trên hộ là 5,375. Số lượng nhân khẩuở mức này là khá cao. Mức nhân khẩu cao tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động lực lượng lao động và hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, mức nhân khẩu cao cũng tạo ra một gánh nặng nào đólà gây khó khăn trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tình hình laođộng

Nguồn lao động dồi dào sẽtạođiều kiện thuận lợi cho các nông hộ trong quá trình canh tác cũng nhưthu hoạch. Quađiều tra thực tế, hiện nayởhộnông dân chủyếu tham gia sản xuất nông nghiệp là laođộng lớn tuổi trong gia đình, còn laođộng trẻ vẫn tham gia nhưng theo mùa vụ. Có nghĩa là lực lượng lao động này vẫn làm các ngành nghềphi nông nghiệp khác như: thợ nề, công nhân tại các xí nghiệp,... tuy nhiênđến mùa vụnhư

gieo cấy và thu hoạch thì họvẫn tham gia. Nhưvậy, có thểthấy hiện nay tại các hộ gia

đình lượng công lao động gia đình không còn nhiều như trước, để sản xuất họ phải sử

dụng laođộng thuêngoài một sốkhâu.

2.3.1.2. Tình hình vềtrang thiết bị sản xuất của các hộđiều tra

Bên cạnh lao động, vốn,đất đai thì tưliệu sản xuất là yếu tố không thểthiếu đối với bất kỳngành sản xuất vật chất nào. Tưliệu sản xuất nói lên trìnhđộ sản xuất và quy mô sản xuất của mộtđơn vị, địa phương… hiện nay, tưliệu sản xuất của các nông hộ đã

được HTX cung cấp, hỗ trợ như: trâu, bò cày kéo, máy cày, máy bơm nước, máy tuốt lúa...Điều quan trọng lànông dân phải có đủ vốnđể đầu tưphân, thuốc các loại, giống,

đặc biệt là phí các khâu dịch vụnhưphí thuỷlợi, làmđất, phítuốt lúa, phíthu hoạch. Tất cảđiều này làm cho việc trang bịtưliệu sản xuất của các hộ rất thấp.Điều nàyđược thể

hiện qua bảng sau:

Bảng 2.5: Tình hình trang bịtưliệu sản xuất của các hộ điều tra (BQ/hộ)

STT Loại TLSX ĐVT Sốlượng Giá trị

1 Cày tay Cái 0,125 150

2 Cày máy Cái 0,02 400 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 Trâu Con 0,15 1750

4 Bình xịt thuốc Bình 1 202,5

5 Máy cày công nghiệp Máy 0,025 3750

6 Máy thu hoạch Máy 0 0

Tổng 6252,5

(Nguồn: Sốliệuđiều tra năm 2020)

Đối với sản xuất nông nghiệp, bình quân chi phí mà mỗi hộđầu tưtrang bị tư liệu sản xuất là 6,25 triệu đồng. Và các tư liệu nàyđược trang bị để sử dụng để thực hiện hoạtđộng sản xuất cho nhiều cây trồng khác nhau của mỗi hộ.

Các tư liệu sản xuất như cày tay, cày máy, trâu, mày cày công nghiệp chỉ được một vài hộtrang bị, còn phần lớn bà con nông dânđi thuê máy.

Bình xịt thuốc là tưliệu cần thiết trong việc phòng trừsâu bệnh, diệt cỏdại hại lúa, bên cạnhđó chi phí cho một bình thuốc là không quá lớn, dođó mỗi hộ đều trang bị đây

đủloại tưliệu này với mức giá trung bình 202,5 nghìnđồng.

Máy thu hoạch vì giá trị của máy quá cao, nên người dân không đủ khả năng để

sắm máy này phục vụ sản xuất nên đa phần là người nông dân phải đi thuê khi thu hoạch lúa.

2.3.2 Chi phí, kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất của các hộ điều tra2.3.2.1.Chi phí sản xuất lúa của các hộđiều tra 2.3.2.1.Chi phí sản xuất lúa của các hộđiều tra

Chi phí sản xuất là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn kết quả sản xuất.Để

nâng cao hiệu quả kinh tếthì cần tối đa hóa doanh thu và tối thiểu hóa chi phí.Ở đây tối thiểu hóa chi phí cần phải được hiểu một cách rõ ràng nhất. Chúng ta cần phải đầu tư

vào khoản mục chi phí để nâng cao năng suất cây lúa, đồng thời phải đảm bảo được chất lượng của sản phẩm.

Bảng 2.6: Chi phí sản xuất bình quân/sào của các hộđiều tra (BQ/sào)

Chỉtiêu Đông Xuân Hè Thu BQC Giá trị (1000đ) Cơcấu (%) Giá trị (1000đ) Cơcấu (%) Giá trị (1000đ) cấu (%) 1.Chi phí trung gian 845,65 64,90 860,09 65,28 852,87 65,09

1.1. Giống 100 7,67 90 6,75 95 7,25 1.2. Phân bón 357,67 27,45 359,71 27,30 358,69 27,37 Phânđạm 36,05 2,77 37,01 2,81 36,53 2,79 Phân lân 80 6,14 80,15 6,08 80,075 6,11 Phân kali 41,7 3,20 42,18 3,20 41,94 3,2 Phân NPK 199,92 15,34 200,37 15,21 200,145 15,27 1.3. Thuốc BVTV 117,76 9,04 123,65 9,38 120,705 9,21 1.4. Thủy lợi 90,96 6,98 88,365 6,71 89,66 6,84 1.5. Thuê máy 179,26 13,76 198,365 15,06 188,81 14,41 2.Chi phí tựcó 457,31 35,1 457,31 34,72 457,31 34,91 Laođộng tựcócủa hộ 457,31 35,1 457,31 34,72 457,31 34,91 Tổng chi phí 1302,96 100 1317,4 100 1310,18 100 (Nguồn: Sốliệuđiều tra năm 2020)

Đối với sản xuất lúa, việcđầu tư các khoản chi phí có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và hiệu quảcủa quá trình sản xuất. Xác định được chi phí sản xuất sẽgiúp cho các chủ hộ có những tính toán nhằmđiều chỉnh hợp lýtrong việc sửdụng các nguồn lực của

hộ, qua đó tìm phương án nhằm giảm được các chi phí không cần thiết đem lại nguồn thu nhập cao nhất.

Các chi phíđể sản xuất lúa bao gồm: chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc bảo vệthực vật, chi phíthủy lợi phívà chi phí công laođộng…

Qua bảng 2.5 ta thấy tổng chi phí bình quân một năm của các hộ là 1310,18 nghìn

đồng/ sào. VụHè Thu có tổng chi phí bình quân là 1317,4 nghìnđồng cao hơn vụ Đông Xuân 14,44 nghìn đồng.

Vềchi phí giống, trung bình một sào đất mỗi hộ phải chi ra 95 nghìnđồngđể mua hạt giống, chiếm 7,25% trong tổng chi phí, trongđóvụ Đông Xuân chi 100 nghìnđồng, vụHè Thu chi 90 nghìnđồng.

Về phân bón, chi phí bình quân một năm là 385,69 nghìn đồng/sào, trong đó vụ Đông Xuân chi 357,67 nghìn đồng/sào chiếm 27,45% trên tổng chi phí của vụ, vụ Hè Thu chi nhiều hơn vụ Đông Xuân 359,71 nghìn đồng/sào chiếm 27,30%. Chi phí phân bón vụ Hè Thu cao hơn vì các hộ nông dân vẫn còn theo thói quen bón phân theo tập quán canh tác truyền thống, xem trọng hiệu quả nông học để đạt năng suất cao hơn là quan tâm đến lợi nhuận và hiệu quả kinh tế trong dài hạn. Điều này sẽlàm tăng chi phí

giáthành sản xuất.

Các loại phân bón mà các hộ sử dụng chủ yếu là phân ure, NPK, kali. Các hộ nông dân hầu như không còn sửdụng phân chuồng và phân lân đơn vì phân lân rất khó trong quá trình xửlý trước khi sửdụng và bón. Phân NPKđược các hộsửdụng nhiều nhất để

bón cho lúa, trung bình mỗi sào mỗi hộ bỏ ra 200,145 nghìn đồng, trong đó vụ Đông Xuân chi 199,92 nghìn đồng, vụ HT chi 200,37 nghìn đồng. Do sửdụng phân NPK khá

nhiều nên lượng phânđạm, lân , kali các hộ sửdụng ít hơn. Trung bình mỗi hộmột sào bỏra 36,53 nghìn đồng phân đạm chiếm 2,79% tổng chi phí và bỏra 41,94 nghìn đồng phân kali chiếm 3,2% tổng chi phí, bỏ ra 80,075 nghìnđồng phân lân chiếm 6,11% tổng chi phí. Trong tổng chi phí bỏ ra cho phân bón, chi phí dành cho phân tổng hợp NPK là lớn nhất 200,145 nghìn đồng/sào. Các loại phân NPK mà người nông dân thường dùng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

là: 16-16-8, 20-20-15,...Tuy nhiên theo điều tra người dân chủ yếu sử dụng loại NPK tổng hợp 16-16-8 tức làtrong 100kg phân trên thì có 16kgĐạm nguyên chất, 16kg lân và 8kg Kali.

Như vậy, vụ ĐX và vụ HT sử dụng lượng phân có sự chênh lệch không đáng kể. Hầu hết nông dân ở đây đều sử dụng phân hóa học, ảnh hưởng của phân hóa học lại phụ thuộc rất lớn vào phương pháp và thời điểm bón phân của các nông hộ. Vì vậy, việc tập huấn kĩ thuật bón phân nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phân hóa học là rất quan trọng đểnâng cao năng suất, giảm chi phí.

Với những loại đất ruộng khác nhau, hộ nông dânđã sửdụng khối lượng từng loại phân bón khác nhau phùhợp với yêu cầu từng loại ruộng đất. Bón đúng loại phân, bón

đủ lượng phân theo nhu cầu sinh lý ở từng giaiđoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa thì người dân sẽthuđược năng suất lúa ngày càng cao.

Ngoài ra chi phí giống và phân bón thì thuốc BVTV cũng là một khoản chi phí khá lớn mà các hộ phải đầu tư để đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Trung bình một sào mỗi hộphải đầu tư 120,705 nghìnđồng chi phí thuốc BVTV chiếm 9,21% trong tổng chi phí, trong đó vụ ĐX đầu tư bình quân 117,76 nghìn đồng/sào, vụ HT 123,65 nghìn đồng/sào. Sự chênh lệch giữa hai vụ là khá lớn. Nguyên nhân chính là do vụHè Thu thời tiết khô hanh, sâu bọ, dịch bệnh cóđiều kiện sinh sôi, nảy nở, gây hại và kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Vì vậy, chi phí thuốc BVTV mà hộ

nông dân bỏra trong vụĐông Xuân lớn hơn vụ Hè Thu. Các loại thuốc BVTV mà các hộ

sử dụng thường là các loại thuốc hóa học trừ sâu, nấm, đạo ôn và các loại thuốc kích thích sinh trưởng, kích thích dưỡng lá,…Những loại thuốc này có giá trị khá cao làm tăng chi phí đầu tưmỗi hộ.

Chi phí cho thủy lợi để sản xuất lúa chiếm tỉ lệ cũng khá lớn trong tổng chi phí. Trung bình một sào mỗi hộbỏra 89,66 nghìnđồng chiếm 6,84% tổng chi phí.

Chi phí thuê máy như máy cày, máy thu hoạch cũng chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng chi phí, trung bình phí thuê máy là 188,81 nghìnđồng/sào chiếm 14,41% tổng chi phí.

Bên cạnh các chi phí đã sử dụng ở trên thì chi phí lao động cũng là một khoản chi phí khá lớn. Sản xuất lúa vẫn còn gặp nhiều khó khăn, chi phí dành cho các dịch vụthuê ngoài tăng cao trong khi giálúa lại không ổnđịnh. Vì vậy, người dân chủ yếu“lấy công làm lãi”, lao động gia đình chiếm phần lớn trong các khâu sản xuất lúa: làm đất, gieo, trồng, chăm sóc, thu hoạch. Chi phí laođộng được hạch toán theo chi phí cơ hội với giá

một ngày công là 200 nghìn đồng. Trung bình 1 sào lúa mỗi hộ sử dụng 457,31 nghìn

đồng. Trong tổng chi phí công lao động gia đình, công chăm sóc chiếm nhiều. Bởi người nông dân phải thường xuyên thăm đồng theo từng giai đoạn lúa trường thành để

kịp thời phát hiện dấu hiệu của sâu hại hay dịch bệnh.

Nhìn chung vụ Hè Thu có mức đầu tư ở các hộ đều lớn hơn so với mức đầu tư ở

vụ Đông Xuân. Qua đócho thấy vụ Hè Thu bị ảnh hưởng về điều kiện thời tiết khí hậu cho nên chi phí tăng lên cao hơn.

2.3.2.2. Kết quảsản xuất lúa của các hộđiều tra

Các chỉtiêu kết quảvà hiệu quảđược tính toánđể đưa ra các biện pháp phù hợpđể

các hộ trồng lúa cải tiến sản xuất, nâng cao hiệu quả và tiêu thụ. Giá trị sản xuất (GO), chi phí sản xuất trung gian (IC) và giá trị gia tăng (VA) là ba chỉ chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quảsản xuất. Đồng thời, các chỉ tiêu GO/IC, VA/IC là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quảsản xuất.

Năng suất và sản lượng là hai chỉ tiêu quan trọng phảnánh kết quả sản xuất của hộ

nông dân. Đạt được năng suất cao đồng nghĩa với việc hộ nông dân đã đầu tư các yếu tố đầu vào nhưgiống, phân bón, thuốc bảo vệthực vật…một cách hợp lí. Bảng 2.7: Diện tích, năng suất và sản lượng của các hộ điều tra năm 2020 (BQ/ hộ) Chỉ tiêu ĐVT Đông Xuân Hè Thu BQC So sánhĐX-HT +/- % 1.Diện tích Sào 5,095 5,095 5,095 0 0 2.Năng suất Tạ/sào 3,175 2,986 3,081 0,189 6,33

3.Sản lượng Tạ 16,20 15,25 15,725 0,95 6,23

(Nguồn: Sốliệuđiều tra năm 2020) Qua bảng cho thấy, diện tích gieo trồng trong các mùa vụ không có sự khác nhau, người nông dân đã tận dụng triệt để diện tích ruộng vốn có để đầu tư sản xuất. Tuy nhiên, do tính chất điều kiện thời tiết khác nhau giữa các mùa trong năm nên năng suất lúa trong các mùa vụ khác nhau. Điều kiện thời tiết vào vụ Đông Xuân thường mát mẻ, cólượng phù sa bồi đắp nên cây lúa phát triển thuận lợi, còn vụHè Thu do khí hậu nóng

ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển cộng thêm các thiên tai như lũ lụt, hạn hán dođónăng suất của vụ Đông Xuân thường cao hơn vụHèThu.

Năng suất bình quân chung vụ ĐX là 3,175 tạ/sào, trong khi vụHT là 2,986 tạ/sào. Vụ ĐX cao hơn vụ HT chiếm 0,189 tạ/sào, chiếm tỷ lệcao hơn là vụ HT là 6,33%. Sản lượng lúa bình quân chung của hộvụĐX là 16,20 tạ/hộ, vụHT có sản lượng lúa là15,25 tạ/hộ. Vụ ĐX cósản lượng lúa cao hơn vụHT là 0,95 tạ/hộchiếm tỷlệ6,23%.

2.3.2.3. Hiệu quảkinh tếsản xuất lúa của các hộđiều tra

Bất cứ một hoạt động sản xuất nào đều mong muốnđạt được kết quả và hiệu quả

kinh tế kinh tếcao, hoạt động sản xuất lúa cũng thế. Giá trị sản xuất (GO), chi phí trung gian (IC) và giá trịgia tăng (VA) là 3 chỉtiêu quan trọng phản ánh kết quảsản xuất,đồng thời, các chỉ tiêu GO/IC,VA/IC,VA/GO là các chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quảsản xuất. Dưới đây làbảng phảnánh các chỉ tiêuảnh hưởngđến hiệu quảcủa các hộ.

Một phần của tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 48)