Giải pháp về độ tin cậy

Một phần của tài liệu Khóa luận Nâng cao chất lượng dịch vụ tại DMZ Bar – Công ty cổ phần du lịch DMZ (Trang 103 - 104)

5. Kết cấu đề tài

3.2.1.Giải pháp về độ tin cậy

Qua mô hình hồi quy tuyến tính bội cho thấy mức độ tin cậy là yếu tố tác động đến sự hài lòng của KH. Đồng thời dựa vào kết quả thống kê giá trị trung bình của các tiêu chí trong nhóm mức độ tin cậy biến “Vệ sinh an toàn thực phẩm và dụng cụ ăn uống được đảm bảo” số lượng KH không đồng ý cao hơn so với các

biến còn lại vì KH không tận mắt chứng kiến quá trình chế biến thực phẩm, nên có một số KH chưa tin tưởng vào sự an toàn thực phẩm của nhà hàng. Hay một số

dụng cụ ăn uống chưa được vệ sinh sạch làm khách hàng cảm thấy không an tâm

khi sử dụng. Hầu hết khách hàng chỉ đánh giá ở mức độ đồng ý, điều đó cho thấy nhà hàng chưa thật sự thuyết phục hoàn toàn được khách hàngở khâu phục vụ này.

Giải pháp nâng cao độ tincậy:

• Bố trí lại không gian hợp lí, tìmđường ngắn nhất thuận lợi cho cả nhân viên phục vụ khi bưng bê để giảm thời gian chờ đợi của khách hàng.

• Lắng nghe thật rõ nhu cầu của khách hàng để tránh nhầm lẫn, sai sót dẫn đến

những tình huống không đáng có ví dụ như ghi sai món, sai đồ uống... gây

mất thời gian

• Nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm để tạo lòng tin nơi khách

hàng, nguyên liệu đầu vào phải được tìm hiểu kĩ càng, chỉ nhập nguyên liệu ở những đầu mối rõ ràng và đảm bảo. Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật chế biến món ăn, đặc biệt là yêu cầu xử lý nhiệt độ và thời gian nấu chín các món ăn,

không sử dụng các loại phụ gia thực phẩm, phẩm màu, chất ngọt tổng hợp

nằm trong danh mục bị cấm theo quy định của bộ Y tế.

• Đảm bảo vệ sinh khu vực xung quanh nhà hàng, cần phải có sự bố trí hợp lí đảm bảo vệ sinh và tạo điều kiện thuận lợi cho việc lau chùi, tẩy rửa, khử

• Các đồ dùng dùng để đựng đồ ăn phải được làm bằng vật liệu không độc hại và thường xuyên được lau chùi sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh. Đảm bảo có các

thiết bị và thực hiện quy trình làm vệ sinh các dụng cụ chế biến, phục vụ ăn

uống theo thứ tự các bước: rửa- tráng - khử trùng - lau khô.

• Đa dạng hóa thực đơn các món ăn: Ngoài những món ăn đã có trong thực đơn, nhà hàng cần dựa vào nhu cầu của khách để chế biến các món ăn mới

lạ, đặc sắc tránh sự nhàm chán cho khách khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của

nhà hàng nhiều lần nhưng vẫn mang bản sắc hương vị riêng của mình. Thực đơn của nhà hàng có nhiều món ăn Việt Nam và món ăn châu Âu khá phong

phú. Tuy nhiên nhà hàng cần bổ sung thêm các món ăn đặc trưng của các nước tiêu biêu như Hàn, Pháp, Ý, Anh,…và cần có một thực đơn riêng về các món ăn đặc trưng của Huế.

• Đa dạng hóa đồ uống: Ngoài những đồ uống có sẵn trong nhà hàng, cần bổ

sung những đồ uống đặc trưng, đặc sản của từng vùng. Cần bổ sung sung

thêm các loại đồ uống pha chế nhằm tăng thêm sự đa dạng trong sản phẩm

dịch vụ. Khách sẽ cảm thấy rất thú vị khi vừa ngồi uống, vừa được xem

Bartender trình diễn nghệ thuật pha chế.

Một phần của tài liệu Khóa luận Nâng cao chất lượng dịch vụ tại DMZ Bar – Công ty cổ phần du lịch DMZ (Trang 103 - 104)