5. Kết cấu của đề tài
2.1.3. Dịch vụ thanh toán điện tử Tỉnh Thừa Thiên Huế
Thanh toán điện tử là xu hướng tất yếu trong bối cảnh của Cách mạng công nghiệp 4.0, theo Quyết định số 1000/QĐ-UBND Tỉnh Thừa Thiên Huếphê duyệt ngày 16/4/2020 là áp dụng các hình thức thanh toán hiện đại, phù hợp với điều kiện và đặc
điểm của tỉnh, nâng tỷlệ người dân có tài khoản tại ngân hàng tại trung tâm thành phố, thị trấn các huyện, thành phố đạt ít nhất 70% vào cuối năm 2025; số doanh nghiệp
thanh toán điện tử trên địa bàn ở mức từ 70 –80% trở lên trong tổng sốdoanh nghiệp thanh toán qua hệthống ngân hàng; 100% các bệnh viện, trường học, các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông trên địa bàn tỉnh phối hợp với các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thu tiền học phí, viện phí, tiền điện,… bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, ưu tiên chấp nhận hình thức thanh toán qua điện thoại di động, thanh toán qua thiết bịchấp nhận thẻ.
Tỉnh đãđềra nhiều giải pháp đểphát triển thanh toán không dùng tiền mặt như sau:
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo, tập huấn hướng dẫn và bảo vệ người tiêu dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt.
- Các sở, ngành, UBND các huyện, thành phốtriều khai kịp thời các cơ chếchính sách về thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủvà các Bộ, ngành và UBND tỉnh.
- Phát triển các hệ thống và dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại điểm bán lẻ trên địa bàn tỉnh.
-Thúc đẩy các hệthống và dịch vụthanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực dịch vụhành chính công.
- Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin, phát triển mạnh các phương thức thanh toán điện tử.
- Các tổchức tín dụng tăng cường các biện pháp an ninh, tiêu chuẩn bảo mật mới, đảm bảo an ninh, an toàn cho hệthống thanh toán điện tử. (Theo thuathienhue.gov.vn)