7. Cấu trúc luận văn
3.2.4.3. Motif “Ngài hóa”
Để trở thành nhân vật linh thần trong truyền thuyết, phần lớn những người anh hùng không chỉ được sinh ra thần kỳ, lập nên những chiến công phi thường lúc
115
sinh thời mà còn thể hiện sự lạ hóa ở phần chung cục sau khi chết mà dân gian gọi là “hiển Thánh” hay “Ngài hóa”. Điều này biểu hiện niềm tin vĩnh cửu vào sự bất tử và hiển linh của người anh hùng. Ngoài ra, thể hiện sự lạ hóaở cái chết là cách dân gian hóa giải những nghịch lý trong quy luật đời người và những nghịch lý trong quy luật tình cảm của mình trước sự hiển Thánhcủa nhân vật linh thần. “Ngài hóa” là một khái niệm chỉ về sự chuyển đổi không gian sinh tồn, từ cõi trần về cõi thiêng. Dân gian không muốn tin người anh hùng phải chết, nhưng cũng đành chấp nhận cái chết ấy, song, theo khuynh hướng linh thiêng hóa. Nghĩa là người anh hùng trở về trời, hiển Thánh sau khi đã hoàn tất sứ mệnh mà lịch sử và nhân dân giao phó. Và, với vai trò mới này, trong niềm tin và tín ngưỡng của mình nhân dân cho rằng người anh hùng đã trở thành linh thần và luôn trong tư thế sẵn sàng hiển linh âm phù người đời sau trong các công cuộc.
Theo truyền thuyết, thông thường có các hình thức “Ngài hóa” như người anh hùng không bệnh tự nhiên mất như linh thần Ngọ Sơn đại vương (D.6), linh thần Lý Hoảng (C.19), bay lên trời như linh thần Thiên Bồng đại vương (D.1), linh thần Đường Hoàng (D.21), linh thần Đô công (D.33), linh thần Đoàn Thượng Đông Hải đại vương (G.10), linh thần Thiên Y a Na thánh mẫu cùng hai con bay vút lên trời (D.48); đi xuống biển (dưới hình thức trẫm mình hoặc bị nước cuốn trôi)
như linh thần Thiện, Quang hóa (D.7), linh thần Trưng Trắc, Trưng Nhị (Nói về sự tích bà Trưng Trắc, bà Trưng Nhị, Trưng Vương, bản khác của truyện C.7), linh thần nàng Ngọc (D.39), linh thần Đinh Công Tuấn (D.40), linh thần Dương Trực (D.43);đi vào núi mất tích như linh thần Trưng Trắc, Trưng Nhị (C.7, Chế thắng nhị Trưng phu nhân, Truyện Trưng Vương, bản khác của truyện C.7); hóa thần,
hóa thánh như linh thần Nguyễn Tuấn - Nguyễn Tùng - Tản Viên Sơn Thánh
(D.5), linh thần Lê Ngọc Bái (C.30), linh thầnĐại thánh Khai thiên Nghĩa tồn Bình đẳng Hành thiện Bồ tát Chân nhân (D.47); bị giết hại hoặc bị đánh chết như linh thầnLý Tiến (C.3), linh thần Mộc Hoàn (G.4), linh thần Đỗ Cảnh Thạc Độc nhĩ Đại vương (D.34), linh thần Đoàn Thượng Đông Hải đại vương (G.10); chết sau khi
116
Thiên Hắc Đế (D.49); hóa vật thiêng như linh thần Thiện, Quang (D.7), linh thần Hùng Hải, Đỗ Huy (D.10), linh thần Anh Công, Dực Công (D.11); tự hiến tế như linh thần Nguyễn Cơ (C.23), linh thầnCông chúa Mai Châu (C.33).
Nhìn chung, motif “Ngài hóa” là một trong những hạt nhân quan trọng của loại truyền thuyết linh thần. Nó là kết quả của ý niệm về sự sống, cái chết, kiếp sống, cõi sống của dân gian. Khác với kiếp sống của người trần, hiện tượng “Ngài hóa” thường ly kỳ và thiêng liêng. Nó là một chiều ngược lại của “hiển linh” và tiền đề cho sự “hiển linh”. Có “hóa” thì mới có “hiển linh” được.