Khái niệm về linh thần

Một phần của tài liệu linh thần trong truyền thuyết việt nam (Trang 25 - 28)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.1. Khái niệm về linh thần

Giữa linh thần với đời sống tâm linh, tín ngưỡng người Việt có mối quan hệ khắng khít. Vì vậy, để triển khai đề tài, chúng tôi thấy cần làm rõ một số khái niệm công cụ sau đây.

Trước hết, cần hiểu linh thần là gì? Mối quan hệ giữa linh thần với đời sống tâm linh, tín ngưỡng được biểu hiện như thế nào?

Có nhiều cách hiểu về khái niệm linh thần. Có người cho rằng linh thần

thần linhlà một khái niệm vì cả hai đều là từ Hán - Việt và chỉ khác nhau ở trật tự từ. Cái gốc khái niệm này phải bắt đầu từ “thần”. Đây là một thực thể siêu phàm. Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới của Jean Chevalier, Alain Gheerbrant (NXB Đà

26

Nẵng, Trường Viết văn Nguyễn Du, 2002) giới thuyết về thần như sau: “Trong phần lớn những truyền thuyết xa xưa đều cho là mỗi con người có một thần linh đi kèm, gọi bằng nhiều tên khác nhau: là bản sao, quỷ thần hai vai, thiên thần hộ mệnh, vị cố vấn, trực giác của người đó, là tiếng nói của một lương tri siêu lí trí. Thần tượng trưng cho tia ánh sáng không thể bị khống chế và tạo ra niềm kiên tín sâu sắc nhất và mãnh liệt nhất. Thần tượng trưng cho bản thể tinh thần, tồn tại trong mỗi con người, xét về mặt thể xác hoặc tinh thần.” [40, tr.878]. Còn Nguyễn Đăng Duy thì cho rằng “Thần là vị tài giỏi phán bảo mọi điều mọi nhẽ” [16, tr.86]. Ở quan niệm thứ nhất, thần vừa là tượng trưng cho sự cao quý, siêu nghiệm, vừa gắn bó trong một con người. Điều đó cho thấy thần linh chính là sản phẩm của trí tuệ con người. Quan niệm thứ hai đề cập đến năng lực của thần. Đó là sự tiên nghiệm, tiên đoán. Trên đại thể thần là một năng lực siêu phàm. Tuy nhiên, trên thực tế, người ta thường gắn thần linh với những cá thể lịch sử có ý nghĩa đối với đời sống cộng đồng qua các thời đại. Đối với người Việt nói chung, thần là các vị có công dựng làng, giữ nước, tổ nghề, là biểu tượng gắn với cuộc sống địa phương. Bên cạnh đó, trong tâm linh người Việt xưa, thần là những vị hộ mệnh thiêng liêng cho cuộc sống nhằm chiến thắng thiên tai, địch họa, cuộc sống ăn nên làm ra của con người. Người Việt xem thần với người như đồng hành, ở đâu có người cư trú thì ở đó có thần.

Nếu thần hay thần linh là một khái niệm mang ý nghĩa khái quát, chỉ các vị thần nói chung thì linh thần trong truyền thuyết là một khái niệm dùng để chỉ sự hiển linh, linh thiêng, linh ứng, linh phù, oai linh, linh nghiệm,… của các vị vốn được “hóa thân” của đời trước nay hiện lên để phò trợ cho đời sau. “Người ta thường rất hay tin rằng linh hồn của vị thần đã hóa thân, sau khi chết sẽ chuyển vào một hiện thân khác của vị thần ấy” [39, tr.475].

Khái niệm linh thần còn dùng để khái quát sự hiển linh của các vị tổ nghề, các vị có công khai khẩn vùng đất mới, phù trợ cuộc sống yên bình và bảo vệ an nguy cho dân. Tóm lại, linh thần là khái niệm dùng để chỉ sự hiển linh của các vị “hóa Thánh” có khả năng trừ gian diệt ác, trấn yểm ma quỷ, tà thần ... Sự hiển linh

27

của các vị thần trong truyền thuyết được biểu hiện hoặc ở dạng trực tiếp “hữu hình” qua mô tả hình dáng hoặc ở dạng gián tiếp được “truyền lưu” trong lời kể, truyền tụng của dân gian. Và điều quan trọng là thần linhtồn tại ở một thế giới khác ta, khi hiển linh là chuyển sang thế giới thực tại. Đó là sự chuyển đổi vị trí của thần linh

giữa hai thế giới tồn tại song song.

Như vậy khái niệm linh thầnđược xác định gồm những tiêu chí sau:

Thứ nhất, linh thần là những vị có gốc tích từ thần linh hoặc hiển linh từ những người có công và đều hóa thân vào người đời sau. Dạng linh thần này thường có nguồn gốc từ thiên thần, nhiên thần (thủy thần, sơn thần, vật thần), là sự chuyển hóa từ thế giới trên trời hay là siêu phàm sang thế giới trần thế.

Thứ hai, linh thần phải có lực siêu phàm để trấn áp, chế ngự hoặc trợ giúp cho một đối tượng có liên quan.

Thứ ba, linh thầnxuất hiện dưới dạng người, hay vật hoặc vô hình

Trong cấu tạo cốt truyện của một truyền thuyết hay thần tích, nhân vật linh thần thường xuất hiện với ít nhất một trong ba tính chất trên. Tất cả các cách hiểu của chúng tôi về khái niệm linh thần kể trên suy cho cùng đều liên quan trực tiếp đến kết cấu của kiểu truyện về linh thần trong thần tích. Điều này sẽ được chúng tôi làm rõ trong phần mô tả đặc điểm cấu tạo của truyền thuyết linh thần.

Thực ra, khái niệm linh thầnthường gắn với khái niệm “hiển linh phù giúp” có nguồn gốc từ trong quan niệm của dân gian. Nếu trong truyền thuyết sự “hiển linh hóa thân” của linh thần đời trước vào nhân vật ở trần thế thì trong cổ tích đó là sự hiển linh của các đấng siêu nhiên như tiên (Đạo giáo), Phật, bụt (Phật giáo). Suy cho cùng, hình thức này trở thành một thủ pháp nghệ thuật không thể thiếu nhằm giúp nhân vật trong truyện hóa giải tình thế và đạt được ước mơ. Mô hình này đều có cùng một công thức: Thần linh, tiên, Phật (ở cõi Thiên giới) chuyển sang kiếp sống ở địa giới (tức trần gian) để thực hiện sứ mệnh phò trợ, giúp đỡ chủ yếu cho người lương thiện, yếu thế hay đang gặp trắc trở trong sự nghiệp lớn.

28

Một phần của tài liệu linh thần trong truyền thuyết việt nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)