7. Cấu trúc luận văn
3.2.4. Một số motif tiêu biểu
Về thuật ngữ motif
Motif vốn là thuật ngữ xuất hiện đầu tiên trong cuốn Từ điển âm nhạc Pháp (1703) nhằm chỉ những yếu tố lặp đi lặp lại trong âm nhạc.
Từ điển thuật ngữ văn họcđịnh nghĩa: “Motif từ tiếng Hán là mẫu đề, có thể chuyển thành các từ “khuôn”, “dạng” hoặc “kiểu” trong tiếng Việt, nhằm chỉ những thành tố, những bộ phận lớn hoặc nhỏ đã được hình thành bền vững và được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật, nhất là trong văn học nghệ thuật dân gian” [26, tr.192].
Motif được sử dụng phổ biến trong việc phân tích tác phẩm tự sự dân gian. Nguyễn Tấn Đắc quan niệm motif (và cả type) là “những phần tử đơn vị vừa mang tính đặc trưng vừa mang tính bền vững của truyện kể dân gian” [18, tr.11]. Có thể hình dung, motif là yếu tố khởi đầu, là thành tố trung tâm, là yếu tố hạt nhân cơ bản để hình thành nên cốt truyện. Những thành tố này tuy bền vững song lại được sử dụng hết sức cơ động, có thể tách rời, lắp ghép được. Chúng có đặc điểm là thường được lặp đi lặp lại trong tác phẩm folklore. Ở mỗi văn cảnh folklore khác nhau, chúng thường được biểu hiện một cách khác nhau. Trong câu chuyện, chúng luôn là những tình tiết có khả năng gây ấn tượng đặc biệt, có sức ám ảnh người nghe (người đọc). Nguyễn Tấn Đắc lưu ý thêm: “Trong khi thuật ngữ motif được dùng một cách
111
rất lỏng lẻo để đưa vào bất kỳ yếu tố nào tham gia vào truyện truyền miệng, cần phải nhớ rằng để trở thành một phần thật sự của truyện kể thì yếu tố đó phải có cái gì đó làm cho người ta nhớ và lặp đi lặp lại nó, nó phải khác với cái chung chung. Một bà mẹ thông thường không phải là một motif. Một bà mẹ hung ác trở thành một motif, vì ít ra người ta nghĩ rằng đó không phải là điều bình thường” [18, tr.28].
Từ đó Nguyễn Tấn Đắc định nghĩa: “motif là chỉ một phần nhỏ ở trong truyện, một thành tố tạo nên mẫu chuyện. Thông thường người ta xem motif là những phần nhỏ nào, những thành tố nào có thể tách rời được, có thể lắp ghép được, hay lặp đi lặp lại, và phải nhiều khác lạ, bất thường, đặc biệt” [17, tr.50].
Mỗi motif luôn hình thành từ một cơ sở văn hóa - xã hội nhất định, chứa đựng những tư tưởng thẩm mỹ nhất định. Về điều này, Nguyễn Tấn Đắc nhận xét: “Đối với người nghiên cứu, muốn tìm hiểu rộng ra nhiều nền văn hóa khác nhau, thì việc nghiên cứu motif rất quan trọng để chỉ ra mối quan hệ quốc tế. Đôi khi chúng chỉ có tính chất logic, chẳng qua là do quá trình tư duy giống nhau giữa các nơi trên thế giới mà thôi. Đôi khi chúng có tính chất lịch sử và cho thấy được con đường đã dẫn dắt từ truyện này đến truyện khác, hoặc là chúng có một nguồn gốc chung [18, tr.28].”
Lý thuyết về motif trên giúp chúng tôi vận dụng khảo sát các motif về linh thần trong truyền thuyết Việt Nam nhằm làm rõ những yếu tố được “lặp đi lặp lại, khác với cái chung chung, nhiều khác lạ, bất thường, đặc biệt” của các truyền thuyết về linh thần. Trên tư liệu khảo sát chúng tôi tìm được các motif: motif thụ thai và sinh nở thần kỳ; motif chiến công phi thường; motif hóa thân (“Ngài hóa”); motif hiển linh và motif giấc mơ, điềm báo.