7. Cấu trúc luận văn
3.1. Khái niệm “cấu tạo”
Thuật ngữ “cấu tạo” tác phẩm chúng tôi sử dụng ở đây đồng nghĩa với thuật ngữ “kết cấu” tác phẩm. Tuy nhiên việc tổ chức một tác phẩm văn học dân gian không thuần túy dựa trên yếu tố ngôn từ, do đó chúng tôi dùng khái niệm cấu tạo là nói đến tổng hợp các yếu tố ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Nhưng ở phạm vi luận văn, việc khảo sát lại tập trung vào cấu tạo tổ chức yếu tố ngôn từ là chính. Thuật ngữ này có liên quan đến một khái niệm khác: “cấu trúc” tác phẩm.
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa khái niệm “cấu trúc” như sau: “Cấu trúc là toàn bộ nói chung những quan hệ bên trong giữa các thành phần tạo nên một chỉnh thể” [95, tr.144], hay “Cấu trúc là một tổ chức được tạo nên bởi tương quan giữa cái cụ thể” [21, tr.14]. Khái niệm “cấu trúc” còn được định nghĩa trong công trình “150 thuật ngữ văn học”của tác giả Lại Nguyên Ân: “Cấu trúc là tổ chức nội tại, sự quan hệ qua lại giữa các yếu tố của văn bản văn học mà việc thay đổi một yếu tố nào đó sẽ kéo theo sự biến đổi của các yếu tố khác” [7, tr.38], hay là “Cấu trúc tác phẩm văn học bao gồm các yếu tố được đặt trong các cấp độ phụ thuộc lẫn nhau như sau: Tư tưởng - chủ đề (kể cả đề tài), hệ thống hình tượng (có thể gồm cả cốt truyện), kết cấu, ngôn từ” [7, tr.40].
Trong khi đó khái niệm “kết cấu” cũng được định nghĩa tương tự: “Kết cấu là sự sắp xếp, phân bố các thành phần hình thức nghệ thuật; tức là sự cấu tạo tác phẩm, tùy theo nội dung và thể tài” [7, tr.169]. Việc sử dụng cả ba thuật ngữ này với dụng ý: nếu dùng “cấu tạo” là chỉ chung các mặt biểu hiện; nếu dùng “kết cấu” là chỉ cách sắp xếp, tổ chức các yếu tố tác phẩm và khi nói “cấu trúc”, chúng tôi thiên về tính hệ thống, công thức trong kết cấu của nhóm tác phẩm.
Từ một số định nghĩa về vấn đề cấu tạo, cấu trúc, kết cấu tác phẩm văn học, luận văn tiến hành khảo sát đặc điểm cấu tạo truyền thuyết về linh thần ở bốn cấp
75
độ: cốt truyện, kiểu nhân vật, tình tiết (các dạng thức hiển linh của linh thần) và một số motif tiêu biểu.