Đánh giá tình hình tư liệu

Một phần của tài liệu linh thần trong truyền thuyết việt nam (Trang 39 - 40)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Đánh giá tình hình tư liệu

Việc thống kê và phân loại tư liệu là một nhiệm vụ khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với đề tài này. Theo Kiều Thu Hoạch: “Phân loại là tiền đề của nghiên cứu khoa học, và ngược lại từ nghiên cứu khoa học lại góp phần điều chỉnh các thao tác phân loại. Phân loại cũng có nghĩa là xác định đối tượng cả về hai mặt nội dung và hình thức, để từ đó, đặt đối tượng vào những ô phân loại thích hợp. Như vậy, việc phân loại hiển nhiên không thể tùy tiện, mà phải là kết quả của cả một quá trình những thao tác khoa học nghiêm túc, khởi đầu từ việc thẩm định, nắm bắt những tư liệu cụ thể”. [30, tr.142, 143]. Trên cơ sở đó, có thể thấy phân loại vừa giúp ta hiểu cơ cấu của thể loại đồng thời thông qua đó thấy rõ thêm đặc điểm của chúng. Tất cả vấn đề này bắt đầu từ việc lựa chọn nguồn tư liệu để khảo sát.

Để xác định đối tượng nghiên cứu cho đề tài, chúng tôi đã tiến hành khảo sát các tư liệu sau đây:

- Tổng tập văn học dân gian người Việt - Truyền thuyết dân gian người Việt

(tập 4, 5) (2004), NXB Khoa học xã hội.

- Việt điện u linh tập (1961), Lý Tế Xuyên, bản dịch của Lê Hữu Mục, Nhà sách Khai Trí.

- Lĩnh Nam chích quái, truyện cổ dân gian Việt Nam (sưu tập từ thế kỷ XV)

(1960), Vũ Quỳnh - Kiều Phú, NXB Văn hóa.

- 36 vị thần Thăng Long - Hà Nội, (2010), Hoàng Khôi, NXB Thanh Niên. - Truyền thuyết Việt Nam, (1998), NXB Văn hóa Thông tin.

- Truyền thuyết Việt Nam tập 1, (2001), Lã Duy Lan, NXB Văn hóa dân tộc. - Võ Phúc Châu (2011), Truyền thuyết dân gian về những cuộc khởi nghĩa

40

Ngoài ra, chúng tôi cũng tham khảo nguồn tư liệu từ luận án Tiến sĩ của Đỗ Thị Hồng Hạnh (2012), Đặc trưng thể loại truyền thuyết dân gian vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Truyền thuyết địa danh có liên quan đến nhân vật Nguyễn Ánh). Luận án dù chỉ bảo vệ cấp cơ sở nhưng điều chúng tôi quan tâm trước tiên là nguồn tư liệu tác phẩm khá phong phú. Đây là nguồn tư liệu về truyền thuyết phía Nam của đất nước, trong đó khá nhiều truyện chưa thấy ở những văn bản được phát hành từ trước tới nay trong các tuyển tập.

Thực ra, các tư liệu trên đây gồm những tư liệu gốc kể cả tư liệu nhuận sắc ở đời sau. Dù sao thì đây vẫn là nguồn tư liệu đáng tin cậy. Chúng tôi sẽ lần lượt khảo sát từng tư liệu này.

Cuốn Tổng tập văn học dân gian người Việt - Truyền thuyết dân gian người Việt (tập 4, 5), NXB Khoa học xã hội được xuất bản năm 2004 là tài liệu mới nhất được các nhà khoa học sưu tầm, chỉnh lý, bổ sung từ các nguồn tư liệu cổ một cách khoa học, cho nên chúng tôi xem là nguồn tư liệu chuẩn. Các truyền thuyết ở đây đã lấy từ các sách Việt điện u linh tập, Lĩnh Nam chích quái. Hiện nay hai tài liệu này vẫn được xem là cổ nhất ở nước ta ghi chép lại truyền thuyết, thần tích lưu hành từ thế kỷ XV.

Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo và đối chứng thêm các tuyển tập tác phẩm từ các sách: 36 vị thần Thăng Long - Hà Nội, Truyền thuyết Việt Nam, Truyền thuyết Việt Nam tập 1, Truyền thuyết dân gian về những cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Nam Bộ (1858 - 1918).

Đối với các tư liệu trên đây, chúng tôi có tiến hành kiểm tra thêm sự sai khác giữa nguồn cổ và mới. Đồng thời tham khảo thêm một số tư liệu bị lược bỏ khi đưa vào Tổng tập mà vì lý do nào đó các nhà nghiên cứu không chọn.

Một phần của tài liệu linh thần trong truyền thuyết việt nam (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)