Motif chiến công phi thường

Một phần của tài liệu linh thần trong truyền thuyết việt nam (Trang 113 - 114)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.4.2. Motif chiến công phi thường

Có thể nói, nhân vật linh thần trong truyền thuyết để lại dấu ấn đậm nét nơi người đời qua bao thế hệ là bởi những chiến công phi thường mà họ lập được lúc sinh thời. Đấy cũng là motif có giá trị khẳng định, tiếp nối motif sinh đẻ thần kì, đồng thời chuẩn bị cho motif “Ngài hóa” và motif hiển linh của nhân vật linh thần. Như vậy, chiến công phi thường là motif trung tâm của truyền thuyết về linh thần bởi miêu tả chiến công của người anh hùng lúc sinh thời là lí do tồn tại của nhân vật linh thần sau khi “Ngài hóa”. Motif này được trình bày qua hai biểu hiện: sức mạnh phi thường tự thân của nhân vật linh thần lúc sinh thời và sự âm phù dương thế của linh thần khi người anh hùng gặp hiểm nguy.

Biểu hiện thứ nhất, các nhân vật linh thần trong truyền thuyết thường có sức khỏe phi thường, có thể làm nên chiến công trong nháy mắt, chủ yếu là các linh thần thời Hùng Vương như Thiên Bồng đại vương (D.1), Nam Định đại vương (D.2), Hoằng công (D.3)… linh thần thời Bắc thuộc như Trưng Trắc, Trưng Nhị (C.7), Trù công, Thuận Nương (D.19)… linh thần thời Ngô - Đinh - Tiền Lê như Trình An Tể (G.6), Trần Lãm (C.14) …, linh thần thời Lý như Lê Phụng Hiểu (C.18), Lý Hoảng (C.19)… Các ngài đều là những người có sức mạnh lạ kỳ, với sức lực vượt ra khỏi những chiều kích đo đếm thông thường. Ở các ngài, tài dẹp giặc dữ, hung bạo chỉ trong phút chốc là tài năng nổi bật nhất. Vì thế, công trạng của các

114

ngài cũng trở thành những kì tích phi thường trong cái nhìn và tình cảm của nhân dân.

Biểu hiện tiếp theo của motif này là sự âm phù dương thế của linh thần khi người anh hùng gặp hiểm nguy nhằm giúp người anh hùng lập nên những chiến công như Thần Bản cảnh Út Sơn hiển linh trong giấc mộng của Cao Sơn, Quý Minh xin âm phù đánh giặc Thục (F.1), con trai vua Lạc Long Quân hiển linh xin âm phù Niệm Hưng đánh giặc Thục (G.2), Cao Sơn, Tần Thắng là bản cảnh ở Tiên Châu hiển linh xin tòng quân âm phù Hà Đại Liễu đánh giặc Tô Định, thắng trận sẽ cùng phối hưởng (F.3), vua Hùng, Xuân Dung công chúa hiển linh âm phù Hai Bà đánh giặc Tô Định (B.8), Bản cảnh Thành hoàng xin theo âm phù Quan Ải đại vương đánh giặc Ngô (E.20), Trương Hống, Trương Hát âm phù vua Lê Đại Hành đánh Tống (B.15), Lý Phục Man âm phù vua Trần Thái Tông đánh giặc Thát Đát (B.20), thần núi Đồng Cổ xin theo âm phù Lý Thái Tông đánh giặc Chiêm Thành và báo mộng xin chỉ chỗ lập đền thờ (B.21), thần miếu hiển linh giúp Trần Hưng Đạo đánh giặc Nguyên Mông (Nói về sự tích ông thánh Hưng Đạo, bản khác của truyện A.46), hồn cô gái bị giặc Minh bức hại biến thành con chồn cứu Lê Lợi thoát khỏi sự truy bức tìm diệt của quân Minh (B.27), Lạc Long Quân hiển linh cho Lê Lợi mượn gươm thần đánh giặc Minh (B.44).

Nếu như ở motif sinh nở thần kỳ, người anh hùng trong xác thân lịch sử phải hàm chứa năng lượng tích tụ từ các lực lương siêu tự nhiên thì ở motif chiến công phi thường, trong hình hài cá nhân người anh hùng lại chứa đựng sức mạnh của tập thể, cộng đồng. Nhờ sức mạnh ấy, người anh hùng đã lập nên được những chiến công phi thường và đấy cũng là tiền đề để người anh hùng sau khi hóa thân vào cõi thiêng liêng bất diệt quay trở lại hiển linh âm phù đời sau tiếp tục lập nên những chiến công, tiếp nối truyền thống dựng nước, giữ nước, bảo vệ cộng đồng dân tộc của cha ông.

Một phần của tài liệu linh thần trong truyền thuyết việt nam (Trang 113 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)