Pháp luật điều tiết các giao dịch tiền công ty

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý trong giai đoạn tiền công ty theo pháp luật Việt Nam (Trang 29 - 31)

7. Bố cục luận văn

1.3. Pháp luật điều tiết các giao dịch tiền công ty

1.3.1. Pháp luật điều tiết các giao dịch tiền công ty

Theo lý thuyết chung về luật tư, nghĩa vụ có hai nguồn gốc phát sinh căn bản là hành vi pháp lý và sự kiện pháp lý. Hành vi pháp lý chính là giao dịch . Đây là việc tạo lập hậu quả pháp lý (quyền và nghĩa vụ) bởi ý chí của đương

sự. Giao dịch lại được chia thành hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương. Điều này có nghĩa giao dịch tiền công ty cũng bao gồm các loại hợp đồng và cả hành vi pháp lý đơn phương trong thời kỳ trước đăng ký kinh doanh của công ty.

Mặt khác, các giao dịch tiền công ty với mục đích tạo ra một thực thể kinh doanh phải đảm bảo cân đối được các quyền và lợi ích giữa các thành viên giao kết hợp đồng với nhau, giữa thành viên công ty với công ty, và giữa công ty với cộng đồng. Sự đảm bảo này sẽ khó thực hiện được nếu không có một cơ chế điều tiết hợp lý. Lúc này, pháp luật chính là công cụ hữu hiệu nhất.

Như vậy, pháp luật điều chỉnh giao dịch tiền công ty phải bao quát, tổng hợp được các trường hợp phát sinh cả trong khoa học pháp lý lẫn thực tiễn. Nhìn chung, phạm vi này khá rộng và liên quan đến nhiều nguồn luật khác nhau.

Trước hết, giao dịch tiền công ty điều chỉnh các quan hệ tư, do đó, pháp luật điều tiết cũng phải theo cách thức của luật tư. Một vài vấn đề như giải quyết tranh chấp nội bộ công ty, quy định quyền lợi, trách nhiệm của các thành viên… đều có thể áp dụng các nội dung đã giao kết trong các giao dịch tiền công ty trên cơ sở không vi phạm điều cấm của pháp luật, không chống lại trật tự công cộng và không trái đạo đức xã hội.

Bên cạnh đó, do sự ảnh hưởng ngày càng lớn của các công ty đối với đời sống kinh tế - xã hội, các giao dịch tiền công ty lại có sự ràng buộc tương đối đến quyền lợi của nhiều đối tượng, nên pháp luật điều chỉnh vấn đề này cũng khá sâu rộng. Đôi lúc, pháp luật còn có sự can thiệp mạnh hơn vào các giao dịch ở giai đoạn này, đặc biệt là hơp đồng thành lập công ty đối với các loại giao dịch (hợp đồng) khác.

Giao dịch nói chung không chỉ đơn thuần là các hợp đồng song phương hay đa phương mà còn có thể có cả những hành vi pháp lý đơn phương. Giao

dịch tiền công ty cũng không ngoại lệ, điển hình là trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Các quy định về hành vi pháp lý đơn phương cũng được xem xét điều chỉnh thích đang đối với vấn đề này.

Tuy vậy, phải khẳng định nền tảng lý luận của việc thành lập công ty nói chung và giao dịch tiền công ty nói riêng là các vấn đề về tự do ý chí, tự do khế ước, tự do lập hội. Chúng góp phần chỉ ra cách thức thiết lập hệ thống pháp luật của công ty cũng như các nguồn hình thức của pháp luật về công ty. Các học thuyết trên ra đời, tồn tại và cổ vũ cho tự do kinh doanh. Theo đó, cá nhân, tổ chức được quyền thành lập công ty, thực hiện các giao dịch cần thiết phục vụ cho quá trình này. Thực tế ngày nay, các công ty chịu sự can thiệp khá sâu của pháp luật, tuy nhiên “sự can thiệp đó cũng chỉ là sự can thiệp vào quan hệ hợp đồng chứ pháp luật không thể buộc bất kỳ ai vào một nghĩa vụ cụ thể trong một công ty cụ thể ngoài ý chí của họ” [9, tr.12].

Tóm lại, phạm vi điều tiết của pháp luật đối với giao dịch tiền công ty khá rộng, bao gồm những quy định liên quan cả trong luật dân sự, thương mại, và hợp đồng trên nền tảng của thuyết tự do ý chí.

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý trong giai đoạn tiền công ty theo pháp luật Việt Nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)