7. Bố cục luận văn
2.1. Thực trạng xây dựng pháp luật công ty ở Việt Nam
Ở Việt Nam, luật công ty ra đời muộn và chậm phát triển so với các nước trên thế giới. Pháp luật về công ty xuất hiện ở Việt Nam vào thời kỳ Pháp thuộc, được ghi nhận trong các bộ dân luật và thương luật như Bộ luật Dân sự Bắc kỳ 1931, Bộ luật dân sự Trung Kỳ 1936, Bộ luật dân sự 1972, Bộ luật Thương Mại 1972. Các bộ luật này hầu như đều chịu ảnh hưởng khá lớn từ luật của Pháp. “Sự tồn tại của các hội dự phần và hội trách nhiệm có hạn chính là các hình thức của công ty giản đơn và sau này là những yếu tố đặc thù của hội buôn được kế thừa trong pháp luật về công ty thương mại” [21].
Có thể nói pháp luật công ty ở giai đoạn này còn mang tính sơ khai, tuy nhiên, các quy định lại khá chặt chẽ và hợp lý.
Đến thời kỳ đổi mới, sự ra đời của Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990 như một luồng gió mới, ghi nhận dấu ấn trong việc xây dựng pháp luật công ty ở Việt Nam. Hai đạo luật này đã thực sự có những bước cải tiến đáng kể trong cách tiếp cận và điều chỉnh vấn đề công ty.
Ở tầm khái quát hơn, Hiến pháp năm 1992 đã ghi nhận quyền tự do kinh doanh của công dân tại Điều 57. Các thành phần kinh tế đều được sản xuất, kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Những cơ sở hiến định này đã tạo điều kiện cho các loại hình công ty ra đời và phát triển mạnh mẽ trong những năm trở lại đây.
Tuy nhiên, các đạo luật kể trên chỉ là các bước khởi đầu. Bước ngoặt thực sự phải kể đến Luật doanh nghiệp 1999. Đây là đạo luật hợp nhất Luật Công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân 1990, hướng tới những cải cách tương đối toàn diện về doanh nghiệp nói chung và công ty nói riêng.
Gần đây nhất, Luật doanh nghiệp 2005 ra đời, thay thế Luật doanh nghiệp 1999, thực sự là thành quả và sự nổ lực đáng ghi nhận của các nhà lập pháp trong việc cố gắng tìm hiểu và đưa ra những quy định về công ty một cách xác đáng và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, pháp luật về công ty luôn được sửa đổi, thời gian giữa các lần sửa đổi cũng rất gần, do đó nảy sinh nhiều bất cập. Luật Doanh nghiệp 2005 tuy đã có sự thay mới về nội dung và cách thức xây dựng nhưng vẫn còn không ít khiếm khuyết. Những khiếm khuyết này không chỉ dẫn tới bất cập trong áp dụng và thực thi mà cả trong hoạt động xét xử.
Hiện nay, các loại nguồn chủ yếu của luật công ty Việt Nam bao gồm: Các văn bản quy phạm pháp luật (Hiến pháp, Bộ luật dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Phá sản, Luật kinh doanh bảo hiểm, … , các văn bản dưới luật); tiền lệ pháp; tập quán pháp; học thuyết pháp lý; lẽ công bằng hay lẽ phải.
Theo thời gian, pháp luật về công ty ở Việt Nam đã được quan tâm xây dựng và có sự điều chỉnh thích đáng.