Yếu tố ảnh hưởng đến giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam ở hưng yên (Trang 25 - 27)

Để nâng cao uy tín của mình, bản thân ngân hàng phải quan tâm đến từng mặt nghiệp vụ nhất là vấn đề chất lượng tín dụng, vì vậy việc xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng là cần thiết.

2.1.5.1 Môi trường kinh doanh

Hoạt động tín dụng của ngân hàng luôn có quan hệ mật thiết với nền kinh tế. Từng giai đoạn và biến cố kinh tế như: lạm phát, suy thoái hay tăng trưởng kinh tế, thay đổi chính sách thuế, tỷ giá...đều ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng. Khi nền kinh tế ở vào thời kỳ tăng trưởng, sản xuất phát triển từ đó tạo điều kiện tích luỹ nhiều hơn, tạo môi trường thu hút vốn của ngân hàng thuận lợi hơn. Đồng thời bản thân DN cũng có nhu cầu mở rộng đầu tư dẫn đến nhu cầu vốn tăng trong khi vốn tự có của DN không đủ bù đắp cho quá trình này, họ phải đi vay vốn từ nhiều nơi trong đó có ngân hàng. Ngược lại khi nền kinh tế suy thoái, sản xuất bị kìm hãm, lạm phát tăng làm khả năng thu hồi vốn của ngân hàng bị giảm sút. Tình hình chính trị một quốc gia sẽ tác động đến mọi mặt của đời sống KT-XH. Sự ổn định chính trị - xã hội của một nước sẽ góp phần củng cố sức mua đồng tiền của nước đó, thúc đẩy xuất khẩu và mở rộng giao lưu hợp tác kinh tế quốc tế. Từ đó nhu cầu đầu tư, mở rộng qui mô hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế tăng lên và thúc đẩy lưu thông tiền tệ. Chính những hoạt động này đã tác động gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Khi chính trị của một nước bất ổn, chiến tranh, xung đột… sẽ làm hoạt động sản xuất bị đình trệ, kết quả SXKD bị giảm sút, DN phá sản không trả được nợ ngân hàng.

2.1.5.2 Chất lượng cán bộ tín dụng

Yếu tố con người là nhân tố trung tâm, quyết định sự thành bại trong quản lý vốn, tài sản của ngân hàng. Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ thì hoạt động ngân hàng cũng ngày càng tinh vi, phức tạp đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải có đủ phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn để lĩnh hội và ứng dụng trên thực tế. Việc tuyển chọn nhân sự có đạo đức nghề nghiệp tốt và chuyên môn giỏi sẽ giúp cho ngân hàng ngăn ngừa được những sai phạm có thể xảy ra khi thực hiện một chu trình khép kín của một khoản tín dụng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 18

2.1.5.3 Quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, qui định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng. Việc xây dựng quy trình hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động quản trị nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao doanh lợi. Hơn nữa quy trình tín dụng chính là cơ sở để kiểm soát tiến trình cấp tín dụng và điều chỉnh chính sách tín dụng cho phù hợp với thực tiễn. Quy trình tín dụng tổng quát gồm 05 giai đoạn chính:

(1) Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng: Tiếp xúc, phổ biến và hướng dẫn lập hồ sơ cho khách hàng; hoàn thành bộ hồ sơ để chuyển sang bộ phận phân tích.

(2) Phân tích tín dụng: Tổ chức thẩm định và phân tích các mặt tài chính, phi tài chính do các cá nhân hoặc bộ phận thẩm định thực hiện; báo cáo kết quả thẩm định để chuyển sang bộ phận có thẩm quyền và quyết định cho vay

(3) Quyết định tín dụng: Quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay. Tiến hành các thủ tục pháp lý như ký hợp đồng tín dụng, các hợp đồng khác.

(4) Giải ngân: Chuyển tiền cho khách hàng (tiền mặt, chuyển vào tài khoản, chuyển cho đơn vị cung cấp)

(5) Giám sát và thanh lý tín dụng: Phân tích hoạt động, báo cáo tài chính, kiểm tra cơ sở của khách hàng, tái xét và xếp hạng; thanh lý tín dụng.

Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bước trong quy trình tín dụng sẽ tạo điều kiện cho vốn tín dụng được luân chuyển bình thường, theo đúng kế hoạch đã định mà nhờ đó đảm bảo được chất lượng tín dụng.

2.5.1.4 Kiểm soát nội bộ

Kiểm soát nộ bộ là việc theo dõi, giám sát các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng để có những thông tin thường xuyên về tình hình tín dụng qua đó phát hiện các vi phạm pháp luật, qui chế, thể lệ, chính sách, nguyên tắc cho vay để có biện pháp khắc phục kịp thời. Chất lượng tín dụng phụ thuộc vào mức độ phát hiện kịp thời các sai sót phát sinh trong quá trình thực hiện một khoản tín dụng. Kiểm soát nội bộ sẽ giúp cho cán bộ điều hành công việc theo đúng cơ chế, chính sách,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 19 đúng pháp luật đồng thời nắm bắt được những lệch lạc góp phần đảm bảo chất lượng của khoản tín dụng.

2.5.1.5 Khách hàng

Khách hàng là người trực tiếp sử dụng khoản vay từ ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nếu năng lực của khách hàng có hạn không dự đoán đúng biến động của nhu cầu thị trường, không có kinh nghiệm quản lý...thì phương án SXKD không phù hợp với điều kiện thực tế dẫn đến gục ngã trong cạnh tranh làm mất khả năng trả nợ ngân hàng, ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng. Khách hàng có vai trò hết sức quan trọng để đảm bảo khoản tín dụng được sử dụng có hiệu quả, mang lại lợi ích cho ngân hàng và góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế. Thông qua khách hàng người ta có thể đánh giá chất lượng cho vay. Chính vì vậy các ngân hàng phải thường xuyên phân tích đánh giá khách hàng, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng nhằm kịp thời xử lý các món vay có vấn để, mở rộng cho vay các khách hàng tốt và hạn chế, loại trừ các khách hàng có vấn đề xấu.

2.2 Cơ sở thực tiễn về chất lượng tín dụng của Ngân hàng Thương mại

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam ở hưng yên (Trang 25 - 27)