Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam ở hưng yên (Trang 41 - 46)

3.2.4.1 Các chỉ tiêu định lượng phản ánh chất lượng tín dụng

Chỉ tiêu doanh số cho vay: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã phát ra cho vay trọng một khoảng thời gian nào đó, không kể món cho vay đó đã thu hổi về hay chưa. Doanh số cho vay thường xác định theo tháng, quý, năm. Con số này thể hiện xu hướng hoạt động tín dụng của ngân hàng thu hay mở rộng. Tuy nhiên việc doanh số cho vay tăng không phải lúc nào cũng là tốt và ngược lại doanh số cho vay thu hẹp không phải lúc nào cũng là xấu, vấn đề này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tiềm lực của ngân hàng, điều kiện của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34

Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn vay:Hiệu suất sử dụng vốn của ngân hàng được tính theo công thức:

Tổng dư nợ cho vay

H= * 100 Tổng nguồn vốn huy động

Trong đó: H là hiệu suất sử dụng vốn

Đây là chỉ tiêu phản ánh quy mô, khả năng tận dụng nguồn vốn trong cho vay của các NHTM, nó cho ta biết trong một đồng vốn huy động được thì bao nhiêu đồng được sử dụng trong cho vay. Hiệu suất sử dụng càng cao thì hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả và ngược lại.

Doanh số thu nợ là toàn bộ các món nợ mà ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay của ngân hàng kể cả năm nay và năm trước đó. Con số này phản ánh doanh nghiệp do tình hình kinh doanh ổn định mà trả nợ ngân hàng đúng hạn hoặc ngân hàng nhận thấy những dấu hiệu không lành mạnh trong việc kinh doanh của khách hàng mà tăng cường việc thu hồi vốn. Mặc du thu nợ là yếu tố chưa nói lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng một cách trực tiếp, nhưng nó là yếu tố thể hiện khả năng phân tích, đánh giá, kiểm tra khách hàng của ngân hàng là thành công hay không. Việc thu hồi một khoản nợ đúng với các điều kiện cam kết trong hợp đồng tín dụng là một thành công rất lớn trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng.

Chỉ tiêu nợ quá hạn: Nợ quá hạn là những khoản cho vay đến hạn mà khách hàng không trả được số tiền trong hợp đồng tín dụng và tiền lãi của số tiền đó, không được ngân hàng gia hạn. Số tiền này ngân hàng chuyển thành nợ quá hạn và áp dụng lãi suất quá hạn thường không quá 150% lãi suất trong hạn. Để đánh giá chất lượng tín dụng trên cơ sở nợ quá hạn, người ta thường thông qua tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ đầu tư rủi ro.

Nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = *100 Tổng dư nợ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35 Tổng dư nợ món vay có phát sinh nợ quá hạn Tỷ lệ đầu tư rủi ro = Tổng dư nợ

Hai chỉ tiêu này nhỏ thì chất lượng tín dụng cao và ngược lại.

NHTM nào có tỷ lệ nợ quá hạn cao sẽ bị đánh giá là có chất lượng tín dụng thấp và ngược lại. Tuy nhiên để đánh giá một cách chính xác người ta thường chia nợ quá hạn ra thành các nhóm nợ: nợ quá hạn có khả năng thu hồi và nợ quá hạn không có khả năng thu hồi:

Tỷ lệ nợ quá hạn Nợ quá hạn có khả năng thu hồi

có = *100 khả năng thu hồi Nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi không có = *100 khả năng thu hồi Nợ quá hạn

Hai chỉ tiêu này cho biết được bao nhiêu % trong tổng nợ quá hạn có khả năng thu hồi và không có khả năng thu hồi để từ đó có biện pháp xử lý tương ứng.

Thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro: Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của Ngân hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của Ngân hàng.

Cơ cấu vốn đầu tư: Việc phân tích cơ cấu vốn đầu tư là việc xem xét đánh giá tỷ trọng cho vay đã phù hợp với khả năng đáp ứng của bản thân ngân hàng cũng như đòi hỏi về vốn của nền kinh tế chưa. Trên cơ sở đó, các NHTM có thể quyết định qui mô, tỷ trọng đầu tư vào các lĩnh vực hợp lý để vừa đảm bảo an toàn vốn cho vay vừa có thể mang lại lợi nhuận cao nhất.

Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động cho vay: Mục đích kinh doanh của bất cứ NHTM nào cũng là lợi nhuận do vậy bất kỳ một khoản cho vay nào mà không đem lại khoản thu nhập cho ngân hàng hoặc làm giảm thu nhập của ngân hàng thì

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36 không thể nói khoản vay đó có chất lượng cao. Nguồn thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu để ngân hàng tồn tại và phát triển. Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức:

Lãi từ hoạt động tín dụng

Thu nhập từ hoạt động tín dụng = Tổng thu nhập

Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng tốt, không những thu được vốn gốc và lãi mà uy tín của ngân hàng ngày càng được khẳng định.

Ngoài ra, NHNN còn qui định các chỉ tiêu có tính chất bắt buộc đối với các NHTM như thủ tục, hồ sơ vay vốn, thời gian tối đa để ra quyết định đối với một khoản vay, biên độ tối đa, tối thiểu lãi suất cho vay so với mức lãi suất cơ bản, giới hạn cho vay tối đa một khách hàng(<15% Vốn tự có), tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu...

Căn cứ vào các chỉ tiêu trên hàng quí, hàng năm, các NHTM tự phân tích đánh giá để xác định mức độ an toàn và chất lượng tín dụng của hệ thống, qua đó NHNN có cơ sở chỉ đạo các NHTM nâng cao chất lượng tín dụng trong từng khâu, từng mặt nghiệp vụ hoặc có biện pháp bắt buộc cụ thể đối với từng ngân hàng trong hoạt động tín dụng. Đồng thời bản thân ngân hàng cũng thấy mặt được để phát huy và mặt chưa được để có biện pháp hạn chế.

Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động: chỉ tiêu này so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với khả năng huy động vốn. Thông thường khi nguồn vốn huy động ở ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp so với tổng nguồn vốn sử dụng thì dư nợ thường gấp nhiều lần so với vốn huy động. Nếu ngân hàng sử dụng vốn cho vay phần lớn từ nguồn vốn tự có thì không hiệu quả bằng việc sử dụng nguồn vốn huy động được. Do vậy, tỷ lệ này càng gần 1 thì càng tốt cho hoạt động ngân hàng, khi đó ngân hàng sử dụng một cách có hiệu quả đồng vốn huy động được.

Ta có công thức :

Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động = Dư nợ (%) Vốn huy động

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37

Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn: Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng đầu tư vào cho vay của ngân hàng so với tổng nguồn vốn, đánh giá hiệu quả tín dụng của một đồng tài sản có và quy mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Ta có công thức sau: Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn = Dư nợ (%) Tổng nguồn vốn

3.2.4.2 Chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ

- Chất lượng phục vụ của nhân viên: Quy trình phục vụ, tốc độ phục vụ, trình độ của nhân viên.

- Thủ tục của ngân hàng. - Hệ thống trang thiết bị - Uy tín của ngân hàng. - Sản phẩm trọn gói, tiện ích.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam ở hưng yên (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)