Thực trạng giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam ở hưng yên (Trang 58 - 73)

thương Vit Nam – Chi nhánh M Hào và Chi nhánh Hưng Yên

Là NHTM hoạt động trong cơ chế thị trường có sự định hướng thực hiện chính sách tiền tệ của Nhà nước, NHTMCP Công thương Việt Nam nói chung, NHCT Hưng Yên và NHCT Mỹ Hào nói riêng, không ngừng đổi mới về tổ chức, quản lý điều hành kinh doanh từng bước nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần vào phát triển kinh tế của địa phương cũng như phát triển của hệ thống. Thực trạng chất lượng tín dụng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng thời gian qua thể hiện cac mặt sau:

4.1.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn

a) Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Trong ba năm qua, NHCT Hưng Yên và NHCT Mỹ Hào đã bám sát vào chủ trương phát triển kinh tế của tỉnh và sự chỉ đạo của NHNN Việt Nam – Chi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51 nhánh tỉnh Hưng Yên, của NHTMCP Công thương Việt Nam, mặt khác căn cứ vào tình hình thực tế nguồn vốn huy động. Chi nhánh đã có các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử vốn từ đó góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng như: Để phát triển nguồn vốn của mình chi nhánh đã tích cực khai thác, thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các TCKT bằng nhiều hình thức huy động: mở rộng mạng lưới giao dịch, huy động tiết kiệm với kỳ hạn năng động linh hoạt hơn, lãi suất đa dạng hợp lý, sản phẩm huy động vốn hấp dẫn, có chế độ ưu đãi, khuyến mại, chăm sóc khách hàng bằng quà tặng, hiện vật. Thủ tục cho vay trước đây của ngân hàng rườm rà. Để vay được món tiền khách hàng phải qua nhiểu ”cửa ải” với một bộ hồ sơ phức tạp gồm nhiều loại. Giấy đề nghị vay vốn, dự án sản xuất kinh doanh, phiếu thẩm định dự án sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy Ngân hàng đã đưa ra biện pháp cải cách, đơn giản các thủ tục quy định trong việc cung cấp các dịch vụ cho người dân, nhất là các thủ tục vay vốn, trả nợ. Không chỉ vậy, chi nhánh đưa ra các biện pháp nhằm chủ động mở rộng đầu tư, cho vay đối với các thành phần kinh tế; áp dụng linh hoạt các điều kiện cho vay, không chỉ cho vay dựa trên tài sản đảm bảo mà còn căn cứ vào mối quan hệ khách hàng và tính khả thi của phương án.

Trong những năm qua, NHCT Hưng Yên và NHCT Mỹ Hào đã thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Chi nhánh đã thút hút vốn huy động bằng nhiều cách, năm 2011 NHCT Hưng Yên đã đưa vào hoạt động phòng giao dịch Tiên Lữ tại thị trấn Vương, huyện Tiên Lữ nâng tổng số phòng giao dịch lên 05 phòng. NHCT Mỹ Hão hiện tại đang có 04 phòng giao dịch tại 04 huyện là Văn Giang, Khoái Châu, Ân Thi và Văn Lâm; trong tương lai NHCT Mỹ Hào sẽ mở rộng mạng lưới thành lập phòng giao dịch Phố Nối. Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới giao dịch, đưa các dịch vụ đến gần với người dân hơn, ngân hàng còn thực hiện nhiều gói chương trình khuyến mại như gói 3000 tỷ cho vay nông sản(2013); các gói ưu đãi cho vay mua nhà. Thực hiện định hướng của NHTMCP Công thương Việt Nam, chi nhánh đã thực hiện mở rộng vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế. Tập trung vốn tín dụng để cho vay phát triển kinh tế như: các hộ SXKD, các làng nghề truyền thống tại địa phương, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52

b) Kết quảđạt được

Sau khi thực hiện một số giải pháp trên, chi nhánh đã đạt được những kết quả như: Chất lượng công tác thẩm định tín dụng được cải thiện, tránh được những sai lầm không mong muốn. Thời gian tiến hành thẩm định được rút ngắn. Thời gian xét duyệt hồ sơ cho vay giao động từ 01 đến 07 ngày. Việc giải ngân vốn được tiến hành nhanh và gặp ít vướng mắc. Chi nhánh đã tạo cảm giác an toàn, an tâm cho khách hàng có nhu cầu vay vốn. Tạo được uy tín với khách hàng đồng thời khách hàng tiếp cận vốn bổ sung kinh doanh kịp thời. Hoạt động tín dụng được nâng cao. Dư nợ tín dụng năm sau tăng hơn năm trước, nhìn chung đã đáp ứng được nhu cầu vốn cần thiết phục vụ sản xuất kinh doanh, góp phần thực hiện tốt chủ trương phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước. Hiệu quả sử dụng vốn cao, về cơ bản tiền vay đã được sử dụng đúng mục đích, khách hàng vay vốn để SXKD có lãi và trả nợ ngân hàng.

Là chi nhánh phụ thuộc NHCT Việt Nam nên vốn điều lệ, vốn tự có và các quỹ hình thành từ lợi nhuận được hạch toán, theo dõi tại hội sở chính của NHCT Việt Nam. Qua số liệu bảng 4.1 và bảng 4.3 cho thấy nguồn vốn huy động tại chỗ của ngân hàng chưa đáp ứng đủ dư nợ cho vay, đó cũng là tình trạng chung của các TCTD trên địa bàn tỉnh Hưng Yên; nguồn vốn thiếu hụt, chi nhánh nhận điều hòa từ NHTMCP Công thương Việt Nam. Chi nhánh Hưng Yên nhận vốn điều hòa của NHCT Việt Nam năm 2011 là 341 tỷ đồng, năm 2012 là 338 tỷ đồng, năm 2013 là 175 tỷ đồng. Chi nhánh Mỹ Hào nhận vốn điều hòa năm 2011 là 606 tỷ đồng, năm 2012 là 210 tỷ đồng và năm 2013 là 732 tỷ đồng.

Chỉ tiêu tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động cho thấy khả năng sử dụng vốn của ngân hàng vào hoạt động tín dụng, nếu quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Dư nợ trên vốn huy động cao hơn 1 thì khả năng huy động vốn của chi nhánh thấp, chi nhánh phải sử dụng nhiều vốn điều chuyển từ cấp trên để thực hiện cho vay, ngược lại dư nợ trên vốn huy động mà quá thấp thì ngân hàng sử dụng vốn huy động chưa hiệu quả. Chỉ tiêu này càng gần với 1 càng tốt vì nó cho thấy vốn huy động được sử dụng vào cho vay là có hiệu quả

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53

Bảng 4.6 Dư nợ cho vay trên vốn huy động

Chỉ tiêu ĐVT

NHCT Hưng Yên NHCT Mỹ Hào

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1. Dư nợ tín dụng Tỷ đồng 1744 1954 2085 1366 1581 1747 2. Huy động vốn Tỷ đồng 1261 1609 1887 833 1247 1110 Dư nợ tín dụng/ vốn huy động Lần 1,38 1,21 1,1 1,64 1,27 1,57

(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của NHCT Hưng Yên và NHCT Mỹ Hào)

Dư nợ trên vốn huy động của hai chi nhánh qua 03 năm đều cao hơn 1, điều đó chứng tỏ chi nhánh hoạt động chưa thực sự hiệu quả, chi nhánh phải sử dụng nhiều vốn điều chuyển để cho vay. Khả năng mở rộng tín dụng cao, tuy nhiên nguồn vốn huy động lại không đảm bảo. Điều này chứng tỏ chi nhánh áp dụng chính sách nới lỏng tin dụng, tăng lợi nhuận và quy mô phát triển, nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hiệu quả sử dụng vốn của NHCT Hưng Yên và NHCT Mỹ Hào chưa cao.

4.1.2.2 Quản lý thu hồi nợ

a) Giải pháp thu hồi nợ

Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng và đem lại doanh thu cao cho ngân hàng. Trong điều kiện cạnh tranh như ngày này, nhu cầu của khách hàng ngày càng lớn và khó tính hơn, ngân hàng luôn phải tìm ra mọi biện pháp để hoàn thiện các hoạt động của mình không chỉ mở rộng thêm về số lượng các loại hình hoạt động, tăng quy mô hoạt động mà còn phải quan tâm đến chất lượng của các hoạt động đó, nhất là vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng. Chi nhánh tích cực áp dụng các biện pháp thu hồi nợ, phân loại nợ, nợ có khả năng thu hồi, nợ không có khả năng thu hồi, nợ có tài sản đảm bảo, nợ không có tài sản đảm bảo để đề ra các biện pháp thu hồi nợ phù hợp. Vận động, tuyên truyền khách hàng tận dụng các nguồn thu từ phương án vay vốn và các nguồn thu nhập hợp pháp của khách hàng để trả nợ, miễn, giảm lãi vay; kết hợp với chính quyền địa phương các

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54 cơ quan bảo vệ pháp luật cương quyết xử lý tài sản đối với những đối tượng chây ỳ. Để đảm bảo an toàn cho mỗi khoản vây, đảm bảo thanh toán cả gốc và lãi đúng hạn và đầy thì ngân hàng có một số biện pháp ngăn ngừa hạn chế rủi ro thu hồi nợ cho chính bản thân ngân hàng, cho khách hàng và cho các đối tượng có liên quan. Về phía khách hàng, là người thanh toán các khoản nợ thì đây là mối quan tâm đầu tiên và rất quan trọng đối với ngân hàng. Ngay từ khâu thẩm định tín dụng, cán bộ tín dụng phân tích tình hình SXKD của khách hàng dựa vào hai tiêu chí là doanh thu của doanh nghiệp và kết quả SXKD của DN; phân tích tình hình tài chính của DN. Phân tích tính khả thi của dự án vay vốn của khách hàng. Thực hiện tốt công tác thẩm định sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng, giảm thiểu rủi ro trong công tác thu nợ. Để nâng cao chất lượng tín dụng, ngân hàng không chỉ đưa ra các biện pháp về phía khách hàng mà còn có các giải pháp khác như tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên môn, đặc biệt là cán bộ thu hồi nợ. Họ phải là những người được đào tạo một cách có hệ thống, có kiến thức về thị trường, nắm vững những văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng. Mặt khác, họ cũng phải là những người có tư cách đạo đức tốt, nếu không sẽ làm thất thoát vốn của ngân hàng.

Mặc dù công tác thu hồi nợ rất khó khăn, phức tạp, song chi nhánh luôn cố gắng thực hiện các biện pháp thu hồi nợ. Hoạt động thẩm tra khách hàng, các dự án vay vốn được xem một cách cẩn thận hơn. Tuy nhiên dự án được lập còn mang nặng hình thức, thẩm định khách hàng nhiều khi mang tính chủ quan nên đánh giá khách hàng chưa chính xác. Khi xem xét khả năng trả nợ quả khách hàng thì chỉ chú trọng đến nguồn trả nợ chính thức, tức là khả năng sinh lời của phương án xin vay vốn mà ít xem xét đến nguồn trả nợ khách của khách hàng. Trong quá trình khách hàng sử dụng vốn vay thì việc kiểm tra theo dõi tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng còn mang nặng tính hình thức, bị động vì vậy trong nhiều trường hợp khách hàng sử dụng vốn sai mục đích nhưng không được phát hiện, đến khi khách hàng không trả được nợ vay đúng hạn hoặc thanh tra NHNN đi kiểm tra thực tế thì mới biết. Ngoài ra chi nhánh còn tích cực tìm biện pháp khai thác triệt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 55 để tài sản thế chấp được kê biên, niêm phong, tìm hiểu thông tin, tham khảo ý kiến tư vấn pháp luật, xử lý việc bán tài sản thu hồi vốn cho ngân hàng. Ngoài ra chi nhánh tiến hành công tác kiểm tra, kiểm toán thường xuyên liên tục nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo vốn tín dụng an toàn. Hiện tại, NHCT Hưng Yên có 9 cán bộ tín dụng và NHCT Mỹ Hào là 7 cán bộ tín dụng. Đây đều là những cán bộ có trình độ đại học trở lên, là những người có kinh nghiệm, bản lĩnh nghề nghiệp. Cán bộ tín dụng phải nắm vững mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như của NHNN. Thành thạo chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng nhất là nghiệp vụ tín dụng. Có kiến thức tổng thể về kinh tế thị trường, nhanh nhạy nắm bắt thông tin, am hiểu pháp luật. Hiểu biết nhất định trên một số lĩnh vực có liên quan đến nghiệp vụ tín dụng. Hàng năm chi nhánh đều tổ chức các đợt thi nghiệp vụ nhằm khuyến khích cán bộ tín dụng trau dồi nghiệp vụ, không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn. Không chỉ vậy, chi nhánh còn chú trọng tới công tác bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm và thường xuyên bám sát cơ sở, tiếp cận khách hàng để nắm bắt kịp thời những biến động của khách hàng, từ đó có những cách thức đối phó cho phù hợp.

b) Kết quảđạt được

Sau thời gian thực hiện một số giả pháp trên, chi nhánh đã đạt được những kết quả như: chất lượng công tác thẩm định tín dụng được cải thiện, tránh được những sai lầm không mong muốn. Doanh số thu nợ tăng dần qua các năm. Năm 2011, NHCT Hưng Yên doanh số thu nợ là 1456 tỷ đổng đến năm 2013 là 1979 tỷ đồng. NHCT Mỹ Hào doan số thu nợ năm 2011 là 1054 tỷ đồng đến năm 2013 là 1625 tỷ đồng. Cho thấy công tác thu hồi nợ của chi nhánh khá tốt.

Hệ số thu nợ phản ánh công tác thu nợ của cán bộ tín dụng ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng trả nợ của khách hàng. Hệ số này càng lớn cho thấy khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, tạo ra lợi nhuận nên việc trả nợ được thực hiện tốt hơn và công tác hu nợ của cán bộ tín dụng được trôi chảy hơn. Bảng sau cho thấy tình hình thu nợ của chi nhánh quá 03 năm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 56

Bảng 4.7 Tình hình thu nợ của NHTC Hưng Yên và NHCT Mỹ Hào 2011 - 2013

Chỉ tiêu ĐVT

NHCT Hưng Yên NHCT Mỹ Hào

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Doanh số thu nợ Tỷ đồng 1456 1802 1979 1054 1399 1625 Doanh số cho vay Tỷ đồng 1744 1954 2085 1366 1581 1747

Hệ số thu nợ Lần 0,83 0,92 0,94 0,77 0,88 0,93

(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHCT Hưng Yên và NHCT Mỹ Hào)

Hệ số thu nợ của NHCT Hưng Yên và NHCT Mỹ Hào trong giai đoạn 2011 – 2013 có xu hướng tăng. Hệ số thu nợ của hai chi nánh khá cao, chứng tỏ tình hinh thu hồi nợ khá tốt. Hệ số này thấp hơn 1, điều này không có nghĩa là khả năng thu hồi các khoản nợ của Ngân hàng chưa tốt mà là do dư nợ trung hạn và dài hạn của Ngân hàng cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong cơ cấu cho vay, vì vậycác khoản nợ chưa đến hạn trả trong năm khiến cho doanh số thu nợ thấp hơn so với doanh số cho vay.

4.1.2.3 Quản lý, ngăn ngừa nợ quá hạn, nợ xấu a) Giải pháp ngăn ngừa nợ quá hạn, nợ xấu

Trong quan hệ tín dụng việc phát sinh nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi. Nhưng vấn đề là ở chỗ làm thế nào để tỉ lệ nợ quá hạn không vượt quá con số cho phép, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán của NHTM. Có thể nói nợ quá hạn, nợ xấu luôn là vấn đề mà các NHTM phải quan tâm thường xuyên. NHCT Hưng Yên và NHCT Mỹ Hào đều rất quan tâm đến vấn đề nợ quá hạn, nợ xấu đưa ra các biện pháp hạn chế nợ quá hạn, nợ xấu. Nâng cao chất lượng công tác thông tin tín dụng. Một trong các bước không thể thiếu của quy trình tín dụng là bước thu thập thông tin. Thông tin về khách hàng và môi trường kinh doanh tác động lên cả ngân hàng và khách hàng vay vốn. Nhưng chủ yếu là thông tin về khách hàng – nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng nợ quá hạn cho ngân hàng. Thông tin khách hàng thu thập bao gồm: giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập, báo cáo tài chính, hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu, giá trị tài sản thế chấp so với thị trường, kết quả SXKD...

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam ở hưng yên (Trang 58 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)