Môi trường kinh doanh

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam ở hưng yên (Trang 73 - 75)

Hoạt động tín dụng của ngân hàng luôn có quan hệ mật thiết với nền kinh tế, trong tình hình kinh tế xã hội trên thế giới cũng như ở trong nước diễn ra phức tạp và có nhiều biến động lớn trong những năm trở lại đây như: chỉ số giá tiêu dùng, lạm phát tăng cao; giá vàng, giá Đô la Mỹ biến động mạnh; giá dầu mỏ tăng cao; thị trường chứng khoán tăn, giảm thất thường... ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống của các tầng lớp dân cư, dẫn đến công tác huy động vốn và cho vay, thu nợ của hai chi nhánh gặp nhiều khó khăn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 66 Hưng Yên là một tỉnh công nghiệp phát triển nhanh và mạnh của miền Bắc. Hiện nay trên địa bàn có rất nhiều các khu công nghiệp lớn như phố nối A, phố nối B (khu công nghiệp dệt may), khu công nghiệp Thăng Long II (Mitsutomo Nhật Bản), khu công nghiệp Như Quỳnh, khu công nghiệp Minh Đức, khu công nghiệp nhỏ Kim Động... sản phẩm công nghiệp của tình là dệt may, giày da, ô tô, xe máy, công nghiệp thực phẩm... Cơ cấu theo hướng phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ đang là chủ đạo.

Nhưng phân hóa kinh tế không đồng đều giữa các khu vực trong tỉnh đang gây khó khăn cho việc thu hút đầu tư và phát triển kinh tế của tỉnh cũng như cho những vùng, khu vực kinh tế còn chậm phát triển trong tỉnh.

Năm 2013 tổng sản phẩm GDP của Hưng Yên tuy chưa đạt kế hoạch là tăng từ 8 – 8,5% nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng 7,1% mức tăng khá so với cả nước. Thu nhập bình quân đầu người của Hưng Yên là 30,5 triệu đồng.

Nông nghiệp vẫn là ngành nghề kém phát triển. Trong những năm qua, đa phần giá cả các nguyên liệu đầu vào đều có tốc độ gia tăng nhanh hơn tốc độ tăng giá sản phẩm. Bên cạnh đó dịch vụ gia cầm, cây trồng bị các loại sâu bệnh xảy ra liên tục trên địa bản tỉnh đã ảnh hưởng khá nặng nề đến các hộ gia đình chăn nuôi, sản xuất và các hộ kinh doanh bán lẻ làm giảm khả năng trả nợ của các nhóm đối tượng này, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tín dụng.

Môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh, gây khó khăn cho các hoạt động của các ngân hàng. Hiện nay các Luật dân sự, Luật đất đai, Luật doanh nghiệp, Luật phá sản, Nghị định về giao dịch bảo đảm đã được thực hiện, tạo ra một “sân chơi” bình đẳng cho các thành phần kinh tế, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vốn kinh doanh. Tuy nhiên các văn bản dưới Luật ban hành còn chậm, chưa đồng bộ, do đó các luật chưa thực sự đi sâu vào cuộc sống, còn gây nản lòng cho các nhà đầu tư. Đối với các NHTM, các văn bản pháp luật tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động ngân hàng đã dần được ban hành. Với việc ra đời Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm; Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 về đăng ký giao dịch bảo đảm; Thông tư liên tịch 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 67 hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất do Bộ Tư pháp - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành (có hiệu lực 15/01/2012), Nghị định về thực hiện bảo hiểm tiền gửi bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng cùng với việc đưa vào hoạt động thị trường mở, thị trường chứng khoán… đã có tác dụng đưa các hoạt động của theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn thi hành chưa ban hành kịp thời, chồng chéo nhau cơ sở để thực hiện luật từ phía các ngành hữu quan chưa đáp ứng được yêu cầu của luật đề ra, do đó vẫn còn gây lúng túng cho các DN và NHTM.

Việc thực hiện tổ chức chế biến, bao tiêu sản phẩm đối với các DN và các hộ SXKD chưa được tốt, làm cho các khách hàng vay vốn gặp nhiều khó khăn dẫn tới khả năng trả nợ ngân hàng giảm, đã phát sinh nợ quá hạn. Các dự án do ngân hàng đầu tư chưa phát huy hết công suất do khả năng tiêu thụ sản phẩm chậm cũng ảnh hưởng tới khả năng thu nợ của ngân hàng. Khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân, hộ SXKD, nhiều hộ trình độ thấp, ý thức pháp luật hạn chế, khả năng tiếp thu các kiến thức về kinh tế thị trường và khả năng tổ chức hoạt động SXKD hạn chế.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam ở hưng yên (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)