Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam ở hưng yên (Trang 27)

trên thế gii

2.2.1.1 Hàn Quốc

Năm 1997, khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á lan rộng. Hệ thống ngân hàng Hàn Quốc đứng bên bở vực đổ vỡ do các tập đoàn đầu tư dàn trải gây thua lỗ, nợ xấu các ngân hàng tăng cao. Hàn Quốc đã phải vay tổng cộng 57 tỷ USD từ Quỹ tiền tệ thế giới IMF để cứu nghuy hệ thống ngân hàng. Đây là hậu quả của một thời gian dài chính phủ dễ dãi trong việc cấp tín dụng cho các tập đoàn lốn khiến hoạt động đầu tư trờ nên dàn trải, nợ xấu ngân hàng tăng cao. Chính vì vậy, chính phủ Hàn Quốc đã thanh lý các ngân hàng không có khả năng hoạt động, sát nhập nhiều ngân hàng hoạt động yếu kém đi đôi với cải cách căn bản hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20

2.2.1.2 Thái Lan

Hệ thống ngân hàng Thái Lan sau khi bị chao đảo bởi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Châu Á năm 1997-1998 đã điều chỉnh và thay đổi căn bản hoạt động ngân hàng, đặc biệt khâu trọng yếu nhất trong quản lý đó là xây dựng và thực thi hệ thống quản trị rủi ro ngân hàng hiệu quả, cụ thể:

- Ngân hàng Trung ương quy định và giám sát nghiêm ngặt những chỉ tiêu an toàn vốn của từng NHTM theo quy định của NHTW Thái Lan phù hợp với thông lệ ngân hàng quốc tế như: chỉ tiêu vốn điều lệ tối thiểu của một ngân hàng khi thành lập là 7.500 triệu Bath; tỷ lệ vốn tự có so với tổng vốn huy động tối thiểu 8%; giới hạn cho vay và bảo lãnh một khách hàng, một nhóm khách hàng có liên quan không quá 25% vốn tự có; tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 2% /tổng vốn huy động.

- Đã thành lập Công ty quản lý tài sản vào giữa năm 2001 để quản lý các khoản vay có vấn đề.

- Các NHTM tách bạch chức năng các bộ phận và tuân thủ quy trình cho vay: (i) Tại NH Bangkok Bank tách bộ phận cho vay thành 2 bộ phận độc lập kiểm soát lẫn nhau (bộ phận tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và bộ phận thẩm định); (ii) Phân loại khách hàng theo nhóm khác nhau để áp dụng những quy trình thẩm định và cho vay riêng phù hợp với từng đối tượng khách hàng; áp dụng nghiêm ngặt những nguyên tắc tín dụng, chuyển từ chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp (trước đây) sang thẩm định chặt chẽ tình hình tài chính, năng lực của khách hàng và tính khả thi của việc sử dụng vốn vay.

- Ban hành hệ thống chấm điểm đánh giá xếp loại khánh hàng hữu hiệu, trên cơ sở đó xếp loại khách hàng và có chính sách tín dụng phù hợp với từng khách hàng.

- Xây dựng và áp dụng rộng rãi hệ thống đo lường, giám sát các loại rủi ro về tín dụng, thị trường và quản lý thanh khoản theo thông lệ ngân hàng quốc tế.

2.2.2 Kinh nghim nâng cao cht lượng tín dng ca Ngân hàng Thương mi ca Vit Nam ca Vit Nam

2.2.2.1 Tổng quan về nâng cao chất lượng tín dụng của NHTM ở Việt Nam

Hơn 6 năm hội nhập quốc tế không chỉ tạo cơ hội cho các ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước tiếp cận vốn quốc tế dễ dàng hơn, đưa năng lực

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21 tài chính của nhiều ngân hàng tăng lên, mà còn tạo cơ hội và thúc đẩy các NHTM nói riêng và các doanh nghiệp (DN) trong nước nói chung tích cực cạnh tranh thị trường để tồn tại và phát triển, không chỉ ở trong nước mà còn mở rộng hoạt động ra khu vực và thế giới.

Có thể thấy, cơ cấu và giá trị vốn điều lệ của hệ thống NHTM đã tăng lên đáng kể. Hầu hết các ngân hàng đều đạt được mức vốn pháp định là 3.000 tỷ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Trong đó, một số ngân hàng còn có số vốn điều lệ khá cao như: Vietinbank, Agribank, Vietcombank, BIDV, Techcombank…

Giá trị tổng tài sản của các NHTM cũng tăng mạnh, trong giai đoạn từ năm 2007-2010, quy mô tài sản của các NHTM đã tăng gấp đôi, từ 1.069 nghìn tỷ lên 2.690 nghìn tỷ đồng và đạt khoảng 3.600 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2012…

Việc áp dụng các mô thức quản trị ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế; triển khai hệ thống kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ; sắp xếp lại mô hình theo khối, tách bạch khối quản lý rủi ro theo ba vòng kiểm soát, coi trọng đầy đủ các loại rủi ro trong ngân hàng, cấu trúc lại các công ty con, cùng với việc đưa ra một số tiêu chí bước đầu phục vụ cảnh báo sớm rủi ro kinh doanh ngân hàng...là những kết quả đáng ghi nhận. Nó không chỉ là sự đòi hỏi khách quan của mỗi NHTM hướng đến sự phát triển ổn định, mà còn là đòi hỏi của nền kinh tế, của khách hàng. Để quản lý, giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam thì các văn bản luật, cơ chế, chính sách của các Bộ/Ngành trong thời gian qua hầu như đã phủ kín các hoạt động chính của ngân hàng, tạo điều kiện cho các NHTM hoạt động. Chính điều này đã góp phần to lớn vào việc duy trì sự phát triển của nền kinh tế, của doanh nghiệp (DN), cải thiện đời sống của dân cư, góp phần đưa Việt Nam ra khỏi danh sách nước có thu nhập thấp vào năm 2009.Tuy nhiên, rất dễ nhận ra, những điểm yếu của hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng bộc lộ rõ hơn khi tham gia vào sân chơi WTO. Sự chuẩn bị chưa kỹ càng khi bước vào hội nhập, với tâm thế của người đi sau muốn vượt lên trước nên không ít NHTM rơi vào trạng thái suy giảm sau thời gian “hưng phấn” ban đầu. Hiện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22 Việt Nam đang có quá nhiều ngân hàng nhưng chưa có một ngân hàng thực sự mạnh tầm cỡ quốc tế. Các ngân hàng đã đua nhau mở rộng quy mô mạng lưới để huy động nhiều vốn (phát triển theo chiều rộng). Việc này dẫn đến tình trạng các tổ chức tín dụng cạnh tranh quyết liệt với nhau trong hoạt động tín dụng mà quên mất các sản phẩm và dịch vụ tiện ích kèm theo

Không những thế, các ngân hàng mở rộng quy mô nhưng do thiếu nguồn nhân lực có chất lượng cho nên công tác quản trị lại không theo kịp quy mô phát triển. Khủng hoảng kinh tế kéo dài suốt từ năm 2008 đến nay cũng đem đến rất nhiều khó khăn cho ngành ngân hàng. Một số ngân hàng đã không thể duy trì được mức tăng trưởng trong năm vừa qua.

Khi thị trường kinh tế tài chính trong nước bắt đầu rơi vào cuộc khủng hoảng, thị trường bất động sản bị đóng băng, dẫn đến việc hàng loạt khách hàng rơi vào tình trạng mất thanh khoản, không có khả năng trả nợ cho ngân hàng, tại thời điểm năm 2011, để tiết giảm đến mức tối đa chi phí hoạt động, các ngân hàng thương mại đã đề ra những biện pháp cắt giảm chi phí lương nhân viên, chi phí thưởng nhân viên… khi tăng trưởng tín dụng bắt đầu tăng chậm lại trong khi bộ máy ngân hàng đã phát triển tương đối cồng kềnh. Đến thời điểm hiện tại, hầu như tất cả các ngân hàng thương mại đều tiến hành tái cấu trúc lại bộ máy hoạt động, một số ngân hàng thương mại thì sáp nhập lại với nhau để nâng cao hiệu quả hoạt động, từ những công tác tái cấu trúc đó, các ngân hàng thương mại đã mạnh dạn hơn trong việc sa thải các nhân viên làm việc không hiệu quả để giữ lại những nhân viên hiệu quả hơn, với chức danh chuyên viên khách hàng, các nhân viên này chấp nhận làm rất nhiều công tác từ huy động vốn, tiếp thị thẻ tín dụng, thẻ thanh toán, tiếp thị cho vay, thu hồi nợ… Các chức danh quản lý phòng, quản lý chi nhánh ít nhiều cũng bị ảnh hưởng do điều chuyển công việc.Tuy nhiên những giải pháp tái cấu trúc hệ thống ngân hàng này dẫu sao cũng chỉ mang tính tình thế giải quyết bài toán chi phí trong thời điểm hiện tại. Nguồn sống của các ngân hàng thương mại chủ yếu vẫn là phát triển sản phẩm tín dụng, chỉ có phát triển tốt tín dụng mới có thể bán chéo để phát triển các sản phẩm tài chính khác. Thế nhưng, tính đến ngày 14/10/2013, tăng trưởng tín dụng mới đạt 6,18%. Cái

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23 đích 12% trở nên xa vời vợi dù các ngân hàng thương mại đã không ngừng nỗ lực. Các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính đã có dự báo tăng trưởng tín dụng năm nay cao nhất cũng chỉ có thể đạt 10%. Chính vì các doanh nghiệp không có tăng trưởng vốn để sản xuất kinh doanh trong thời gian vừa qua nên ngành ngân hàng bị coi là có lỗi trong việc tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm dừng ở mức 5,14% và dự báo cả năm khó đạt mức 6% như kế hoạch

Chính vì vậy, dù muốn hay không, các ngân hàng thương mại đã, đang nỗ lực đẩy tín dụng ra, bởi cứu doanh nghiệp cũng là cứu chính mình.

Mức lãi suất cho vay hiện nay được đánh giá là đã thấp kỷ lục: trần lãi suất cho vay đối với 5 lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ) là 9%/năm. Mặt bằng lãi suất tiền đồng trong 8 tháng đầu năm 2013 đã giảm khoảng 2-5%/năm so với đầu năm, lãi suất cho vay giảm 3-5%/năm và đã trở về mức lãi suất của giai đoạn 2005 - 2006. Đến cuối tháng 8/2013, tỷ trọng các khoản vay có lãi suất đến 13%/năm chiếm khoảng 74,97%; tỷ trọng các khoản vay có lãi suất từ 13- 5%/năm chiếm khoảng 16,77%; tỷ trọng các khoản vay có lãi suất trên 15%/năm chiếm khoảng 8,26%. Lãi suất cho vay thấp, ngân hàng lại rất “nhiệt tình”, thế nhưng tín dụng vẫn không tăng. Vướng mắc chính là chỗ ngân hàng không tìm được khách hàng đủ điều kiện vay vốn. Khó khăn khiến nhiều doanh nghiệp vướng vào nợ xấu, hoạt động cầm chừng. Với hai lý do này, khó có ngân hàng nào dám cho vay tiếp, vì bản thân số nợ xấu của ngân hàng đang không ngừng tăng, mà“đầu ra” của nợ xấu - bán cho VAMC - cũng chưa thông.

Giải pháp tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại trong thời điểm hiện nay chủ yếu tập trung sử dụng công cụ lãi suất, các ngân hàng tìm cách áp dụng cho khách hàng của mình mức lãi suất tốt nhất có thể nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.Hiện lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại nhà nước ở mức 9-10,5%/năm và 9,5- 11,5%/năm ở khối ngân hàng thương mại cổ phần. Một số doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, phương án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả đã được các ngân hàng thương mại cho vay với mức lãi suất chỉ 6,5-7%/năm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24 Với mức lãi suất này, có thể nói ngân hàng chấp nhận lỗ về lãi suất; bù lại bằng việc thu được phí dịch vụ (thông thường, kèm với hợp đồng tín dụng, ngân hàng sẽ đề nghị khách hàng sử dụng thêm các dịch vụ liên quan: trả lương qua tài khoản, dịch vụ quản lý dòng tiền, dịch vụ thanh toán, ngoại hối…). Nhưng cách này chỉ có thể áp dụng với những khoản cho vay lớn, với những khách hàng VIP. Còn nhìn chung ít có ngân hàng nào chịu nổi mức lãi suất cho vay không bằng lãi suất huy động. Lãi suất không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng từ 1-1,2%/năm; kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng khoảng 5-7%/năm; kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng khoảng 6,5-7,5%/năm; kỳ hạn trên 12 tháng khoảng 7,5-9%/năm Tuy nhiên, hiện lãi suất huy động USD phổ biến ở mức 0,25%/năm (tổ chức) và 1,25%/năm (dân cư); trong khi lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 4 -7%/năm đối với ngắn hạn; 6-7%/năm đối với trung và dài hạn. Như vậy có sự chênh lệch từ 2% đến 4%/năm giữa lãi suất huy động và cho vay bằng USD. Đây là mức chênh lệch khá lớn trong bối cảnh hiện nay, vì vậy các ngân hàng hoàn toàn có thể giảm lãi suất cho vay bằng USD. Cũng có ý kiến lo ngại, khi giảm lãi suất cho vay ngoại tệ, tín dụng ngoại tệ sẽ tăng, tác động đến tỷ giá. Nhưng lý do này không thuyết phục. Bởi cùng với tốc độ tăng chậm của tín dụng nói chung, tín dụng ngoại tệ khó có khả năng tăng đột biến đến mức tác động đến tỷ giá. Vì trong số tăng trưởng tín dụng 6,18% nói trên thì tín dụng bằng đồng nội tệ tăng 10,4%; tín dụng ngoại tệ giảm 11,55%. Mặc dù việc tín dụng ngoại tệ giảm được cho là phù hợp với tiến trình chống đô la hóa nền kinh tế của Ngân hàng Nhà nước, nhưng trong bối cảnh này, có lẽ sự nghiệp chống đô la hóa nên tạm gác lại. Hơn nữa, thời gian qua Ngân hàng Nhà nước đã mua vào một lượng ngoại tệ không nhỏ, cộng thêm nguồn kiều hối lên đến 7,5 đến 8 tỷ USD (tính đến hết quý III/2013). Nguồn ngoại tệ này không nên để “chết” trong két sắt. Lãi suất cho vay bằng ngoại tệ giảm sẽ kích thích tăng tín dụng, có lợi cho ngân hàng thương mại và hỗ trợ thêm cho doanh nghiệp trong lúc khó khăn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25

2.2.2.1 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng của một số ngân hàng thương mại

a) Ngân hàng ngoại thương chi nhánh Đà Nẵng

Trong những năm gần đây, huy động vốn của VCB Đà Nẵng đều tăng qua các năm (trên 20%) và tập trung vào nguồn vốn ngắn hạn. Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng đều đạt thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng chung của hệ thống trên địa bàn ĐN (bình quân giai đoạn 2006-2009 là 32,8%).

- Bên cạnh đó, thị phần huy động vốn và cho vay của VCB ĐN có xu hướng bị thu hẹp.

- Hoạt động cho vay: tổng dư nợ cho vay của VCB ĐN tăng từ 1.880 (năm 2007) tỷ đồng lên 1.940 tỷ đồng (năm 2009). Tuy nhiên, thị phần của ngân hàng trên địa bàn thành phố còn chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn và có xu hướng giảm dần (từ 8,56% năm 2007 xuống còn 5,49% năm 2009).

- Cơ cấu dư nợ theo thời hạn: Tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn (hơn 60%). Tuy nhiên tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn đang có xu hướng tăng.

- Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế: Tỷ trọng dư nợ cho vay của thành phần doanh nghiệp nhà nước chiếm đa số.

- Cơ cấu dư nợ theo lĩnh vực đầu tư: Dư nợ cho vay nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh chiếm hơn 90% tổng dư nợ vay, trong đó chủ yếu là thương mại - dịch vụ, công nghiệp chế biến, xây dựng.

- Cơ cấu dư nợ theo mức độ tín nhiệm: Cho vay có tài sản bảo đảm chiếm tỷ trọng lớn (từ 77% đến 92%) tổng dư nợ vay.

- Tín dụng trung và dài hạn tuy chiếm tỷ trọng ít hơn nhưng lại có xu hướng tăng dần qua các năm.Trong khi đó, cơ cấu vốn huy động tại ngân hàng lại chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn.

- Tín dụng tập trung vào một số các khách hàng lớn là các doanh nghiệp nhà nước và tập trung vào 2 lĩnh vực chính là sản xuất chế biến, thương mại - dịch vụ.

- Tuy dư nợ tín dụng có đảm bảo bằng TSBĐ chiếm tỷ trọng lớn nhưng TSBĐ chủ yếu là đất và tài sản gắn liền trên đất. Những tài sản này có giá cả luôn biến động, cùng những khó khăn trong quá trình xử lý, thu hồi nợ nên nguy

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam ở hưng yên (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)