Thực trạng hoạt động tín dụng tại NHTMCP Công thương

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam ở hưng yên (Trang 46 - 58)

Chi nhánh Mỹ Hào và chi nhánh Hưng Yên

4.1.1 Thc trng hot động tín dng ti NHTMCP Công thương Vit Nam – Chi nhánh M Hào và Chi nhánh Hưng Yên Chi nhánh M Hào và Chi nhánh Hưng Yên

4.1.1.1 Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là một trong những nghiệp vụ tạo vốn quan trọng hàng đầu của các NHTM, NHCT Mỹ Hào đã tăng cường huy động mọi nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cư. Tạo điều kiện cho nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội chảy đến những nơi có nhu cầu đầu tư, nhu cầu sử dụng vốn thông qua nhiều kênh huy động vốn. Trên cơ sở chiến lược thị trường, thị phần và kế hoạch kinh doanh đã được xây dựng, cùng với các biện pháp mở rộng mạng lưới, lãi suất suất linh hoạt, hợp lý, xây dựng phong cách giao dịch văn minh, lịch sự, tăng cường tiếp thị để thiết lập khách hàng mới. Đồng thời đẩy mạnh công tác thanh toán qua ngân hàng, trong đó tăng cường phát hành thẻ rút tiền, chuyển tiền.... nhằm thu hút khách hàng và tạo lập các nguồn vốn ổn định thông qua hệ thống thanh toán ngân hàng, các giao dịch thanh toán được thanh toán nhanh chóng, chính xác, đảm bảo an toàn vốn cho khách hàng. Nhờ đó, ngân hàng đã huy động được nguồn vốn dồi dào, đáp ứng kịp thời nhu cầu hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ gia đình trong tỉnh.

Kết quả huy động vốn, cơ cấu và biến đồng nguồn vốn huy động, tỷ trọng nguồn vốn huy động/ dư nợ cho vay qua 03 năm 2011 – 2013 thể hiện qua các bảng 4.1 và 4.2. Qua bảng 4.1 ta có thể thấy rằng nguồn vốn huy động của NHCT Hưng Yên có giá trị tăng dần qua các năm từ 2011 đến 2013 và tăng mạnh nhất từ năm 2011 đến 2012. Tuy nhiên nguồn vốn huy động của NHCT Mỹ Hào tăng trong giai đoạn 2011 – 2012, đến năm 2013 nguồn vốn huy động sụt giảm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39

Bảng 4.1 Nguồn vốn huy động của NHCT Hưng Yên và NHCT Mỹ Hào 2011 – 2013

Chỉ tiêu NHCT Hưng Yên NHCT Mỹ Hào 2011 2012 2013 2011 2012 2013 Giá trị (tỷ đồng) (%) Giá trị (tỷ đồng) (%) Giá trị (tỷ đồng) (%) Giá trị (tỷ đồng) (%) Giá trị (tỷ đồng) (%) Giá trị (tỷ đồng) (%) Nguồn vốn huy động 1261 1609 1887 833 1247 1110

1. Phân theo nội ngoại tệ

- HĐ vốn VNĐ 1108 87,87 1488 92,48 1690 89,56 745 89,44 779 62,47 1040 93,70 - HĐ vốn ngoại tệ quy ra VNĐ 153 12,13 121 7,52 197 10,44 88 10,56 468 37,53 70 6,30

2. Phân theo nguồn

- Tiền gửi dân cư 863 68,43 840 52,21 1263 66,93 558 66,98 550 44,11 1054 94,95 - Tiền gửi kỳ phiếu, TD 77 6,11 413 25,67 187 9,91 4,9 0,59 76 6,1 55,54 5,00 - Tiền gửi TCKT 321 25,46 356 22,12 437 23,16 270,1 32,43 621 49,79 0,46 0,05

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40 Về cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền thì huy động vốn bằng nội tệ của hai ngân hàng tăng đều qua các năm. Cơ cấu vốn huy động tập trung chủ yếu ở huy động vốn bằng VNĐ. NHCT Hưng Yên năm 2011 có giá trị vốn nội tệ là 1108 tỷ đồng chiếm 87,87% đến năm 2013 là 1690 tỷ đồng chiếm 89,69% tổng nguồn vốn huy động. Đối với NHCT Mỹ Hào vốn nội tệ tăng dần qua các năm, năm 2013 là 1040 tỷ đồng chiếm tơi 93,70% tổng nguồn vốn so với năm 2012 là 745 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động và tăng không đều. Huy động vốn ngoại tệ của NHCT Hưng Yên năm 2012 là 121 tỷ đồng giảm so với năm 2011 là 153 tỷ đồng, tuy nhiên đến năm 2013 huy động vốn ngoại tệ của ngân hàng đã tăng lên 197 tỷ đồng. NHCT Mỹ Hào có nguồn vốn huy động ngoại tệ tăng không đều, năm 2012 nguồn vốn tăng đột biết lên 468 tỷ đồng chiếm 37,53% tỷ trọng tổng nguồn vốn huy động so với năm 2011 là 745 tỷ đồng. Nhưng đến năm 2013 thì nguồn vốn huy động ngoại tệ giảng mạnh còn 70 tỷ đồng chỉ chiếm 6,30% tổng nguồn vốn huy động.

Nguồn vốn huy động bằng nội tệ tăng dần qua các năm cho thấy chi nhánh đã thực hiện tốt công tác huy động vốn, thông qua việc làm tốt công tác tuyên truyền lãi suất huy động linh hoạt, đưa ra nhiều sản phẩm, hình thức khuyến mại phù hợp, mở rộng địa bàn... kết hợp với việc thực tiếp cận gia đình có người thân đi lao động, học tập ở nước ngoài, thực hiện tốt công tác chi trả kiều hối. Đây là nguồn tiềm năng lớn đã và đang được tập trung khai thác trong hai chi nhánh trong toàn tỉnh.

Tiền gửi của các tổ chức kinh tế có xu hướng gia tăng, góp phần làm giảm lãi suất đầu vào, tăng thu nhập, có điều kiện hỗ trợ vốn cho Doanh nghiệp với lãi suất thấp, đặc biệt là trong vay ngắn hạn, góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41

Bảng 4.2 Tình hình biến động dư nợ cho vay của NHCT Hưng Yên và NHCT Mỹ Hào năm 2011-2013

Chỉ tiêu NHCT Hưng Yên NHCT Mỹ Hào Tăng giảm huy động vốn Tốc độ tăng trưởng Tăng giảm huy động vốn Tốc độ tăng trưởng 2012/2011 +/- (SL) 2013/2012 +/- (SL) 2012/2011 (%) 2013/2012 (%) 2012/2011 +/- (SL) 2013/2012 +/- (SL) 2012/2011 (%) 2013/2012 (%) Nguồn vốn huy động 348 278 27,60 17,28 414 -137 49,70 -10,99 1. Vốn theo nội ngoại tệ - Nguồn vốn nội tệ 380 202 34,30 13,58 704,5 261 94,56 33,5 - Nguồn vốn ngoại tệ tính theo VNĐ -32 76 -20,92 62,81 380 -398 431,82 -85,04 2. Vốn theo nguồn - Tiền gửi tiết kiệm -23 423 -2,67 51,43 -8 504 -1,43 91,64 - Tiền gửi kỳ phiếu, TD 336 -226 436,36 -54,72 71,1 -20,46 1451 -26,92 - Tiền gửi TCKT 35 81 10,9 22,75 450,9 -620,54 76,97 -99,92

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42

Bảng 4.2 cho thấy nguồn vốn huy động tăng không đều và nhiều nguồn huy động có tốc độ tăng trưởng giảm qua các năm. NHCT Mỹ Hào doanh số huy động năm 2012 tăng 414 tỷ đồng so với năm 2011 nhưng đến năm 2013 lại giảm 137 tỷ đồng so với năm 2013. NHCT doanh số huy động năm 2013 tăng 278 tỷđồng so với năm 2011, thấp hơn giá trị huy động vốn của năm 2012 so với 2011 là 348 tỷđồng.

Trong giai đoạn năm 2011 – 2012 ngành ngân hàng tăng trưởng quá nóng với các điều kiện tín dụng được nới lỏng quá mức trước đó. Và hàng loạt các giải pháp tín dụng được đưa ra để hạ nhiệt tín dụng. Trong năm 2013 lãi suất huy động giảm mạnh xuống mức 7% nhưng người dân vẫn tiếp tục gửi tiền vào ngân hàng bởi đây là kênh đầu tư an toàn và hiệu quả nhất so với các kênh đầu tư khác. NHCT Hưng Yên năm 2013 có giá trị tiền gửi dân cư tăng 423 tỷđồng so với năm 2012. Và nguồn vốn huy động tiết kiệm dân cư của NHCT Mỹ Hào năm 2013 tăng 504 tỷ đồng so với năm 2012 và có tốc độ tăng trưởng là 91,64%.

NHCT Hưng Yên và NHCT Mỹ Hào đã áp dụng nhiều biện pháp để huy động vốn từ các thành phần kinh tế như áp dụng các hình thức huy động vốn một các linh hoạt về lãi suất, kỳ hạn gửi và hình thức trả lãi; mở rộng mạng lưới giao dịch, tạo thuận lợi cho khách hàng gửi tiền; giao chỉ tiêu cho từng đơn vị, từng cá nhân, đồng thời có chính sách khen thưởng kịp thời đối với những tập thể cá nhân có thành tích đóng góp vào tăng trưởng nguồn vốn huy động. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng nguồn vốn huy động của NHCT Hưng Yên và NHCT Mỹ Hào có sự thay đổi khá mạnh, đặc biệt là NHCT Mỹ Hào. Nhưng trong 03 năm từ 2011 – 2013, NHCT Hưng Yên và NHCT Mỹ Hào đã tạo lập được một phần vớn quan trọng đểđáp ứng nhu cầu cho vay và phát triển kinh tếởđịa phương. Nguồn vốn huy động trong dân cư chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn huy động vốn nhưng lại thiếu tính ổn định. Nguồn vốn huy động trong các tổ chức kinh tế cũng chiếm một phần không nhỏ trong tổng nguồn vốn và có mức tăng trưởng ổn định đối với NHCT Hưng Yên và chưa ổn định đối với NHCT Mỹ Hào.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 43

Qua những số liệu trên cho thấy nhìn chung kết quả của việc huy động vốn của NHCT Hưng yên là tương đối ổn định và tăng trưởng, còn đối với NHCT Mỹ Hào vẫn còn chưa ổn định. Với nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM hai chi nhánh cần tiếp tục làm tốt hơn nữa trong việc huy động nguồn vốn, đặc biệt là chi nhánh Mỹ Hào có tốc độ tăng trưởng không ổn định, nguồn huy động vốn tăng không đều và có một số nguồn có tốc độ giảm qua các năm.

4.1.1.2 Hoạt động sử dụng vốn

NHCT Hưng Yên và NHCT Mỹ Hào sử dụng vốn dưới nhiều hình thức khác nhau như: cho vay, đầu tư, phát hành thẻ tín dụng.... Trong đó hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu và thường xuyên nhất, đồng thời hoạt động này cũng đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho Chi nhánh.

Trong các năm qua, NHCT Hưng Yên và NHCT Mỹ Hào đã tích cực huy động mọi nguồn vốn trên địa bàn, kịp thời đầu tư cho nhu cầu vay vốn của mọi tổ chức và đơn vị kinh tế, các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình. Vốn tín dụng của ngân hàng đã góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu, tăng trưởng kinh tế của tỉnh theo hướng sản xuất hàng hóa, dịch vụ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44

Bảng 4.3 Cơ cấu dư nợ của NHTMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Mỹ Hào và Chi nhánh Hưng Yên 2011 – 2013

Chỉ tiêu NHCT Hưng Yên NHCT Mỹ Hào 2011 2012 2013 Tăng trưởng b.quân/năm (%) 2011 2012 2013 Tăng trưởng b.quân/năm (%) Tổng dư nợ cho vay 1744 1954 2085 7,30 1366 1581 1747 5,12

1. Phân theo nội ngoại tệ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cho vay nội tệ 1440 1639 1741 9,96 1180 1309 1647 12,17

- Cho vay ngoại tệ quy đổi VNĐ 304 315 317 2,11 186 272 100 -3,94

2. Phân theo thành phần kinh tế

- Tổ chức kinh tế 1163 1265 1338 9,01 896 1050 1172 5,65

- Cá nhân, hộ gia đình 581 689 703 10 470 531 575 4,06

3. Phân theo thời gian

- Cho vay ngắn hạn 1280 1566 1724 16,05 1034 1227 1291 2,57

- Cho vay trung hạn, dài hạn 464 388 361 -11,80 332 354 456 13,50

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45 Qua số liệu bảng 4.3 cho thấy: Trên cơ sở nguồn vốn huy động được, ngân hàng đã bám sát mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, kế hoạch sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, chủ động tìm kiếm các phương án, dự án khả thi để mở rộng cho vay.

a) Cơ cấu dư nợ theo thời hạn

Dư nợ phân theo thời gian có sự thay đổi giữa các khoản vay ngắn hạn, trung hạn và dại hạn. Trong đó các khoản vay ngăn hạn vẫn chiếm tỷ lệ cao. NHCT Hưng Yên năm 2011, dư nợ cho vay ngắn hạn là 1280 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 73,40%/ tổng dư nợ. Năm 2012, dư nợ là 1566 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 80,14%/ tổng dư nợ, so với năm 2011 tăng 286 tỷ đồng. Năm 2013, dư nợ là 1724 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 82,69%/ tổng dư nợ, tăng 158 tỷ đồng so với năm 2012. . Dư nợ cho vay ngắn hạn qua các năm đều tăng, tỷ lệ tăng trường bình quân là 16,05%. NHCT Mỹ Hào dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2012 là 1227 tỷ đồng chiếm 77,61% tổng dư nợ cho vay, tăng 193 tỷ đồng so với năm 2011. Đến năm 2013 dư nợ là 1291 tỷ đồng, tăng 64 tỷ đồng so với năm 2012. Dư nợ cho vay ngắn hạn qua các năm đều tăng, tỷ lệ tăng trường bình quân là 2,57% thấp hơn so với NHCT Hưng Yên. Các khoản vay ngắn hạn chủ yếu là từ các doanh nghiệp và một số cá nhân vay để phục vụ cho việc xuất hập khẩu hàng hóa trong những thời điểm doanh nghiệp chưa có đủ vốn lưu động

Các khoản vay dài hạn dành cho những đầu tư lớn. Đặc biệt trong năm 2012 – 2013 các khoản vay dài hạn có giá trị thấp. Đối với NHCT Hưng Yên, năm 2011 dư nợ cho vay dài hạn là 464 tỷ đồng chiếm 26,60% tổng dư nợ. Nhưng đến năm 2012 dư nợ giảm xuống còn 388 tỷ đồng, chiếm 19,86% tổng dư nợ. Năm 2013, dư nợ là 361 tỷ đồng chiếm 17,31% tổng dư nợ, giảm 27 tỷ đồng so với năm 2012. Dư nợ cho vay dài hạn của NHCT Hưng Yên giảm dần qua các năm, tỷ lệ tăng trưởng bình quân là -11,80%. So với NHCT Hưng Yên có tỷ lệ tăng trưởng âm thì NHCT Mỹ Hào có dư nợ cho vay dài hạn tăng đều qua các năm, tỷ lệ tăng trưởng bình quân là 13,50%, cao hơn mức tăng trưởng dư nợ cho vay (5,12%). Như vậy, dư nợ của NHCT Hưng Yên và NHCT Mỹ Hào qua các năm tăng trưởng ổn định. Hai chi nhánh đã chủ động bám sát mọi chủ trương phát triển kinh tế của tỉnh để mở rộng đầu tư vốn đúng hướng, có hiệu quả, chú trọng cho vay vốn đối

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46 với các thành phần kinh tế, chủ động tìm kiếm các dự án, phương án có tỉnh khả thi cao để đầu tư, tích cực đầu tư vốn cào các thành phần kinh tế cụ thể.

b) Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế

Dư nợ cho vay các tổ chức kinh tế chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (doanh nghiệp ngoài nhà nước). Năm 2011, NHCT Hưng Yên dư nợ cho vay là 1163 tỷ đồng, năm 2012 là 1566 tỷ đồng và năm 2013 là 1724 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng bình quân là 9,01% cao hơn mức tăng trưởng dư nợ bình quân. NHCT Mỹ Hào năm 2011 dư nợ cho vay là 896 tỷ đồng, năm 2012 là 1050 tỷ đồng và năm 2013 là 1172 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng bình quân là 5,65% cao hơn mức tăng trưởng bình quân của tổng dư nợ cho vay. Cho thấy hai chi nhánh đã tích cự tìm kiếm khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong những lĩnh vực sản xuất kinh doanh, hiệu quả phù hợp với danh mục tín dụng của NHCT Việt Nam, chi nhánh đã đầu tư vốn cho một số doanh nghiệp để mua vật liệu, máy móc thiết bị... phục vụ cho SXKD.

Dư nợ cá nhân và hộ gia đình có xu hướng tăng, nhưng chiếm tỷ lệ thấp. NHCT Hưng Yên năm 2011, dư nợ cho vay là 581 tỷ đồng, năm 2012 là 689 tỷ đồng và năm 2013 là 703 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của nhóm này bình quân qua 03 năm là 10%. NHCT Mỹ Hào, năm 2011 là 470 tỷ đồng, năm 2012 tăng 61 tỷ so với năm 2012, và đến năm 2013 là 575 tỷ đồng tăng 44 tỷ đồng so với năm 2012. Tốc độ tăng trưởng bình quân của NHCT Mỹ Hào qua 03 năm là 4,06% thấp hơn mức tăng trưởng bình quân của tổng dư nợ cho vay. Cả hai chi nhánh đều mở rộng vốn đầu tư cho một số tư nhân cá thể và hộ gia đình để mở

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam ở hưng yên (Trang 46 - 58)