Kiểm định giả thuyết của mô hình nghiên cứu đã điều chỉnh

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA NIỀM ĐAM MÊ CÔNG VIỆC VÀ KẾT QUẢ LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH (Trang 65 - 68)

CL 1– cấp trên chia sẽ thông tin cá nhân 630 2 – mối quan hệ tốt giữa cấp trên và cấp dưới

4.2.5Kiểm định giả thuyết của mô hình nghiên cứu đã điều chỉnh

2. Nhóm có thời gian làm việc từ 3 năm đến 5 năm 3 Nhóm có thời gian làm việc trên 5 năm

4.2.5Kiểm định giả thuyết của mô hình nghiên cứu đã điều chỉnh

Từ kết quả hồi quy và sau khi đã xem xét mức độ phù hợp của mô hình và mức độ phù hợp của các trọng số hồi quy thì kết quả hai phương trình hồi quy như sau:

EWP = 0.417CP + 0.260CL + 0.248MW + 0.090CC + 0.089AT P = 0.886EWP

Trong mô hình nghiên cứu đã điều chỉnh thì có 6 giả thuyết được đưa ra với giả định là các biến thành phần đều ảnh hưởng dương (+) đến các biến phụ thuộc cần xem xét. Vì vậy xem hai phương trình hồi quy trên tác giả có thể kết luận được các giả thuyết của mô hình nghiên cứu đều phù hợp.

4.3 Tóm tắt

Chương này trình bày kết quả kiểm định các thang đo thành phần của mô hình nghiên cứu. Trong chương này, từ kết quả phân tích EFA cho toàn bộ dữ liệu thu thập được đã dẫn đến có sự thay đổi trong mô hình nghiên cứu so với ban đầu. Theo mô hình ban đầu có 10 khái niệm nghiên cứu, trong đó có tám khái niệm (tám nhân tố) ảnh hưởng đến khải niệm niềm đam mê công việc của nhân viên, thông qua kết quả phân tích EFA chỉ còn năm khái niệm ảnh hưởng đến niềm đam mê công việc. Trong đó ba khái niệm giữ nguyên như mô hình nghiên cứu lý thuyết đề nghị ban đầu: công việc có ý nghĩa MW, quyền tự trị AT, mối quan hệ với lãnh đạo CL; năm khái niệm còn lại gộp thành hai khái niệm mới: chính sách của công ty CP (sự phát triển GR, sự công

bằng FN và sự công nhận RC); mối quan hệ với đồng nghiệp CC. Thang đo sự cộng tác CO chưa đạt được tính đơn hướng trong nghiên cứu, đây là hạn chế của bài nghiên cứu vì vậy trong những nghiên cứu kế tiếp phải xây dựng lại thang đo sự cộng tác với đồng nghiệp CO để thang đo đủ độ tin cậy và đạt được tính đơn hướng. Vì vậy mô hình nghiên cứu có điều chỉnh lại cho phù hợp với dữ liệu thu thập từ mẫu. Kết quả phân tích hồi quy riêng với biến phụ thuộc EWP và P cho thấy mô hình hồi quy là phù hợp và các khái niệm đều có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Tiếp theo là kiểm định ANOVA để xem có sự khác biệt nào không giữa biến phụ thuộc niềm đam mê công việc theo các tiêu chí phân loại: giới tính, độ tuổi, thu nhập, trình độ học vấn và thời gian công tác (xem tóm tắt kết quả kiểm định ANOVA ở trang 55). Chương tiếp theo sẽ tóm tắt lại toàn bộ nghiên cứu, những điểm mới cũng như những hạn chế của nghiên cứu này và đề nghị các hướng nghiên cứu tiếp theo.

Chương 5.

KT LUN

Mục đích chính của nghiên cứu này là muốn tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến niềm đam mê công việc của người lao động đang làm việc trong khối văn phòng tại địa bàn Tp.Hồ Chí Minh. Đồng thời khẳng định tác động của niềm đam mê công việc đến kết quả làm việc của người lao động, từ đó để các doanh nghiệp biết được cách thức tác động đến người lao động như thế nào để đạt được mục tiêu cuối cùng là người lao động có được kết quả lao động cao dựa trên nền tảng vững chắc của đam mê công việc. Dựa vào các mô hình nghiên cứu trước đó mà chủ đạo là nghiên cứu của Zigarmi et al (2006) mô hình lý thuyết đề nghị cho nghiên cứu này đã được đưa ra trong chương 2 với các giả thuyết ban đầu.

Phương pháp nghiên cứu sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu được trình bày trong chương 3 bao gồm 2 bước chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ gồm 2 bước: tham khảo ý kiến đóng góp của một số chuyên gia về lĩnh vực này thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp và nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện với mẫu n=219. Thang đo được đánh giá sơ bộ thông qua phương pháp độ tin cậy cronbach alpha và tổng phương sai trích được của từng khái niệm. Nghiên cứu chính thức cũng được thực hiện bằng phương pháp định lượng với số lượng mẫu n=410 thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Trong chương 4, các phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy và phân tích ANOVA để điều chỉnh mô hình nghiên cứu, kiểm định độ tin cậy của thang đo cũng như ước lượng và kiểm định các tham số của mô hình.

Mục đích của chương 5 này la tóm tắt lại các kết quả nghiên cứu và đưa ra kết luận từ nghiên cứu.Chương này gồm hai phần chính: (1) tóm tắt kết quả chủ yếu và các

đóng góp của nghiên cứu đối với nhà quản trị và nhà nghiên cứu, (2) các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA NIỀM ĐAM MÊ CÔNG VIỆC VÀ KẾT QUẢ LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH (Trang 65 - 68)