Chương 3 đã trình bày phương pháp nghiên cứu kiểm để kiểm định mô hình thang đo và mô hình nghiên cứu. Mục đích của chương 4 này trình bày kết quả kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu cũng như các giả thuyết đưa ra trong mô hình.
Nội dung của chương này bao gồm ba phần chính. Trước tiên thang đo được kiểm định lại bằng phương pháp hệ số tin cậy cronbach alpha và phân tích yếu tố khám phá EFA. Sau đó tiến hành phân tích hồi quy giữa các nhân tố ảnh hưởng đến niềm đam mê công việc, phân tích ANOVA để xem có sự khác biệt giữa các nhóm trong niềm đam mê công việc theo các tiêu chí phân loại khác nhau hay không? Đồng thời còn phân tích hồi quy để xem xét mối quan hệ giữa niềm đam mê công việc của người lao động và kết quả làm việc của họ. Phân tích sử dụng phần mềm SPSS 16 để hỗ trợ.
4.1 Đánh giá sơ bộ thang đo. 4.1.1 Kết quả cronbach alpha. 4.1.1 Kết quả cronbach alpha.
Từ dữ liệu thu thập được, trước hết tác giả sẽ kiểm tra lại cronbach alpha của các thang đo nghiên cứu. Kết quả cronbach alpha như sau:
Bảng 4.1 Kết quả cronbach alpha của các thang đo Biến quan sát Hệ số tương quan với biến tổng có hiệu chỉnh Hệ số cronbach alpha nếuloại bỏ biến này
Công việc có ý nghĩa - MW: cronbach alpha: 0.783
MW1 – sản phẩm dịch vụ tốt 0.55 0.749
MW2 – công việc tạo ra giá trị gia tăng 0.64 0.705
MW3 – công việc giúp đạt được những mục tiêu quan trọng 0.53 0.758
MW4 – Cảm nhận chung về công việc có ý nghĩa 0.64 0.703
Quyền tự trị - AT: cronbach alpha: 0.773
AT2 – có quyền hạn để ra quyết định trong thẩm quyền cho
phép 0.63 0.665
AT4 – hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình 0.61 0.694 Sự phát triển nghề nghiệp - GR : cronbach alpha: 0.818
GR1 – Cấp trên có kế hoạch phát triển 0.49 0.843
GR2 – khả năng học tập từđồng nghiệp 0.64 0.769
GR3 - cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn 0.73 0.730
GR4 - khả năng thăng tiến trong tương lai 0.71 0.738
Sự công nhận - RC, cronbach alpha: 0.647
RC1 – được công nhận thông qua phần thưởng và lời khen 0.48 -
RC3 – lãnh đạo công nhận thành tích đóng góp 0.48 -
Sự cộng tác - CO, cronbach alpha: 0.849
CO1 – văn hóa hợp tác 0.69 0.810
CO2 – sự cộng tác của đồng nghiệp 0.71 0.798
CO3 – sự cộng tác của cấp trên 0.63 0.831
CO4 – sự khuyến khích cộng tác của nhà quả trị 0.73 0.791
Sự công bằng - FN: cronbach alpha: 0.808
FN1 – công bằng trong phân chia công việc 0.59 0.775
FN2 – chính sách áp dụng thống nhất không thiên vị 0.57 0.783
FN3 – công bằng trong trả lương 0.64 0.753
FN4 – công bằng trong phúc lợi xã hội 0.70 0.722
Mối quan hệ với đồng nghiệp - CC: cronbach alpha: 0.852
CC1 – đồng nghiệp cởi mở, chia sẽ thông tin cá nhân 0.60 0.859
CC2 - mối quan hệ giữa đồng nghiệp 0.70 0.811
CC3 - đồng nghiệp chia sẽ lợi ích 0.75 0.787
CC4 - đồng nghiệp tin tưởng 0.74 0.791
Mối quan hệ với lãnh đạo - CL: cronbach alpha: 0.874
CL1 – cấp trên chia sẽ thông tin cá nhân 0.66 0.87
CL2 – mối quan hệ tốt giữa cấp trên và cấp dưới 0.75 0.83
CL3 – cấp trên biết chia sẽ lợi ích của mình 0.77 0.82
CL4 – cấp trên tin tưởng cấp dưới 0.75 0.83
Niềm đam mê công việc - EWP: cronbach alpha: 0.87
EWP1 – nỗ lực làm việc 0.74 0.83
EWP2 – mong muốn được gắn kết lâu dài 0.76 0.82
EWP3 – tận tâm với công việc 0.70 0.84
EWP4 – đam mê công việc nói chung 0.70 0.85
Kết quả làm việc - P: cronbach alpha: 0.83
P1 – chất lượng công việc được đảm bảo 0.69 0.79
P2 – khối lượng công việc được đảm bảo 0.70 0.78
P3 – đồng nghiệp đánh giá có kết quả làm việc tốt 0.64 0.81
Tiêu chí xem xét cronbach alpha là: (1) hệ số cronbach alpha của thang đo, nếu thang đo có cronbach alpha từ 0.7 đến 0.9 được xem là tốt, lớn hơn 0.6 được xem là chấp nhận được, và lớn hơn 0.9 cần phải xem xét lại vì có khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến; (2) hệ số tương quan với biến tổng phải lớn hơn 0.3; (3) hệ số cronbach alpha nếu loại bỏ biến đang xem xét, nếu hệ số cronbach alpha khi loại biến đang quan sát lớn hơn hệ số cronbach alpha của thang đo thì cần phải xem xét xem có cần loại bỏ biến này ra khỏi thang đo hay không. Theo các tiêu chí trên thì các thang đo: công việc có ý nghĩa MW, quyền tự trị AT, sự công nhận RC, sự cộng tác CO, sự công bằng FN, mối quan hệ với đồng nghiệp CC, mối quan hệ với lãnh đạo CL, công việc có ý nghĩa EWP và kết quả công việc đều đạt được độ tin cậy.
Riêng khái niệm sự phát triển nghề nghiệp thì cần phải xem xét lại vì hệ số cronbach alpha nếu loại bỏ biến GR1 sẽ là 0.843 lớn hơn hệ số cronbach alpha của thang đo 0.818. Tuy nhiên nếu xét hệ số tương quan với biến tổng có hiệu chỉnh của biến quan sát này cũng khá cao 0.49 và xét về mặt nội dung như đã trình bày ở chương 3 thì đây là biến quan sát đo lường chính sách thăng tiến của cấp trên đối với nhân viên, biến quan sát này không bị trùng lắp với các biến quan sát còn lại vì vậy tác giả vẫn giữ lại biến quan sát này trong các bước phân tích tiếp theo.
4.1.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA
Tuy đã kiểm tra độ tin cậy của các thang đo các khái niệm nghiên cứu tuy nhiên cũng cần phải tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA để kiểm tra xem mẫu nghiên cứu có thể trích được bao nhiêu nhân tố và có xuất hiện nhân tố nào mới hay cộng gộp các nhân tố từ mô hình nghiên cứu ban đầu hay không. Kết quả EFA theo phương pháp trích Principal Axis Factoring với phép quay promax được kết quả như trong bảng 4.2 và bảng 4.3
Bảng 4.2 Kết quả EFA các nhân tố ảnh hưởng đến niềm đam mê công việc của người lao động EWP.
Biến quan sát Các nhân tố trích được
1 2 3 4 5 MW1 – sản phẩm dịch vụ tốt .576