Nghiên cứu chính thức

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA NIỀM ĐAM MÊ CÔNG VIỆC VÀ KẾT QUẢ LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH (Trang 39 - 42)

7 Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan với biến tổng có hiệu chỉnh lớn hơn hoặc bằng 0.3 thì biến đó đạt yêu cầu (Nunnally và Bernstein, 1994)

3.4 Nghiên cứu chính thức

Kết quả kiểm định sơ bộ cho thấy các thang đo sau khi điều chỉnh đều đạt yêu cầu vì vậy thang đo có thể sử dụng cho nghiên cứu chính thức. Bảng câu hỏi khảo sát được trình bày trong Phụ lục 2. Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu theo phương pháp xác suất. Bài nghiên cứu dựa trên việc khảo sát một mẫu gồm 410 người làm việc trong khu vực văn phòng với cơ cấu mẫu nghiên cứu như Bảng 3.12.

Có nhiều ý kiến đưa ra về việc chọn lựa mẫu để tiến hành phân tích, thông thường dựa vào phương pháp phân tích và phương pháp ước lượng. Trong phần nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, hồi quy và ANOVA và phương pháp ước lượng là Maximum Likelihood. Tuy nhiên, có nhà nghiên cứu cho rằng nếu sử dụng phương pháp ước lượng ML thì mẫu sử dụng tối thiểu phải là từ 100 đến 150 (Hair and ctg 1998). Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho một tham số cần ước lượng nếu sử dung phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Bollen, 1989). Nghiên cứu này sử dụng phương pháp ước lượng ML, có 37 biến quan sát vì vậy mẫu sử dụng cho nghiên cứu chính thức với 410 mẫu là phù hợp.

Các bảng câu hỏi được tiến hành khảo sát và thu thập dữ liệu. Các phiếu khảo sát có số lượng các câu trả lời bỏ trống trên 5 câu sẽ bị loại. Các phiếu khảo sát có số lượng câu trả lời bỏ trống dưới hoặc bằng 5 câu sẽ được giữ lại, các câu trả lời bỏ trống sẽ được gán giá trị là 3 (thang đo likert 5 điểm).

Bảng 3.12 Cơ cấu mẫu khảo sát của nghiên cứu chính thức Phân loại Mẫu Tỷ lệ % Lũy kế (%) Giới tính Nam 152 37.1 37.1 Nữ 258 62.9 100 Độ tuổi Từ 18 đến 30 tuổi 375 91.5 91.5 Trên 30 tuổi 35 8.5 100 Trình độ học vấn Từ trung cấp trở xuống 64 15.6 15.6 Cao đẳng, đại học 323 78.8 94.4 Cao học trở lên 23 5.6 100 Thời gian công tác Dưới 3 năm 192 46.8 46.8 Từ 3 đến dưới 5 năm 154 37.6 84.4 Từ 5 năm trở lên 64 15.6 100 Mức thu nhập Từ 5 triệu trở xuống 135 32.9 32.9 Từ 5 đếm dưới 10 triệu 207 50.5 83.4 Từ 10 triệu trở lên 68 16.6 100 Tổng số 410 100% 3.5 Tóm tắt

Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để đánh giá thang đo các khái niệm nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua hai bước : định tính và định lượng. Tham khảo ý kiến chuyên gia được sử dụng cho bước nghiên cứu định tính, kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp đươc dùng cho bước nghiên cứu định lượng sơ bộ với kích thước mẫu là 219 mẫu. Nghiên cứu chính thức cũng sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp với kích thước mẫu là n = 410.

Các thang đo được kiểm định sơ bộ bằng phương pháp độ tin cậy cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá cho từng khái niệm nghiên cứu. Sau khi điều chỉnh, kết quả cho thấy các thang đo đều đạt được yêu cầu và sẵn sàng cho nghiên cứu định lượng chính thức. Chương này cũng mô tả thông tin về mẫu của nghiên cứu chính thức. Chương tiếp theo sẽ trình bày phương pháp phân tích thông tin và kết quả nghiên cứu bao gồm việc phân tích lại bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, hồi quy và kiểm định ANOVA về sự khác biệt giữa các nhóm dựa vào những tiêu chí phân loại khác nhau.

Chương 4.

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA NIỀM ĐAM MÊ CÔNG VIỆC VÀ KẾT QUẢ LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)