CL 1– cấp trên chia sẽ thông tin cá nhân 630 2 – mối quan hệ tốt giữa cấp trên và cấp dưới
4.1.4 Điều chỉnh mô hình nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu đề nghị ban đầu là bao gồm 8 yếu tố ảnh hưởng đến niềm đam mê công việc EWP, niềm đam mê công việc sẽ ảnh hưởng đến kết quả làm việc của người lao động. Qua phân tích EFA và kiểm tra độ tin cậy cronbach alpha thì có 5 nhân tố ảnh hưởng đến niềm đam mê công việc của nhân viên; đồng thời niềm đam mê
công việc của nhân viên ảnh hưởng đến kết quả làm việc của người lao động. Mô hình nghiên cứu được điều chỉnh như sau:
Đam mê công việc EWP Chính sách của công ty CP Kết quả việc P làm Mối quan hệ với cấp trên CL Mối quan hệ với đồng nghiệp CC Quyền tự trị AT Công việc có ý nghĩa MW H1 H2 H3 H4 H5 H6 Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh.
Trong chương 2, mô hình nghiên cứu đề nghị đã đưa ra 9 giả thuyết từ H1 đến H9, tuy nhiên qua thu thập mẫu nghiên cứu, phân tích khám phá EFA thì mô hình nghiên cứu được điều chỉnh như hình 4.1 như trên và có 6 giả thuyết được đưa ra. Ta có thể tóm tắt các các giả thuyết điều được điều chỉnh như sau:
Giả thuyết H1: Nếu công việc có ý nghĩa sẽ làm tăng niềm đam mê công việc của người lao động.
Giả thuyết H2: Nếu người lao động có được quyền tự trị của họ trong công việc thì sẽ làm tăng niềm đam mê công việc của họ.
Giả thuyết H3: Nếu công ty có chính sách tốt (ở đây xem xét chính sác của công ty trên 3 khía cạnh: chính sách phát triển, sự công nhận và chính sách công bằng trong lương thưởng phúc lợi xã hội) thì sẽ làm tăng niềm đam mê công việc của người lao động
Giả thuyết H4: Nếu mối quan hệ với đồng nghiệp tốt sẽ làm tăng niềm đam mê công việc của người lao động
Giả thuyết H5: Nếu mối quan hệ giữa lãnh đạo và người lao động tốt thì sẽ làm tăng niềm đam mê công việc của họ.
Giả thuyết H6: Một khi người lao động có sự đam mê công việc sẽ làm tăng kết quả làm việc của họ.
Các giả thuyết này sẽ được kiểm định lại trong phần kiểm định mô hình nghiên cứu.