Trong chương 2 đã trình bày về các vấn đề lý thuyết liên quan đến niềm đam mê công việc của người lao động và các vấn đề liên quan đến kết quả làm việc của họ, đồng thời đưa ra một số mô hình nghiên cứu tương tự có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để đưa ra đuợc mô hình nghiên cứu của đề tài nghiên cứu này. Trong chương 3 này nhằm mục đích giới thiệu phương pháp nghiên cứu sử dụng để điều chỉnh và đánh giá các thang đo lường các khái niệm nghiên cứu sử dụng từ đó đưa ra nghiên cứu chính thức. Chương 3 sẽ bao gồm 4 phần chính: (1) thiết kế nghiên cứu, (2) các thang đo lường các khái niệm nghiên cứu, (3) đánh giá sơ bộ thang đo, và (4) giới thiệu nghiên cứu chính thức.
3.1 Thiết kế nghiên cứu
3.1.1 Phương pháp nghiên cứu
Trong chương 1 đã trình bày sơ lược về phương pháp nghiên cứu của bài nghiên cứu này. Nghiên cứu sẽ bao gồm hai bước chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Đối tượng nghiên cứu là người lao động trí óc làm việc trong khối văn phòng tại địa bàn Tp.HCM bởi vì đây là nhóm lao động rất phổ biến ở các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và cũng là nhóm lao động không thể thiếu trong các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất. Hơn nữa, nhóm lao động này là nhóm lao động chính tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp vì vậy luôn được các nhà quản lý quan tâm hàng đầu.
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua hai phương pháp: định tính và định lượng. Nghiên cứu sơ bộ định tính dùng để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Nghiên cứu định tính này được thực hiên thông qua kỹ thuật tham khảo ý kiến chuyên gia. Bảng câu hỏi khảo sát sẽ được trao đổi với 03 chuyên gia để đánh giá mức độ tin cậy trước của các biến quan sát
trước khi tiến hành khảo sát sơ bộ định lượng và nghiên cứu định lượng chính thức. Nghiên cứu sơ bộ định lượng được thực hiện để đánh giá sơ bộ về độ tin cậy và giá trị của các thang đo đã thiết kê, loại bỏ những biến quan sát đo lường thấp khái niệm nghiên cứu để có được một thang đo hoàn chỉnh, phù hợp với dữ liệu thị trường. Phương pháp này được nghiên cứu một phần thông qua bảng câu hỏi khảo sát, một phần được phỏng vấn trực tiếp để lấy ý kiến phản hồi của những đối tượng khảo sát cũng thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Mẫu cho nghiên cứu sơ bộ định lượng có kích thước n = 219 và được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Nghiên cứu này được tiến hành vào tháng 07/2013 tại địa bàn TP.HCM.
Nghiên cứu chính thức cũng được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định lượng này được thực hiện thông qua phương pháp lấy ý kiến khảo sát dựa trên bảng câu hỏi khảo sát. Nghiên cứu chính thức này nhằm đánh giá mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu với thị trường, đưa ra các kết quả về mối tương quan giữa niềm đam mê công việc của người lao động với kết quả làm việc của họ. Nghiên cứu này được thực hiện vào tháng 08/2013 tại Tp.HCM.
3.1.2 Quy trình nghiên cứu.
Bài nghiên cứu này tác giả đưa ra quy trình nghiên cứu chi tiết như Hình 3.1 Từ cơ sở lý thuyết sẽ đưa ra thang đo nháp 1 sau đó nghiên cứu định tính sơ bộ thông qua ý kiến chuyên gia để được thang đo nháp 2. Thang đo nháp 2 được đánh giá thông qua nghiên cứu sơ bộ định lượng với một mẫu có kích thước n=219. Các thang đo này được điều chỉnh thông qua kỹ thuật chính: (1) phương pháp hệ số tin cậy Cronbach alpha và (2) phương pháp phân tích yếu tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis). Các biến quan sát có hệ số tương quan với biến tổng nhỏ hơn 0.30 và hệ số cronbach alpha if item deleted lớn hơn hệ số cronbach alpha của thang đo thì biến quan sát đó sẽ bị loại bỏ. Hệ số Cronbach alpha của thang đo phải lớn hơn 0.70 thì sẽ được chấp nhận thang đo có độ tin cậy. Sau đó kiểm tra tổng phương sai trích được >= 50%. Các biến còn lại sẽ được đưa vào bảng câu hỏi dùng cho nghiên cứu định lượng chính thức.
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu.
Sau khi có thang đo chính thức và kết quả khảo sát của thang đo chính thức, phương pháp phân tích hồi quy để xác định trọng số hồi quy của từng nhân tố, mức độ phù hợp của mô hình. Đồng thời kiểm tra sự khác biệt giữa các nhóm theo các tiêu chí phân loại của cơ cấu mẫu: độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, thời gian công tác và mức thu nhập.
3.2 Các thang đo lường các khái niệm nghiên cứu
Như đã trình bày trong chương 2 về mô hình nghiên cứu đề nghị của bài nghiên cứu này, sẽ có 10 khái niệm nghiên cứu được sử dụng: (1) công việc có ý nghĩa ký hiệu MW, (2) quyền tự trị - AT, (3) sự phát triển nghề nghiệp – GR, (4) sự công nhận - RC, (5) sự cộng tác – CO, (6) sự công bằng – FN, (7) mối quan hệ với lãnh đạo – CL, (8) mối quan hệ với đồng nghiệp – CC, (9) niềm đam mê công việc của người lao động – EWP, và (10) kết quả làm việc của người lao động ký hiệu EP.
Cơ sở lý thuyết Thang đo nháp 1 Thang đo nháp 2 Ý kiến chuyên gia Cronbach
alpha Kiểm tra tương quan biCronbach Alpha. ến tổng, kiểm tra hệ số Định lbộ n=219 ượng sơ
EFA Kiểm tra trọng số EFA, nhân tố và phương sai trích Thang đo chính thức Định lthứược n=410 ng chính Hệ số hồi quy, hệ số R2 của mô hình. Hồi quy Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm theo các tiêu chí phân loại Anova Hàm ý chính sách
Thang đo lường công việc có ý nghĩa.
Công việc có ý nghĩa được ký hiệu là MW và được đo lường bằng 3 biến quan sát dựa vào nghiên cứu của Zigarmi D. et al (2006): (1) sản phẩm, dịch vụ mang lại lợi ích cho khách hàng và xã hội, (2) công việc tạo ra giá trị gia tăng cho tổ chức và (3) tổ chức tập trung vào mục tiêu vì lợi ích cộng đồng hơn là mục tiêu lợi nhuận. Biến quan sát thứ ba trong thang đo lường trên không phù hợp với nghiên cứu này bởi vì đối tượng khảo sát của nghiên cứu này là các doanh nghiệp đang hoạt động tại Tp.Hồ Chí Minh và mục tiêu chung và dài hạn của các doanh nghiệp đó vẫn là lợi nhận. Một thang đo khác về biến tiềm ẩn – công việc có ý nghĩa – được đề cập trong nghiên cứu của Arnold K.A. et al (2007) bao gồm 3 biến quan sát3: (1) công việc hiện tại tôi đang làm giúp tôi được thoả mãn, (2) công việc hiện tại tôi đang làm giúp tôi cảm thấy rất bổ ích và (3) công việc hiện tại tôi đang làm giúp tôi đạt được những kết quả quan trọng. Biến đo lường thứ nhất trong thang đo này chưa thật rõ nghĩa bởi vì đối tượng khảo sát ở đây cần hiểu cụ thể thỏa mãn về vấn đề gì. Biến đo lường thứ hai trong thang đo này tương đồng với biến đo lường thứ nhất trong thang đo của Zigarmi D. et al (2006) bởi vì nó cùng thể hiện được sự cảm nhận của người lao động về công việc hiện tại của mình là mang lại lợi ích cho người khác và cho xã hội. Qua hai thang đo trên trong bài nghiên cứu này sẽ kết hợp 2 thang đo trên để đo lường biến tiềm ẩn – công việc có ý nghĩa – gồm 4 biến quan sát như sau:
Bảng 3.1 Thang đo công việc có ý nghĩa (MW)
MW1 : Sản phẩm/dịch vụ của công ty tôi mang lại lợi ích cho khách hàng và xã hội MW2: Công việc hiện tại của tôi góp phần tạo ra giá trị gia tăng cho tổ chức.
MW3: Công việc hiện tại của tôi giúp tôi đạt được những kết quả quan trọng
MW4: Nhìn chung tôi cảm thấy công việc tôi đang làm là một công việc có ý nghĩa.