tế chưa cao, chưa phù hợp với nền kinh tế
- Ý thức pháp luật là một bộ phận của ý thức xã hội luôn phản ánh sự tồn tại xã hội. Nó bao gồm tổng thể hệ tư tưởng pháp luật và quan niệm pháp luật. Đó là thái độ đối với pháp luật và sự tôn trọng đối với pháp luật. Ý thức pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của mỗi chủ thể tham gia giao dịch dân sự, kinh tế trong việc tuân thủ cam kết đã thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng dân sự kinh tế. Đối với nước ta, do xuất phát điểm rất thấp, từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, lại bị ảnh hưởng của hàng nghìn năm phong kiến trong một xã hội nho giáo ngự trị với những thói quen coi trọng lễ nghĩa, nhân quả và trong mối làm ăn kinh doanh thương mại, người ta thường dựa vào cách buôn có bạn, bán có phường, dựa trên những quan hệ thân quen
73
trong họ tộc, làng xã, phường hội kinh doanh. Người Việt có thể gửi hàng và trả tiền dưới hình thức không cần biên nhận. Những đại lý bán buôn ở Thái Bình khi gửi tiền thanh toán cho bạn hàng ở Hà Nội họ chỉ cần gửi chủ xe chở hàng cho mình hàng trăm triệu đồng bằng cách đựng trong hộp niêm phong lại và đề tên người nhận mà không cần bất cứ sự kiểm đếm, ký nhận nào của chủ xe cũng như của người nhận tiền. “Chữ tín” đối với bạn hàng trong kinh doanh cũng như “thói quen” cố hữu đã thay thế những giấy tờ mà họ cho là không cần thiết. Ngay trong những hợp đồng mua bán bất động sản, khi đã là bạn bè của nhau, trong phường buôn bán của nhau việc đặt cọc cũng chỉ trao tay mà không cần lập giấy tờ biên nhận cho sự đặt cọc. Bởi việc làm giấy tờ như là việc làm “mất thể diện” của nhau. Khi tranh chấp xảy ra, cơ chế giải quyết tranh chấp có hiệu quả nhất thường cũng là dùng sức ép từ cộng đồng: từ họp họ, họp làng, tạo dư luận lên án cho tới các sức ép tâm lý và tẩy chay mang tính tập thể. Đúng như phó giáo sư, tiến sỹ Phạm Duy Nghĩa đã đưa ra ba nhận xét sau: “Thứ nhất, khai thác nỗi khiếp sợ dư luận của người Việt Nam vẫn còn là thủ pháp đắc hiệu nhằm khống chế đối tác. Người ta thường thấy các bên tranh chấp nhờ tới sự can thiệp của báo chí, cơ quan hành chính, hoặc lợi dụng các diễn đàn để gây sự chú ý, tạo dư luận có lợi cho mình. Thứ hai, để tăng tính cộng đồng, người ta vẫn duy trì thói quen cổ xưa là mời những người làm chứng trong các giao kèo, nhất là trong thói quen mua bán nhà đất, mặc dù pháp luật đã bỏ thứ tục lệ có từ đời Trần này. Chẳng những người đứng tên trong sổ đỏ mà cả vợ chồng, con đã thành niên, người hàng xóm… thường ký vào văn bản như người làm chứng. Thứ ba, những cộng đồng hay “dây kinh doanh” tạo ra sự tương trợ cần thiết, hạn chế rủi ro và thay thế một phần chức năng của pháp luật hợp đồng và giải quyết tranh chấp kinh doanh đặc biệt có lợi khi môi trường pháp lý chưa ổn định” [20]. Do đó, có thể dễ hiểu khi hễ không đòi được nợ thì từ người dân đến doanh nghiệp nghĩ ngay sự cầu viện đến cơ quan Công an để nhờ đòi nợ hộ hoặc tìm kiếm
74
các mối quan hệ từ cơ quan công quyền, những người có quyền lực có ảnh hưởng tới đối tượng đòi nợ hoặc trông cậy vào báo chí chứ không phải là khởi kiện tới Toà án hoặc thông qua trọng tài thương mại. Khảo sát các vụ việc bị hình sự hoá cho thấy các bên thường gửi đơn tố cáo tới công an cho rằng con nợ đã lợi dụng để lừa đảo hoặc bội tín để chiếm đoạt tài sản của họ.
Cũng rất khó lý giải tại sao họ nghĩ ngay đến nơi đòi nợ hiệu quả nhất là Công an? Phải chăng một phần khác do yếu tố lịch sử để lại mà Công an thường được coi là “nơi” có thể giải quyết mọi việc và có hiệu quả nhất. Sự thật phần nào đó ở không ít vụ việc đã diễn ra đúng như vậy. Đòi nợ mãi không được nhưng khi có “trát” của Công an là con nợ không chây ỳ nữa mà lại trả ngay. Người đòi nợ chỉ phải chi % nhất định. Cái mà xã hội coi trọng “cảnh sát” dường như là hệ quả của một thời gian khá lâu dài là chúng ta chưa đề cao vai trò của tư pháp và nền “tư pháp độc lập” với sự kính trọng cần thiết đối với quan toà như là đặc trưng của xã hội dân sự. Trong chừng mực nào đó nếu như chúng ta không đề cao vai trò của Toà án như một thiết chế độc lập đem lại công lý và xã hội dân chủ thực sự và người dân cũng như doanh nhân còn trông cậy vào công an để giải quyết tranh chấp thì chừng đó thật khó có thể hạn chế và chấm dứt việc hình sự hoá và oan sai trong tố tụng. Trong bất cứ xã hội nào, khi mà đề cao vai trò của “cảnh sát” và “nhà tù” bao nhiêu, thì sự phát triển của xã hội sẽ theo chiều hướng mất dân chủ bấy nhiêu và thay vào đó là nhà nước của cảnh sát, của chuyên quyền và quay trở lại của nhà nước thủa ban đầu với nguyên nghĩa của nhà nước. Dĩ nhiên sự kém hiệu quả của các thiết chế trong việc giải quyết tranh chấp mà chủ yếu là Toà án cũng góp phần dẫn đến hiện tượng bất thường này mà chúng tôi sẽ phân tích ở phần sau.
- Từ một góc độ khác, sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế ít nhiều cũng phá vỡ những quan niệm truyền thống “vạn chữ lý không bằng tý chữ tình”. Trong một xu thế chung của hội nhập mở cửa, muốn làm ăn với bên ngoài trước hết phải hiểu luật lệ thương mại quốc tế cũng như luật lệ nơi bản địa. Những bài học nhãn tiền về các vụ việc của Hàng không Việt Nam, của bóng
75
đá Việt Nam cũng như hàng loạt các vụ kiện bán phá giá đã ít nhiều làm cho các doanh nhân Việt Nam quan tâm hơn tới việc tuân thủ pháp luật và tự trang bị những kiến thức pháp lý để tự bảo vệ hoặc có luật sư tư vấn trong các hợp đồng. Tuy nhiên cũng có thể thấy rằng phần lớn doanh nghiệp còn chưa chú trọng tới vấn đề này, chưa phòng ngừa từ xa để tránh bị đưa vào vòng tố tụng, chi phí doanh nghiệp cho hoạt động tư vấn pháp luật dường như chưa được thừa nhận. Phải chăng chúng ta cần phả trả học phí nhiều hơn nữa mới có thể thay đổi quan niệm truyền thống là coi nhẹ pháp luật.