THỰC TRẠNG HÌNH SỰ HOÁ VIỆC DÂN SỰ, KINH TẾ

Một phần của tài liệu Hình sự hóa vài việc dân sự, kinh tế nguyên nhân, giải pháp khắc phục (Trang 25 - 26)

Hình sự hoá việc dân sự, kinh tế trong luận văn này được hiểu là quá trình áp dụng pháp luật hình sự một cách không hợp lý, thậm chí dẫn tới áp dụng oan, sai đối với người vô tội. Việc xảy ra các vụ việc oan, sai nói chung trong lĩnh vực tư pháp hình sự luôn là vấn đề nhức nhối và được Nhà nước quan tâm tìm các biện pháp khắc phục. Số các vụ việc oan sai trong lĩnh vực tư pháp hình sự thể hiện thông qua các vụ việc các cơ quan tiến hành tố tụng phải đình chỉ vụ án do hành vi không cấu thành tội phạm hoặc tuyên bị cáo không phạm tội.

Qua số liệu khảo sát về các trường hợp toà án các cấp tuyên không phạm tội trong 5 năm trở lại đây (2005-2009) cho thấy việc hình sự hoá các vụ việc dân sự kinh tế thường chiếm khoảng 40% (96/248 vụ) trên tổng số các vụ việc bị hình sự hoá và tập trung chủ yếu ở những tỉnh, thành phố lớn. Điểm đáng chú ý là số lượng các vụ việc dân sự, kinh tế bị hình sự hoá có chiếu hướng gia tăng. Nếu như năm 2005 việc hình sự hoá các vụ việc dân sự kinh tế chỉ chiếm khoảng 24% (15/62 vụ) thì tỷ lệ này đến năm 2008 là 59% (36/61 vụ). Điều này cho thấy xu hướng khi gia tăng các giao dịch dân sự, kinh tế và mở cửa hội nhập càng sâu rộng thì sự phát sinh tranh chấp giữa các chủ thể cũng có chiều hướng gia tăng và không ít các trường hợp tranh chấp thay vì giải quyết bằng các thủ tục tố tụng dân sự, kinh tế bằng cách thông qua tố tụng hình sự.

Trong số các trường hợp hình sự hoá các vụ việc dân sự kinh tế, các tranh chấp dân sự, kinh tế bị quy kết về các tội chiếm đoạt tài sản chiếm tới gần 70% (65/96 vụ) và tập trung chủ yếu là các tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” (15 vụ); tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” (21 vụ) và tội “Tham ô tài sản” (23 vụ). Trong số 30% các vụ việc còn lại cũng tập trung ở

26

các tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” (9 vụ) hoặc tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” (8 vụ) [36].

Từ thực tiễn việc hình sự hoá các vụ việc dân sự, kinh tế trong những năm gần đây, cần nghiên cứu từ những vụ việc có tính điển hình, phân theo những dạng nhất định, đi sâu xem xét bản chất và nguyên nhân của sự việc từ đó mới có thể có những biện pháp hữu hiệu để khắc phục hiện tượng tiêu cực này.

Một phần của tài liệu Hình sự hóa vài việc dân sự, kinh tế nguyên nhân, giải pháp khắc phục (Trang 25 - 26)