người tiến hành tố tụng
Cùng với việc hoàn thiện về thể chế, nâng cao ý thức pháp luật thì việc xây dựng đội ngũ những người tiến hành tố tụng là yếu tố quyết định tới việc khắc phục tình trạng oan sai nói chung và trong lĩnh vực án kinh tế nói riêng. Bác Hồ đã dạy “cán bộ là cái gốc của mọi công việc” [18].
Trước yêu cầu phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước, các quan hệ kinh tế, dân sự ngày càng phát triển đan xen, đội ngũ cán bộ tiến hành tố tụng hiện nay có thể nói còn mỏng về số lượng và chất lượng ở một số nơi cũng chưa đạt yêu cầu. Đối với công tác đào tạo, mặc dù điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán là một nghề nhưng chúng ta chưa có khung hoàn chỉnh về nội dung, chương trình đào tạo còn thiếu một bộ quy chuẩn cụ thể về nghề với những kiến thức chuyên môn và kỹ năng cơ bản, chưa kể kiến thức chuyên sâu trong từng lĩnh vực nhất là lĩnh vực kinh tế. Những kiến thức cơ bản ngoài kiến thức nền ở trình độ đại học luật họ cần phải nắm vững pháp luật về doanh nghiệp, về thuế, tài chính, tín dụng ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư xây dựng... Nhất là trong tình hình hiện nay khi nền kinh tế nước ta đang chuyển
95
đổi mạnh mẽ theo cơ chế thị trường, mở rộng hội nhập với kinh tế thế giới và là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, là thành viên của nhiều tổ chức khu vực và đa phương khác. Những tội phạm ngày nay không chỉ trong một quốc gia mà xu hướng đa quốc gia ngày càng tăng nhất là các tội phạm về khủng bố, ma tuý, bạo lực, lừa đảo, buôn bán phụ nữ, trẻ em, rửa tiền và những tội phạm trong lĩnh vực đầu tư, thương mại quốc tế thì những kiến thức về luật pháp, tập quán quốc tế, khả năng ngoại ngữ là những vấn đề đang trở nên bức thiết trong khi thực sự chúng ta đang rất yếu về những khả năng này.
Cùng với quy chuẩn đào tạo chúng ta cũng phải có quy chuẩn về đạo đức nghề nghiệp. Công tố, thẩm phán là những nghề đặc biệt. Đòi hỏi cán bộ làm công tác này phải là những người có bản lĩnh nghề nghiệp, có phẩm hạnh về đạo đức, có lương tâm và trách nhiệm cao và trên hết đó phải là những người có tâm sáng. Khi họ có tâm trong sáng thì mọi công việc cũng sẽ vô tư, khách quan và sẽ hạn chế tối đa việc hình sự hoá do nhầm lẫn, do trình độ và không thể có việc lạm dụng hình sự hoá vì mục đích vụ lợi.
Đồng thời chúng ta cần sớm ban hành bộ quy chuẩn trong việc tuyển chọn, đào tạo và bổ nhiệm các chức danh tư pháp.
Kinh nghiệm các nước cho thấy người được bổ nhiệm làm thẩm phán, công tố viên thường được lựa chọn qua một kỳ thi tuyển chọn ở cấp quốc gia. Sau đó họ được đào tạo và tập làm nghề từ cấp thấp nhất và được thăng chức tuỳ theo khả năng chuyên môn, nghề nghiệp. Ở Đức, các công tố viên đều phải trải qua một chương trình đào tạo 4 hoặc 5 năm tại một trường đại học và sau đó đăng ký tham dự kỳ thi cấp nhà nước đầu tiên về luật kéo dài trong 6 tháng, sau đó là giai đoạn đào tạo thực tế kéo dài trong vòng 2 năm rưỡi. Cuối cùng để được cấp chứng chỉ nghề nghiệp công tố viên, người này phải hoàn thành một kỳ thi cấp nhà nước thứ hai cũng kéo dài trong khoảng 6 tháng và cũng có các yêu cầu viết (thi viết, tiểu luận) và nói (phân tích hồ sơ chứng cứ
96
và một bài thi vấn đáp). Ở Nhật Bản để được bổ nhiệm làm thẩm phán, công tố viên, ứng cử viên phải tốt nghiệp các trường đại học của Nhật Bản. Sau đó phải được đào tạo ở Học viện tư pháp trực thuộc Toà án tối cao (1 năm rưỡi đối với sinh viên tốt nghiệp các trường đại học khác, 1 năm đối với sinh viên tốt nghiệp trường đại học luật). Sau khi tốt nghiệp Học viện tư pháp, các ứng cử viên phải có thời gian thực tập ở các Viện công tố, Toà án, Văn phòng luật sư… với thời hạn 1 năm. Sau đó phải trải qua kỳ thi tuyển các chức danh tư pháp do Bộ tư pháp thống nhất quản lý. Người được trúng tuyển khi được nhận vào làm việc còn phải qua một thời gian thử việc rất chặt chẽ, nghiêm ngặt. Trong thời gian tập sự phải luân chuyển đến làm việc ở các cấp khác nhau để rèn luyện trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp. Ở Hàn Quốc, công tố viên, thẩm phán được lựa chọn và bổ nhiệm trong số những người có tiêu chuẩn như Luật sư bằng cách vượt qua kỳ thi tốt nghiệp của khoá đào tạo hai năm trong Học viện nghiên cứu và đào tạo tư pháp sau khi đã vượt qua kỳ thi quốc gia của hiệp hội luật sư quốc gia và chứng minh được năng lực chuyên môn của mình cũng như những tiêu chuẩn cá nhân được kiểm tra thông qua một quá trình tuyển lựa thận trọng. Ở nước ta ngay trong Sắc lệnh số 13 ngày 24 tháng giêng năm 1946 của Chủ tịch chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hoà do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký về cách tổ chức các toà án và ngạch thẩm phán trong nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã quy định cụ thể về cách thức tuyển chọn bổ nhiệm các chức ngạch thẩm phán buộc tội (công tố viên) và thẩm phán xử án. Theo đó thẩm phán Sơ cấp (hạng năm) phải ít nhất 21 tuổi, có bằng tú tài và trúng tuyển một kỳ thi. Vào ngạch thẩm phán đề nhị cấp (hạng bẩy) phải ít nhất 24 tuổi, có bằng Luật khoa cử nhận và trúng tuyển một kỳ thi, “các người được tuyển bổ có thể phải qua một thời kỳ tập sự”. Chúng ta cần nghiên cứu chọn lựa kinh nghiệm này trong việc tuyển chọn, đào tạo, bổ nhiệm thẩm phán, kiểm sát viên thông qua việc thi tuyển, chấm dứt việc tuyển lựa thẩm phán, kiểm sát viên tại chỗ và khép kín như
97
hiện nay mà cần mở rộng đối tượng được thi tuyển trên cơ sở những điều kiện tham gia thi tuyển nhất định. Ví dụ đối với thẩm phán TANDTC, kiểm sát viên VKSTC phải được lựa chọn từ những thẩm phán, kiểm sát viên cấp tỉnh ưu tú mà không phân biệt đang công tác ở trung ương hay ở các tỉnh, thành phố thậm chí có thể mở rộng sang các đối tượng khác như giảng viên, giáo sư đại học, luật sư có uy tín…
Bên cạnh đó, kiểm sát viên, thẩm phán sau khi được bổ nhiệm cần được thường xuyên đào tạo và tái đào tạo thông qua các hình thức đào tạo tại chỗ, đào tạo tập trung thông qua các hội nghị tập huấn, hội thảo chuyên môn hàng năm, đồng thời kiểm sát viên, thẩm phán cần phải được đạo tạo nghề nghiệp chuyên môn cơ bản trong một số lĩnh vực đặc trưng như tội phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, môi trường…hàng năm cần có chương trình cử số lượng công tố viên, thẩm phán nhất định đến các trường đại học hoặc các trung tâm đào tạo thẩm phán, công tố viên, luật sư danh tiếng trên thế giới để nghiên cứu luật so sánh và những kiến thức tổng quát về những vấn đề của thế giới.
Cùng với lực lượng cán bộ thì đội ngũ lãnh đạo các cấp cũng là yếu tố quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy ở đâu lãnh đạo nhất là lãnh đạo cốt cán như cấp trưởng có đủ tầm và đủ tâm thì ở đó công tác nghiệp vụ chuyên môn cũng vững vàng và chính họ là những người có thể tham gia đào tạo đội ngũ kế cận. Để lựa chọn cán bộ lãnh đạo xứng tầm cũng cần phải có chiến lược riêng về vấn đề này. Cần có sự lựa chọn những người ưu tú đã trải qua thử thách có khả năng chuyên môn, có bản lĩnh nghề nghiệp và có đạo đức trong sáng để đưa đi đào tạo. Việc đào tạo cán bộ lãnh đạo cần phải trải qua việc lãnh đạo từ cấp cơ sở, kết hợp việc đào tạo trong nước cũng như những khoá ngắn hạn ở nước ngoài. Công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo phải gắn với việc thử thách cán bộ, có sự chọn lọc và cương quyết đưa ra khỏi quy hoạch những cán bộ không đáp ứng được yêu cầu đồng thời cần tuân thủ nguyên tắc việc bổ nhiệm chức danh quản lý phải dựa trên quy hoạch trừ trường hợp thật đặc biệt. Mỗi
98
chức danh lãnh đạo phải có ít nhất 2 cán bộ dự nguồn. Có chiến lược, có quy hoạch kế hoạch chúng ta mới có thể chủ động được vấn đề cán bộ lãnh đạo, yếu tố hết sức quan trọng trong khâu tổ chức cán bộ, xây dựng lực lượng công tố viên, thẩm phán lành nghề. Do đó, hơn lúc nào hết công tác cán bộ cần phải đưa lên hàng đầu không nói là nhiệm vụ số 1. Và chỉ có như vậy chúng ta mới có quyền hy vọng trong thời gian tới chúng ta có đội ngũ thẩm phán, công tố