Hình sự hoá trong hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Hình sự hóa vài việc dân sự, kinh tế nguyên nhân, giải pháp khắc phục (Trang 26 - 35)

Đối với các ngân hàng, tín dụng thường chiếm khoảng 70% tài sản có và cũng là khoản mục sinh lợi chủ yếu nên đây cũng là khoản mục rủi ro chủ yếu của ngân hàng thương mại. Rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại có nhiều: Rủi ro do không hoàn trả, do chậm trả nợ, rủi ro lãi suất, rủi ro lạm phát và rủi ro tỷ giá…Tuy nhiên khi đề cập đến rủi ro của ngân hàng thương mại, chủ yếu người ta đề cập đến rủi ro do không hoàn trả. Sở dĩ như vậy là vì, như chúng ta đã biết tín dụng bao giờ cũng được hiểu là sự vận động đơn phương của giá trị từ người cho vay sang người đi vay, và khi kết thúc kỳ hạn tín dụng nó sẽ quay về với điểm xuất phát ban đầu cả vốn và lãi. Sự không quay lại hoặc chậm quay lại chính là rủi ro của tín dụng. Tất nhiên, đây không chỉ là rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại mà cũng là rủi ro của các loại hình tín dụng nói chung.

Trong tín dụng, sự rủi ro dễ xảy ra và để hạn chế những rủi ro đó, bên cho vay thường có các biện pháp nhằm bảo đảm cho khoản tiền vay của mình được hoàn trả theo đúng thoả thuận trong hợp đồng thông qua các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự như cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh, bảo hiểm, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, tín chấp…

Vài nét phác lược nêu trên cho thấy sự rủi ro trong tín dụng và phát sinh tranh chấp trong tín dụng là đương nhiên và có xu hướng ngày càng gia

27

tăng với sự đa dạng của các giao dịch dân sự, kinh tế trong nền kinh tế thị trường đang phát triển. Và trên thực tế cũng không loại trừ có yếu tố lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản. Ở góc độ tội phạm, hoạt động tín dụng cũng đã và đang là đích ngắm của bọn tội phạm nhất là khi nền kinh tế chúng ta đang hội nhập mạnh mẽ với kinh tế thế giới. Cùng với sự hội nhập kinh tế, chúng ta sẽ mở cửa đón cơ hội và điều kiện mới phát triển đất nước nhưng cũng là “đón chào” các thế hệ tội phạm lừa đảo tinh vi, hiện đại hơn… Vấn đề là ở chỗ, bản thân các ngân hàng cũng phải được trang bị những kiến thức nghiệp vụ và kiến thức pháp luật đầy đủ để phòng tránh các trường hợp lợi dụng sơ hở của ngân hàng để lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và đó cũng là cơ sở để phân biệt vụ việc đó là tranh chấp kinh tế, dân sự hay là vấn đề tội phạm. Từ đó có phương cách giải quyết thích hợp khi gặp phải rủi ro.

Tranh chấp trong hoạt động tín dụng chủ yếu do bên đi vay không thực hiện hoặc thực hiện không kịp thời và đầy đủ nghĩa vụ trả nợ như thoả thuận thì cần xem xét phân loại đó thuộc loại hình tín dụng nào? Có biện pháp bảo đảm khoản nợ hay không? bản chất của việc không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ là gì? cần giải quyết tranh chấp đó theo hình thức tố tụng nào? Tố tụng dân sự hay tố tụng kinh tế.

Tuy nhiên, trên thực tế thay vào việc giải quyết các tranh chấp này theo các con đường thoả thuận, hoà giải hoặc thuộc thẩm quyền giải quyết của các toà dân sự, toà kinh tế, trọng tài thương mại thì cũng còn không ít các vụ việc đã được giải quyết theo những cách thức trái luật như bắt cóc con nợ để ép buộc gia đình, người thân trả nợ; đe doạ để đòi nợ; khủng bố tinh thần con nợ để thu nợ, sử dụng một số công ty đòi nợ thuê, xã hội đen thực hiện hoặc nhờ công an để đòi nợ thuê và biến vụ việc bản chất là các tranh chấp dân sự, kinh tế thành các vụ việc hình sự. Thực tế các biện pháp “mạnh” này không phủ nhận là có lúc đáp ứng ngay được yêu cầu của chủ nợ nên nó luôn là nhu cầu và tồn tại nếu không có sự thay đổi có tính căn bản từ thể chế cho đến việc

28

thực thi pháp luật nhằm bảo vệ tốt nhất lợi ích của các chủ nợ và cũng là sự ngăn ngừa có hiệu quả con nợ trong việc lợi dụng hoặc lạm dụng lòng tin để chiếm đoạt tài sản của chủ nợ. Tuy chưa có thống kê chính thức nào từ các cơ quan nghiên cứu, các cơ quan chức năng về hiện tượng trên nhưng thực tế nó đã xảy ra và đang tồn tại, được một trong các bên tham gia tranh chấp lựa chọn để giải quyết tranh chấp không đúng quy định của pháp luật.

- Hình sự hoá trong tín dụng ngân hàng

Thực tiễn cho thấy trong hoạt động tín dụng ngân hàng, không phải lúc nào các khoản nợ cũng được trả đúng hạn. Người mắc nợ do nhiều nguyên nhân khác nhau như do làm ăn gặp khó khăn, rủi ro; kinh doanh bị thua lỗ do đầu tư sai hoặc quản lý kém bị khách hàng chiếm dụng vốn… dẫn đến mất khả năng thanh toán, không hoặc chưa trả được nợ nhưng không có nghĩa là họ vay nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của ngân hàng. Thậm chí, có những trường hợp doanh nghiệp đi vay có tài sản đảm bảo cho khoản vay, việc tài sản bảo đảm bị đem bán dẫn đến việc ngân hàng không thu hồi được khoản vay một phần có lỗi của chính bên ngân hàng. Không có căn cứ chứng minh có sự tẩu tán tài sản của bên đi vay. Mặt khác, trách nhiệm trả nợ vay là thuộc về doanh nghiệp nhưng người ký hợp đồng tín dụng là đại diện theo uỷ quyền của giám đốc doanh nghiệp lại bị quy kết trách nhiệm hình sự về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” trong khi doanh nghiệp luôn xác định việc trả nợ tiền vay thuộc về doanh nghiệp. Bản chất của vụ việc là tranh chấp kinh tế nhưng đã bị hình sự hoá.

Ví dụ: Vụ Nguyễn Mạnh Hợp ở Công ty xuất nhập khẩu Châu Á (Công ty Châu Á) bị xử phạt 10 năm tù về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Được sự uỷ quyền của giám đốc, ngày 1.12.1994, ông Hợp phó giám đốc Công ty Châu Á đã ký hợp đồng vay Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á 900 triệu đồng để kinh doanh. Tài sản thế chấp một lô hàng gồm 6 máy biến áp dầu và 5 trạm biến áp đồng bộ trị giá 128.500 USD, kèm theo các tài liệu chứng minh quyền sở hữu hợp pháp gồm:

29

+ Hợp đồng mua bán số 793 ngày 1/11/1994 giữa Liên hiệp khoa học sản xuất tin học Viễn Thám (gọi tắt là LH Viễn Thám) bên bán và bên mua là Công ty châu Á;

+ Tờ khai hải quan hàng nhập khẩu của 11 máy biến áp trên;

+ Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho số 40912 ngày 8/11/1994 có đóng dấu “đã thu tiền” của LH Viễn Thám;

+ Bản thanh lý hợp đồng không số ngày 10/12/1994 giữa LH Viễn Thám và Công ty Châu Á nội dung: Hai bên đã đối chiếu việc thực hiện hợp đồng mua bán 11 máy biến áp trị giá 128.500 USD, thành tiền Viện Nam đồng là 1.413.500.000đ. Công ty Châu Á đã chuyển trả cho LH Viễn Thám hết số tiền trong hợp đồng. Hai bên thống nhất thanh lý hợp đồng từ ngày 10/12/1994.

Ngân hàng Đông Á trước khi cho vay, ngày 13/12/1994 đã kiểm tra và lập biên bản xác nhận hàng đang gửi tại hai kho của Công ty thiết bị phụ tùng Hải Phòng và công ty trách nhiệm hữu hạn Ngọc Linh Hà Nội với sự ký kết giữa ba bên: Ngân hàng, Công ty Châu Á và bên giữ kho. Tại điều 2 và 3 bản cam kết gửi kho giữa ba bên ghi rõ: Trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng tín dụng số H0033/1, lô hàng thuộc quyền sở hữu của bên A (ngân hàng). Bên C (giữ kho) chỉ được xuất hàng từng phần hay toàn bộ với sự đồng ý của bên A.

Ngày 16/12/1994 Ngân hàng Đông Á đã ký hợp đồng tín dụng số H0033/1 cho Công ty Châu Á vay 900.000.000 đ, thời hạn vay 3 tháng. Quá hạn hợp đồng, ngày 9.5.1995, Công ty Châu Á trả cho ngân hàng 200 triệu tiền gốc và 17.325.000 đồng tiền lãi. Do Công ty Châu Á chưa trả được 700 triệu còn lại, phía ngân hàng làm thủ tục cho Công ty Châu Á đảo nợ 700 triệu đồng theo hợp đồng tín dụng mới số H0051/1, trên cơ sở tài sản thế chấp vẫn giữ nguyên là lô hàng 11 máy biến áp ở hợp đồng tín dụng H0033/1. Ngày 10.6.1995, Công ty Châu Á trả tiếp cho ngân hàng 200 triệu đồng tiền gốc và 16.415.000 đồng tiền lãi, còn nợ 500 triệu đồng tiền gốc. Ngày 26.4.1996, Ngân hàng Đông Á ra công văn gửi Phòng Cảnh sát điều tra

30

(CSĐT) CA Hà Nội, nhờ thu hồi cho ngân hàng 500 triệu đồng Công ty Châu Á còn nợ.

Ngày 10.6.1996, Phòng CSĐT mời hai bên đến làm việc. Trong biên bản cuộc họp, cán bộ Phòng CSĐT đã ghi: “Ngân hàng Đông Á cùng Công ty Châu Á xuống Hải Phòng mang hàng về Hà Nội bán, để Công ty Châu Á trả nốt tiền nợ ngân hàng”. Nhưng khi Công ty Châu Á cùng Ngân hàng Đông Á đến kho lấy hàng về thì số hàng ký gửi trong kho đã không còn do LH Viễn Thám đã bán số máy biến áp trên cho Chi nhánh vật tư Sông Đà. Hai bên lập biên bản mất hàng tại kho và báo Công an Hà Nội biết. Ngày 21/12/1996 Công an Hà Nội khởi tố vụ án hình sự, và khởi tố bị can đối với Nguyễn Mạnh Hợp; ngày 14/3/1997 khởi tố bị can đối với ông Phan Quốc Trung phó giám đốc LH Viễn Thám; ngày 21/3/1997 khởi tố bị can đối với Nguyễn Thành Nam là cộng tác viên của LH Viễn Thám cùng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. VKSND Thành phố Hà Nội đình chỉ điều tra đối với Phan Quốc Trung và Nguyễn Thành Nam, thay đổi tội danh và truy tố Nguyễn Mạnh Hợp về tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Tại bản án hình sự sơ thẩm 304/2005/HSST, ngày 18.8.2005, Toà án Nhân dân (TAND) TP.Hà Nội đã xử phạt ông Hợp 10 năm tù về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, buộc ông Hợp phải trả 400 triệu đồng cho ngân hàng. Bản án hình sự phúc thẩm số 09/2006/HSPT, ngày 11.1.2006, Toà phúc thẩm - TAND Tối cao tại Hà Nội vẫn giữ nguyên quyết định về tội danh và hình phạt của bản án sơ thẩm đối với ông Hợp.

Ngày 23.1.2007, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ra kháng nghị giám đốc thẩm số 03/QĐ-VKSTC-V3, xác định những tình tiết trong hồ sơ vụ án chưa đủ căn cứ kết luận ông Hợp phạm tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và đề nghị huỷ án sơ thẩm và phúc thẩm nêu trên và được HĐTP TAND tối cao chấp nhận [33].

Qua vụ việc trên cho thấy cơ quan tố tụng cấp sơ thẩm và phúc thẩm đã không xác định đúng bản chất của vụ việc chỉ là sự tranh chấp về hợp đồng

31

tín dụng giữa Ngân hàng Đông Á và Công ty Châu Á và hợp đồng mua bán giữa Công ty Châu Á và LH Viễn Thám. Thay vì việc giải quyết vụ việc theo thủ tục tố tụng dân sự bằng việc hình sự hoá, bởi những căn cứ sau:

- Một là, việc Ngân hàng Đông Á ký hợp đồng tín dụng cho Công ty Châu Á vay tiền có tài sản thế chấp là quan hệ giữa pháp nhân với pháp nhân, hợp đồng không bị vô hiệu. Trách nhiệm trả nợ thuộc trách nhiệm của Công ty Châu Á và Công ty Châu Á không thoái thác trách nhiệm trả nợ cho Ngân hàng. Tại phiên toà phúc thẩm ông Nguyễn Quyết Tiến giám đốc Công ty Châu Á cũng khẳng định trách nhiệm trả nợ ngân hàng thuộc Công ty Châu Á chứ không phải là của Nguyễn Mạnh Hợp. Do vậy, số tiền 500.000.000 đ của hợp đồng tín dụng số H0051/1 Công ty Châu Á chưa trả thì Ngân hàng Đông Á phải kiện Công ty Châu Á để đòi nợ. Ngân hàng không thể yêu cầu cơ quan công an “đòi nợ” Nguyễn Mạnh Hợp và khi Hợp không trả thì lại khởi tố về hình sự.

- Hai là, lô hàng thế chấp cho hợp đồng tín dụng là 11 máy biến thế do Công ty Châu Á mua của LH Viễn Thám là có thật. Hai bên ký hợp đồng mua bán, có phiếu xuất kho ghi nhận đã trả tiền và hai bên đã thanh lý hợp đồng với nội dung: Công ty Châu Á đã trả đủ tiền cho LH Viễn Thám và hợp đồng mua bán đã thực hiện xong từ ngày 10/12/1994. Việc LH Viễn Thám cho rằng LH Viễn Thám làm bộ hồ sơ mua bán lô hàng giao cho Công ty Châu Á để tạo điều kiện cho Công ty Châu Á dùng giấy tờ này thế chấp vay tiền ngân hàng lấy tiền trả cho LH Viễn Thám về lô hàng này; do Công ty châu Á không trả tiền nên LH Viễn Thám đã bán máy biến áp cho Chi nhánh vật tư Sông Đà và có công văn gửi Công ty Châu Á đơn phương chấm dứt hợp đồng là chưa có cơ sở. Trong khi Công ty Châu Á cũng như Nguyễn Mạnh Hợp luôn khẳng định đã trả đầy đủ số tiền 128.500 USD cho LH Viễn Thám, giao tiền có giấy biên nhận của Nguyễn Thành Nam ở LH Viễn Thám và Công ty Châu Á khẳng định chưa bao giờ nhận được công văn đơn phương chấm dứt

32

hợp đồng của LH Viễn Thám. Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng của LH Viễn Thám là không có căn cứ vì hai bên đã thanh lý xong hợp đồng. Có chăng là sự tranh chấp về thanh toán giữa hai bên và thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà kinh tế. Việc LH Viễn Thám tự ý bán 11 máy biến áp cho Chi nhánh vật tư Sông Đà là tài sản thế chấp thuộc quyền quản lý của Ngân hàng với sự tiếp tay của 2 đơn vị cho thuê kho hàng là Công ty thiết bị phụ tùng Hải Phòng (6 trạm biến áp) và Công Ty TNHH Ngọc Linh (5 trạm biến áp) là việc làm vi phạm pháp luật và cũng làm phát sinh tranh chấp mới giữa các bên liên quan đến tài sản thế chấp, trong đó cũng có lỗi từ phía ngân hàng vì lô hàng đã thế chấp cho ngân hàng thì ngân hàng phải có trách nhiệm quản lý.

Như vậy bản chất vụ việc chính là tranh chấp hợp đồng tín dụng và xử lý tài sản thế chấp khi bên vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng và những tranh chấp xung quanh tài sản thế chấp ngân hàng giữa các bên lẽ ra phải được giải quyết bằng thủ tục trọng tài (nếu các bên có thoả thuận) hoặc tại Toà kinh tế. Nguyễn Mạnh Hợp trong phạm vi được giám đốc Công ty Châu Á uỷ quyền chỉ đại diện cho pháp nhân là Công ty Châu Á, ký 2 hợp đồng vay tiền Ngân hàng Đông Á cho Công ty Châu Á, việc trả nợ số tiền 500 triệu đồng của hợp đồng vay tiền số H0051/1 (vay lần 2) thuộc trách nhiệm của Công ty Châu Á, chứ không thuộc trách nhiệm của Nguyễn Mạnh Hợp. Việc cơ quan pháp luật hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm căn cứ vào việc LH Viễn Thám không ký vào hợp đồng thoả thuận tài sản thế chấp và đã đơn phương chấm dứt hợp đồng của LH Viễn Thám để cho rằng Nguyễn Mạnh Hợp giả mạo bộ hồ sơ tài sản để thế chấp vay vốn ngân hàng và không trả được nợ là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản (sau chuyển sang tội lạm dụng tín nhiệm) là không có căn cứ, hình sự hoá vụ việc mà bản chất là tranh chấp hợp đồng kinh tế giữa các bên.

33

Tín dụng thương mại là hình thức tín dụng ra đời rất sớm và do những

Một phần của tài liệu Hình sự hóa vài việc dân sự, kinh tế nguyên nhân, giải pháp khắc phục (Trang 26 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)