Tranh chấp hợp đồng góp vốn liên doanh, liên kết, cổ phần

Một phần của tài liệu Hình sự hóa vài việc dân sự, kinh tế nguyên nhân, giải pháp khắc phục (Trang 47 - 50)

Trong quá trình phát triển, hội nhập mở cửa phát huy tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước cho việc đầu tư phát triển kinh tế, các loại hình đầu tư ngày càng phát triển, số doanh nghiệp thành lập mới ngày càng gia tăng nhưng cùng với xu thế đó những tranh chấp trong việc hợp tác kinh doanh, trong việc phân chia lợi ích, giành quyền quản lý doanh nghiệp cũng nảy sinh nhiều hơn. Sự thiếu minh bạch trong quản trị doanh nghiệp cũng như những hoạt động đầu tư chui lại càng là mảnh đất “màu mỡ” cho những tranh chấp và hậu quả thường là các bên từ chỗ là những đối tác làm ăn, khi phát sinh mâu thuẫn về lợi ích, thay vì giải quyết tranh chấp thông qua hoà giải, lựa chọn trọng tài hoặc toà án lại sử dụng những biện pháp như tố cáo nhau đến cơ quan công an, sử dụng báo chí để bôi nhọ nhau, thuê công ty vệ sỹ để phong toả gây sức ép… biến vụ việc theo chiều hướng hình sự hoá.

Ví dụ: Vụ Linda Tan Woo phạm tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát, tại TPHCM và bà Linda Tan Woo, TGĐ kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Vĩnh Tường (có trụ sở tại TP.Biên Hoà, Đồng Nai) là chị em kết nghĩa từ năm 1997.

Đầu năm 2002, bà Linda giới thiệu một người Indonesia là ông Sioeng Ted cho bà Lan nhằm mục đích để ông Ted đầu tư vào dự án khu thương mại An Đông 2 và khu chung cư 127 Pasteur, TPHCM.

Sau khi thoả thuận, từ tháng 2 đến tháng 5.2002, ông Ted đã nhiều lần chuyển cho bà Lan với tổng số tiền 6 triệu USD. Sau đó, do việc hợp tác bất

48

thành nên bà Lan đã viết giấy nhận nợ của ông Ted số tiền 6 triệu USD và đồng ý trả lãi chậm trả theo lãi suất ngân hàng. Tiếp đó, tháng 7/2005, bà Lan và bà Linda môi giới cho ông Ted mua nợ thành công khách sạn Horison Hà Nội với giá 49 triệu USD. Theo thoả thuận, lợi nhuận (gần 6 triệu USD) ông Ted được hưởng 50% và hai bà Lan và Linda mỗi người được 25%, nhưng ông Ted không thực hiện chia khoản lợi nhuận này. Bà Linda và bà Lan khởi kiện với quan điểm nêu rõ số nợ đòi được sẽ cấn trừ vào khoản nợ 6 triệu USD mà bà Lan vay của ông Ted. Đồng thời, bà Linda cũng kiện đòi 13 tỷ đồng mà bà Lan vay của mình. Do bà Lan không thực hiện trả số tiền vay 6 triệu USD, ngày 27/12/2005 ông Ted uỷ quyền cho con gái ông là bà Jessia kiện bà Lan ra toà. Trong lúc các vụ việc đang được Toà án thụ lý thì bà Lan có đơn tố cáo bà Linda chiếm đoạt 6 triệu USD, là tiền mà bà Lan chuyển cho ông Ted thông qua bà Linda. Ngày 12/7/2007, cơ quan an ninh điều tra ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam bà Linda ngày 14/3/2008 về hành vi “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Bà Linda bị tạm giam 9 tháng mới được tại ngoại. Sau hai lần bị Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh trả hồ sơ để điều tra bổ sung vì không đủ chứng cứ buộc tội, ngày 14/4/2010 cơ quan an ninh điều tra đã đình chỉ điều tra đối với bà Linda TanWo [38].

Bản chất vụ việc Linda nêu trên chỉ là sự tranh chấp trong việc góp vốn làm ăn và phân chia lợi nhuận giữa các bên, bởi lẽ:

Theo đơn tố cáo của bà Lan thì bà đã trả hết số tiền 6 triệu USD trên cho ông Ted thông qua bà Linda. Bà Lan và bà Linda có làm một thư xác nhận kiêm biên nhận ngày 26.2.2003, nội dung: “Bà Linda đại diện cho bà Linda, ông Ted và bà Jessica (con gái ông Ted) để nhận 427,95m2 đất nền số 1 và số 2 của nhà số 102 Cống Quỳnh, Q.1, TPHCM, coi như Ms Trương (tức bà Trương Mỹ Lan) đã đền bù cho 3 người này về vốn góp và lợi nhuận trả một lần của hạng mục An Đông...”.

49

Cơ quan tiến hành tố tụng cho rằng: Bà Linda đã nhận của bà Lan căn nhà 102 Cống Quỳnh trị giá 2 triệu USD để trả nợ cho ông Ted, nhưng bà Linda đã không thanh toán lại cho ông Ted, là việc bà Linda lợi dụng danh nghĩa của ông Ted, nhận tiền của bà Lan sau đó chiếm đoạt là thiếu căn cứ. Nếu “Thư xác nhận kiêm biên nhận” ngày 26.2.2003 là có thật thì ông Ted và con gái ông Ted là Jessica phải uỷ quyền theo đúng thủ tục cho bà Linda nhận tiền mới hợp lệ. Bà Lan không thể giao cả căn nhà trị giá 2 triệu USD mà không cần giấy tờ nào chứng minh tư cách của bà Linda thay mặt cha con ông Ted. Theo bà Linda khai, tiền mua nhà 102 Cống Quỳnh của bà Lan thực tế chỉ với giá là 1.600.000 USD được tính trừ vào số tiền nợ cả gốc và lãi mà bà Lan đã nợ bà Linda từ năm 1997 là 600.000 USD và 1000.000 USD là tiền bà Lan hứa trả công môi giới cho Linda trong việc giới thiệu ông Ted đầu tư góp vốn 6.000.000 USD với bà Lan. Việc có “thư xác nhận kiêm biên nhận” trên là vì bà Lan nhờ bà Linda ký biên nhận này để làm cơ sở cho một đối tác Trung Quốc đầu tư vào dự án, khi đó mới có tiền để trả cho ông Ted, nhưng bà Linda không ngờ vì tờ biên nhận này mà lại có cớ sự như thế.

Như vậy, mới chỉ căn cứ vào đơn tố cáo và thư xác nhận kiêm biên nhận ngày 26/2/2003 để quy kết bà Linda có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt hai triệu USD của bà Lan là không có cơ sở. Trong vụ việc này có một loạt các quan hệ trong kinh doanh giữa ông Ted, bà Lan, Linda và các bên đang có tranh chấp về lợi ích cũng như công nợ chưa được giải quyết và các bên đã khởi kiện trước Toà án. Thay vì để giải quyết theo tố tụng dân sự thông thường thì cơ quan điều tra lại yêu cầu Toà án tạm đình chỉ vụ án

Bản chất vụ việc chỉ là mối quan hệ giao dịch dân sự; các bên nói trên tự thoả thuận chuyển tiền trái phép vào Việt Nam để đầu tư rồi sau đó chuyển sang thành nợ vay trả lãi, môi giới đấu thầu, hứa hẹn với nhau chia hoa hồng... Từ ăn chia không đồng đều dẫn đến khiếu kiện với nhau.

50

Một phần của tài liệu Hình sự hóa vài việc dân sự, kinh tế nguyên nhân, giải pháp khắc phục (Trang 47 - 50)