Lạm dụng khía cạnh dân sự trong vụ án hình sự để giải quyết việc dân sự, kinh tế

Một phần của tài liệu Hình sự hóa vài việc dân sự, kinh tế nguyên nhân, giải pháp khắc phục (Trang 55 - 60)

việc dân sự, kinh tế

Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được quy định trong tố tụng hình sự Việt Nam. Điều 28 Bộ luật tố tụng hình sự quy định “Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự. Trong trường hợp vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề bồi thường, bồi hoàn mà chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng

56

đến việc giải quyết vụ án hình sự thì có thể tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự”.

Giải quyết vấn đề dân sự được đặt ra đồng thời khi giải quyết vụ án hình sự là nguyên tắc chung của Luật tố tụng hình sự Việt Nam. Việc giải quyết các vấn đề dân sự thường gắn liền với việc chứng minh tội phạm của cơ quan tiến hành tố tụng. Vấn đề dân sự ở đây là quan hệ phát sinh từ hành vi phạm tội và chủ yếu là vấn đề bồi thường thiệt hại, bồi hoàn…và về nguyên tắc khi giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự vẫn thừa nhận những nguyên tắc khác của tố tụng dân sự đó là nguyên tắc tự thoả thuận giữa các bên. Trong trường hợp chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng tới việc giải quyết vụ án hình sự thì có thể tách ra để giải quyết theo thủ tục TTDS. Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự có những ưu điểm nhất định như giúp cho việc bồi thường thiệt hại, bồi hoàn được nhanh chóng, đỡ tốn kém rườm rà về mặt thủ tục và trên góc độ nhất định nó nhằm bảo vệ người bị hại và nguyên đơn dân sự cũng như những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Đây là những nhân tố hợp lý của pháp luật TTHS Việt Nam mà TTHS một số nước không quy định. Bộ luật TTHS Nhật Bản không đặt ra việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự mà tách ra để giải quyết bằng vụ án dân sự khác. Điều này cùng với việc người bị hại không có quyền kháng cáo làm cho TTHS Nhật Bản dường như có sự thờ ơ đối với người bị hại [25].

Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy có không ít vụ việc khi giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự đã có sự lạm dụng pháp luật hình sự để giải quyết những vấn đề thuần tuý thuộc về quan hệ dân sự, kinh tế. Khi vụ việc không được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự và gắn vào đó là một vụ án hình sự sẽ dẫn đến những hệ luỵ không nhỏ cho các bên liên quan.

57

- Vụ án Mai Văn Huy phạm tội “Tham ô tài sản” và “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” ở Đồng Tháp.

Năm 1997, trong thời gian làm giám đốc Công ty thương mại dầu khí Đồng Tháp đồng thời là chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần thương mại dầu khí Sông Tiền, Mai Văn Huy và các đồng phạm có hành vi buôn lậu 45.704 tấn xăng dầu trị giá 151.012.478.500 đ; trốn thuế 33.195.064.157 đ; tham ô 2.699.456.964 đ; cố ý làm trái gây thiệt hại 6.341.420.064 đ; thực hiện các hành vi chiếm đoạt khác 1.366.965.350 đ.

Trong số thiệt hại 6.341.420.064 đ do hành vi cố ý làm trái có 165.000.000 đ từ nguồn tiền bán lô đất 8.374 m2

tại phường An Phú, quận 12 thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 5/6/1999, Công ty cổ phần thương mại và dầu khí Sông Tiền chuyển quyền sử dụng lô đất trên cho Công ty thương mại dầu khí Đồng Tháp. Ngày 22/2/2000, theo chỉ đạo của Mai Văn Huy, Công ty thương mại dầu khí Đồng Tháp chuyển quyền sử dụng lô đất trên cho bà Huỳnh Thị Kim Loan thông qua ông Nguyễn Văn Đê là người môi giới với giá là 2.299.500.000 đồng để thực hiện dự án Bệnh viện Hồng Đức. Bà Huỳnh Thị Kim Loan đã trả tiền chuyển quyền sử dụng đất cho Công ty thương mại dầu khí Đồng Tháp là 1.905.000.000 đồng. Số tiền này, Mai Văn Huy đã sử dụng cho hoạt động kinh doanh của Công ty 1.740.000.000 đồng, còn lại 165.000.000 đồng, Mai Văn Huy không giải trình được nên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý làm trái…”. Lô đất trên đã được Uỷ ban nhân dân Quận 12 cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 6.024 m2

còn 2350 m2 đang làm thủ tục cấp giấy chứng nhận chuyển quyền sử dụng đất thì vụ án Mai Văn Huy bị khởi tố.

Bản án sơ thẩm và phúc thẩm hình sự vụ án Mai Văn Huy về phần dân sự đã huỷ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho bà Huỳnh Thị Kim Loan và giao cho Công ty thương mại dầu khí Đồng Tháp tiếp tục quản lý, đồng thời tách quan hệ chuyển nhượng đất nêu trên để giải quyết bằng vụ kiện dân sự khác nếu các bên có yêu cầu. Các bên Công ty thương mại dầu

58

khí Đồng Tháp và bà Huỳnh Thị Mỹ Loan đều đề nghị được tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng [28].

Trong vụ án này, Mai Văn Huy bị truy tố, xét xử về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” đối với hành vi chi tiêu không đúng nguyên tắc gây thiệt hại 165.000.000 đ trong tổng số tiền 1.905.000.000 đ chuyển nhượng quyền sử dụng lô đất 8347 m2

cho bà Huỳnh Thị Kim Loan; Huy không bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản đối với số tiền chuyển nhượng quyền sử dụng đất nên lô đất 8.374 m2

không phải là vật chứng của vụ án và các quan hệ dân sự liên quan đến lô đất không thuộc phạm vi giải quyết của Toà án khi xét xử hình sự. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất giữa Công ty thương mại dầu khí Đồng Tháp và bà Huỳnh Thị Kim Loan là quan hệ dân sự không liên quan đến hành vi phạm tội của Mai Văn Huy, các bên đương sự không có tranh chấp và không yêu cầu toà án giải quyết nên việc toà án cấp sơ thẩm và phúc thẩm xem xét quyết định đối với quan hệ dân sự không liên quan đến vụ án hình sự là không đúng quy định và không đúng thẩm quyền. Nếu có phát sinh tranh chấp về lô đất này giữa các bên liên quan thì được giải quyết theo quy định của pháp luật TTDS, khi các bên yêu cầu thì Toà án giải quyết (thực tế các bên không có yêu cầu). Các vấn đề liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc phạm vi giải quyết của cơ quan có thẩm quyền. Do đó vụ việc đã được Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị giám đốc thẩm về vấn đề dân sự trong vụ án hình sự theo hướng huỷ các quyết định của án sơ thẩm và phúc thẩm liên quan đến lô đất 8347 m2

và được Hội đồng thẩm phán TAND tối cao chấp nhận tại Quyết định số 04/HĐTP-HS ngày 26/1/2005.

- Ví dụ 2: Vụ án Kim Thanh Hùng và đồng phạm phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Kim Thanh Hùng (là kế toán trưởng Công ty TNHH Thái Hoà) bị truy tố và xét xử về hành vi giúp sức cho Châu Sên (là giám đốc công ty) lừa đảo

59

chiếm đoạt 200 triệu đồng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành, Kiên Giang; Huỳnh Văn bị truy tố và xét xử về hành vi giúp sức cho Châu Sên 90 triệu đồng của Công ty vàng bạc đá quý Kiên Giang. Bản án sơ thẩm, phúc thẩm, ngoài các hành vi có liên quan đến Kim Thanh Hùng và Huỳnh Văn, có đề cập đến các hành vi phạm tội của Châu Sên và Dương Kim Tính (vợ Châu Sên), nhưng cả hai đều đã bỏ trốn nên không bị truy tố xét xử trong vụ án. Tuy vậy, khi xét xử vụ án, cả hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm đã quyết định về tài sản, quyền và nghĩa vụ về tài sản của Châu Sên, Dương Kim Tính cùng 28 người bị hại, 09 nguyên đơn dân sự và 11 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Cụ thể bản án phúc thẩm quyết định:

“Giao cho cơ quan thi hành án và Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sống Cửu Long kết hợp phát mãi nhà máy xay xát gạo của Châu Sên ở ấp An Khương, Minh Hoà, Châu Thành, Kiên Giang

- Nếu các chủ đất không thanh toán được nợ thì Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long có quyền đấu giá phát mãi:

33.445 m2 đất của Ngô Kỳ Hên và Châu Thị Lài 37.362 m2 đất của Chiêm Sện, Châu Thị Lệ 43.567 m2 đất của Châu Học và Tăng Thị Nãi”

Trong khi các tài sản nêu trên chỉ liên quan đến hành vi phạm tội của Châu Sên và Dương Kim Tính, không liên quan đến các bị cáo Kim Thanh Hùng và Huỳnh Văn. Ngoài ra, bà Châu Thị Lài, ông Chiêm Sện, bà Tăng Thị Nãi không được xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án nhưng Toà án cấp sơ thẩm và phúc thẩm vẫn quyết định về tài sản, quyền và nghĩa vụ về tài sản của những người này, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự. Do đó Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ngày 8/5/2006 đã huỷ và đình chỉ về phần dân sự nêu trên trong bản án hình sự

60

phúc thẩm số 326/HSPT ngày 20/3/2003 của Toà phúc thẩm TAND tối cao tại TP Hồ Chí Minh [29].

Qua vụ việc này cho thấy đã có sự lạm dụng thủ tục tố tụng hình sự để giải quyết mối quan hệ đơn thuần chỉ là vấn đề dân sự. Bởi lẽ, về trách nhiệm bồi thường của vợ chồng Châu Sên và Dương Kim Tính đối với các nguyên đơn và những người bị hại chỉ được xem xét trong vụ án xét xử Châu Sên và Dương Kim Tính hoặc bằng quan hệ pháp luật khác khi họ có yêu cầu. Nhưng trong vụ việc Kim Thanh Hùng nêu trên, hành vi của Châu Sên và Dương Kim Tính chưa bị truy tố, xét xử vì họ đã bỏ trốn. Do vậy đối với tài sản, quyền về tài sản của Châu Sên và Dương Kim Tính không thể xem xét trong vụ án Kim Thanh Hùng. Đặc biệt là đối với tài sản, quyền về tài sản của những người có nghĩa vụ liên quan với Châu Sên thì càng không thể xem xét và giải quyết trong vụ án xét xử Kim Thanh Hùng. Những quan hệ này chỉ có thể được giải quyết bằng quan hệ pháp luật về xử lý tài sản thế chấp theo quy định chung của pháp luật.

Một phần của tài liệu Hình sự hóa vài việc dân sự, kinh tế nguyên nhân, giải pháp khắc phục (Trang 55 - 60)