Hình sự hoá hoạt động dịch vụ môi giới thương mại trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, tư vấn đầu tư

Một phần của tài liệu Hình sự hóa vài việc dân sự, kinh tế nguyên nhân, giải pháp khắc phục (Trang 41 - 47)

vực xuất khẩu lao động, tư vấn đầu tư

Môi giới theo từ điển bách khoa là chủ thể (một cá nhân, một nhóm, một tổ chức, một hãng...) làm trung gian cho 2 hoặc nhiều chủ thể khác tạo được quan hệ trong giao tiếp, kinh doanh. Một nghiệp vụ quan trọng đang ngày càng phát triển trong những năm gần đây ở nhiều nước trên thế giới.

Điều 150 Luật thương mại đưa ra khái niệm “Môi giới thương mại” là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới.

Đặc điểm:

+ Chủ thể gồm bên môi giới và bên được môi giới, trong đó bên môi giới phải là thương nhân.

+ Nội dung hoạt động môi giới rất rộng, bao gồm nhiều hoạt động như: tìm kiếm và cung cấp thông tin; giới thiệu hàng hoá, dịch vụ; thu xếp gặp gỡ giữa các bên; giúp soạn thảo hợp đồng.

42

+ Quan hệ môi giới thương mại được thực hiện trên cơ sở hợp đồng môi giới.

Quyền của bên được môi giới.

+ Yêu cầu bên môi giới bảo quản các mẫu hàng hoá, tài liệu đã được giao để thực hiện việc môi giới và phải hoàn trả cho bên được môi giới sau khi đã hoàn thành việc môi giới.

+ Yêu cầu bên môi giới không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại.

Hoạt động môi giới diễn ra trong nhiều lĩnh vực như môi giới tiền tệ, môi giới bảo hiểm, môi giới chứng khoán, môi giới bất động sản, môi giới lao động, môi giới đầu tư…

Cùng với sự phát triển kinh tế, hoạt động môi giới thương mại ngày càng phát triển và đây là loại hình dịch vụ có vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các giao lưu dân sự, kinh tế. Pháp luật về môi giới thương mại của chúng ta mới còn ở những bước sơ khai, nhiều hoạt động môi giới cũng mới chỉ xuất hiện trong những năm gần đây như môi giới chứng khoán, môi giới tiền tệ, môi giới xuất khẩu lao động. Thực tế cho thấy cũng có không ít trường hợp lợi dụng hoạt động môi giới để hoạt động phi pháp, lừa đảo. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp thương nhân hoạt động môi giới trên cơ sở quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh, hành nghề môi giới nhưng vì những lý do khác nhau, bản thân họ là nạn nhân của những đường dây lừa đảo và khi vụ việc xảy ra, họ chính là nạn nhân nhưng lại bị quy kết về cùng tội này vì được cho là đồng phạm. Đây là vấn đề khá nổi cộm mà ngay trong các cơ quan tiến hành tố tụng cũng có những quan điểm trái ngược nhau khi xem xét những vụ việc này.

Ví dụ: Vụ Vũ Công Khanh bị quy kết về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Công ty cổ phần đào tạo và hợp tác Đại Đồng (Công ty Đại Đồng) do Vũ Công Khanh làm giám đốc, Ngô Vân Hoài phó giám đốc có giấp phép

43

kinh doanh đào tạo dạy nghề may công nghiệp, cơ khí, mộc, điện tử, ngoại ngữ; dịch vụ lao động; tư vấn đầu tư trong và ngoài nước.

+ Về hành vi bị án sơ thẩm quy kết Khanh, Hoài chiếm đoạt tài sản của người lao động đi Hàn Quốc.

Ngày 30/8/2000 Trần Phi Hùng giám đốc Công ty Xuyên Việt ký hợp đồng với Công ty Huyn Industri Hàn Quốc đào tạo 20 nhân viên kỹ thuật trong 5 giai đoạn hợp đồng có hiệu lực từ ngày Xuyên Việt mở L/c. Thông qua Ngô Vân Hoài, Công ty Đại Đồng do Vũ Công Khanh giám đốc ký hợp đồng số 01 ngày 15/1/2001 với Công ty Xuyên Việt hợp đồng nguyên tắc về cung ứng và quản lý học viên học nghề và ngày 6/2/2001 ký hợp đồng cung ứng 20 lao động để đi học nghề tại Hàn Quốc, mức phí tuyển chọn là 500.000 đ một lao động. Trên cơ sở hợp đồng với Công ty Xuyên Việt, Công ty Đại Đồng tổ chức tuyển, thu tiền của 24 lao động với tổng số tiền thu là 82.500 USD và 6.500.000 đồng. Số tiền trên Công ty Đại Đồng đã chuyển cho Công ty Xuyên Việt là 54.000 USD; Công ty Đại Đồng quản lý 28.500 USD và 6.500.000 đồng. Tuy nhiên, do Công ty Xuyên Việt không mở L/c nên việc đào tạo công nhân với phía Hàn Quốc không thực hiện được. Công ty Đại Đồng đã nhiều lần yêu cầu Công ty Xuyên Việt thực hiện hợp đồng nhưng Công ty Xuyên Việt luôn lần lữa và cũng không hoàn trả số tiền 54.000 USD để Công ty Đại Đồng trả cho người lao động.

Do không đưa người lao động đi Hàn Quốc, Công ty Đại Đồng đã trả cho 14 người lao động số tiền 21.700 USD và 1.500.000 đồng. Trần Phi Hùng đã bị xét xử về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản) đã trả cho 17 người lao động số tiền 58.300 USD. Như vậy Công ty Đại Đồng chỉ còn nợ anh Phạm Văn Chức 2.500 USD (Khanh khai tại phiên toà sơ thẩm là đã trả anh Chức 2.500 USD và được anh Chức cho vay lại) và 5.000.000 đồng của chị Phạm Thị Thuấn.

+ Về hành vi chiếm đoạt tài sản của người có nhu cầu đi lao động Đài Loan Ngày 15/1/2001 Vũ Công Khanh ký hợp đồng với Công ty xây dựng thuỷ lợi 1 Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn (Công ty thuỷ lợi 1) về việc

44

cung ứng nguồn lao động Việt Nam đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; Vũ Công Khanh đã cung ứng cho Công ty thuỷ lợi 1 được 9 lao động theo hợp đồng, ngoài ra còn thu của 9 lao động số tiền 115.370.000 đồng và 3000 USD. Do vụ việc Xuyên Việt nêu trên xảy ra, phía Công ty thuỷ lợi 1 dừng hợp đồng, không đưa người đi xuất khẩu lao động nên Công ty Đại Đồng đã trả cho 6 người lao động với số tiền 20.220.000 đồng còn nợ: 95.150.000 đồng và 3.000 USD.

+ Về hành vi chiếm đoạt tài sản của người lao động đi Nhật Bản.

Từ 2/2001 đến 5/2001 Công ty Đại Đồng thu của 10 người lao động số tiền 19.900 USD và 25.000.000 đ. Số tiền trên Công ty Đại Đồng đã chuyển cho Trần Quang Minh giám đốc Trung tâm quan hệ quốc tế và hội đúc kim Việt Nam số tiền 12.000 USD để đưa 4 người đi xuất khẩu lao động nhưng bị Minh chiếm đoạt. Trần Quang Minh (Minh đã bị xét xử về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản) đã trả cho 4 người lao động 12.000 USD, Công ty Đại Đồng trả cho 4 người số tiền 2.000USD còn nợ 5.900 USD và 25.000.000 đồng.

Như vậy tổng cộng Công ty Đại Đồng còn nợ của 17 người với số tiền là 328.537.400 đ (tỷ giá 17.841 đ/ USD).

Sau khi vụ việc bị khởi tố, Vũ Công Khanh đã dùng tiền cá nhân để trả cho người lao động số tiền 280.000.000 đ, hiện còn nợ chưa trả số tiền: 48.537.400 đ.

Bản án sơ thẩm hình sự số 361 ngày 25/9/2009 của Toà án nhân dân thành phố H đã quy kết Vũ Công Khanh và Ngô Vân Hoài lừa đảo chiếm đoạt của người lao động 105.400 USD và 146.870.000 đ (tương đương 2.027.311.400 đ) và áp dụng điểm a khoản 4 điều 139 BLHS, xử phạt mỗi bị cáo 7 năm tù.

Do không có căn cứ quy kết các bị cáo phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nên ngày 4/6/2010, Toà phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội đã huỷ án sơ thẩm [30].

45

Từ vụ việc nêu trên cho thấy quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án này, cấp sơ thẩm không chứng minh được Vũ Công Khanh và Ngô Vân Hoài đã lừa đảo chiếm đoạt được bao nhiêu tiền của người lao động. Cụ thể:

- Đối với việc đưa người đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc. Việc không đưa người đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc là do phía Công ty Xuyên Việt mất khả năng tài chính không mở được L/c nên phía Hàn Quốc huỷ hợp đồng cung ứng máy móc thiết bị cùng với việc tiếp nhận 20 học viên học nghề. Khi thấy hợp đồng với Xuyên Việt thực hiện chậm chễ, Công ty Đại Đồng cũng đã nhiều lần yêu cầu Công ty Xuyên Việt thực hiện hợp đồng hoặc trả lại tiền để Công ty Đại Đồng trả cho người lao động nên không thể cho rằng Khanh và Hoài cấu kết cùng Trần Phi Hùng giám đốc công ty Xuyên Việt lừa đảo chiếm đoạt số tiền 82.500 USD của người lao động.

- Đối với việc xuất khẩu lao động tại Đài Loan, Công ty Đại Đồng đã ký hợp đồng với Công ty xây dựng thuỷ lợi 1 và đã cung ứng được 9 người theo hợp đồng. Sau đó, Công ty Đại Đồng tiếp tục thu của 9 người lao động là 115.370.000 đồng và 3000 USD. Trong số tiền này có một phần Công ty Đại Đồng sử dụng chi phí cho việc đào tạo học tiếng, tư vấn định hướng; một phần đã chuyển cho phía môi giới Đài Loan theo yêu cầu của Công ty Thuỷ lợi 1 là 19.000 USD để đưa 13 người đi xuất khẩu lao động nhưng mới đưa được 9 người đi xuất khẩu còn lại 4 người bị dừng lại do có sự kiện lừa đảo của Công ty Xuyên Việt, còn 5 người khác chỉ thu tiền phí đào đạo và thực tế đã chi cho hoạt động này. Như vậy Việc Công ty Đại Đồng thực hiện việc ký hợp đồng với Công ty Thuỷ lợi 1 để môi giới đưa người đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan là việc làm có thật và cũng đã đưa được 9 người đi. Việc không đưa người lao động đi tiếp do có sự đơn phương chấm dứt hợp đồng của phía Công ty Thuỷ lợi 1 sau khi sự kiện Xuyên Việt xảy ra nên không thể quy kết Khanh và Hoài chiếm đoạt số tiền 115.370.000 đồng và 3.000 USD đã thu của 9 người đi lao động Đài Loan.

46

- Đối với việc đưa người đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Công ty Đại Đồng cũng là nạn nhân của Trần Quang Minh giám đốc trung tâm quan hệ quốc tế và hội đúc kim Việt Nam. Thực tế công ty Đại Đồng đã chuyển cho Trần Quang Minh 12.000 USD nên cũng không có căn cứ quy kết Khanh, Hoài đồng phạm với Trần Quang Minh chiếm đoạt toàn bộ số tiền đã thu của 10 lao động là 19.900 USD và 25.000.000đ.

Trong vụ án này, Công ty Đại Đồng được thành lập gồm ông Nguyễn Văn Kế, bà Ngô Vân Hoài, ông Trần Trung Chánh và Vũ Công Khanh. Lúc mới thành lập dự kiến mỗi người nộp 5.000.000 đồng nhưng chưa ai đóng góp. Hoạt động của công ty mới thực hiện được một số hợp đồng môi giới, cung ứng lao động như đã nêu trên và trở thành nạn nhân của Trần Phi Hùng và Trần Quang Minh. Cho dù trong hoạt động môi giới xuất khẩu lao động của Công ty Đại Đồng có những việc làm chưa đúng pháp luật như công ty không có chức năng xuất khẩu lao động nhưng lại trực tiếp thu tiền của người lao động nhưng không chỉ căn cứ vào lý do này để quy kết Khanh, Hoài có hành vi lừa đảo thu tiền để chiếm đoạt của người lao động.

Để quy kết Khanh, Hoài đã chiếm đoạt bao nhiêu tiền của người lao động phải làm rõ: Ngoài số tiền 54.000 USD đã chuyển cho Trần Phi Hùng và 12.000 USD đã chuyển cho Trần Quang Minh, số tiền còn lại Công ty Đại Đồng và các bị cáo đã sử dụng như thế nào? Chi vào các khoản gì? Các bị cáo có lấy tiền từ quỹ công ty ra để sử dụng cá nhân hay không? Chỉ khi có căn cứ xác định Vũ Công Khanh và Ngô Vân Hoài lấy tiền thu của người lao động sử dụng cho mục đích cá nhân và không chịu hoàn trả thì mới có căn cứ buộc các bị cáo chiếm đoạt.

Trong thời gian qua, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực xuất khẩu lao động xảy ra tương đối nhiều. Trong các vụ việc đã phát hiện thường hình thành các đường dây lừa đảo người lao động với nhiều đầu mối trung gian thu gom lao động khác nhau. Tuy nhiên, khi xem xét các vụ việc này cũng có những đầu mối là đồng phạm với kẻ chủ mưu thực hiện hành vi lừa đảo nhưng cũng có những doanh nghiệp hoặc cá nhân tuy là đầu mối thu gom

47

người lao động nhưng họ cũng là nạn nhân của kẻ lừa đảo. Để xem xét những người này có phạm tội lừa đảo hay không ngoài yếu tố gian dối phải chứng minh họ có mục đích chiếm đoạt tài sản hoặc chấp nhận mục đích chiếm đoạt tài sản (của người đồng phạm khác) của người lao động hay không? thì mới có thể truy tố, xét xử họ về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Một phần của tài liệu Hình sự hóa vài việc dân sự, kinh tế nguyên nhân, giải pháp khắc phục (Trang 41 - 47)