Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng NN và PTNT chi nhánh quận Cầu Giấy (Trang 70 - 71)

Trình độ, năng lực cán bộ công nhân viên có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng vì họ là người trực tiếp quan hệ với khách hàng và xử lý các vấn đề liên quan đến vốn tín dụng. Chi nhánh cần:

— Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khắc phục tình trạng bất cập về trình độ kỹ thuật nghiệp vụ của cán bộ tín dụng bằng cách có thể sử dụng biện pháp đào tạo thường xuyên, hay nâng cao, hay tại chức…

— Chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ chống rủi ro đạo đức.

— Có chính sách sử dụng cán bộ hợp lý, từng bước tiêu chuẩn hóa cán bộ ngân hàng trên cơ sở 4 kỹ năng sau:

 Kỹ năng bán hàng: đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có những kỹ năng nhất định về marketing để thu hút khách hàng, nắm vững nghiệp vụ tín dụng để cho vay được nhiều với chất lượng tốt.

 Kỹ năng tìm hiểu điều tra: yêu cầu cán bộ tín dụng phải biết cách thu thập và khai thác thông tin có ích cho ngân hàng từ khách hàng và các nguồn thông tin khác để phục vụ cho nghiệp vụ của mình.

 Kỹ năng phân tích: khả năng này yêu cầu cán bộ tín dụng phải biết nhận định, đánh giá tình hình có cơ sở khoa học, từđó rút kinh nghiệm, tìm biện pháp tốt hơn để không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng.

 Kỹ năng đàm phán với khách hàng: đòi hỏi cán bộ tín dụng phải biết cách thương lượng với khách hàng về các vấn đề có liên quan đến việc tuân thủ các điều khoản đã quy định trong chếđộ thể lệ cho vay, được tiến hành trong điều kiện tốt nhất.

— Hoàn thiện hệ thống quản lý đào tạo nâng cao quản lý ngân hàng.

— Nâng cao công tác tự đào tạo: các cấp lãnh đạo đã tạo mọi điều kiện để cán bộ chi nhánh được nâng cao trình độ, nhưng không phải lúc nào cũng có ngay những khóa đào tạo thường xuyên, nâng cao nghiệp vụ. Chính vì vậy, chi nhánh cần nâng cao công tác tự đào tạo. Cụ thể là cần thường xuyên cập nhất các thông tư, văn bản của Chính phủ, ngân hàng Nhà nước về nghiệp vụ, quy trình. Khi có thông tư văn bản mới, yêu cầu mọi cán bộ tự nghiên cứu. Tổ chức hội thảo toàn chi nhánh vào một thời gian nhất định, để kiểm tra, đánh giá việc nghiên cứu của cán bộ. Đồng thời các cán bộ của chi nhánh có thể thảo luận nêu ý kiến về tình hình hoạt động của chi nhánh, trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ lẫn nhau. Nếu thực hiện được thì không những chi nhánh đã nâng cao trình độ cho toàn thể cán bộ mà còn nâng cao tinh thần hợp tác giũa từng cán bộ, từng phòng ban với nhau. Điều đó làm cho sự phối hợp giữa họ ngày càng gắn kết, nhịp nhàng, theo đó hoạt động kinh doanh của chi nhánh hiệu quả hơn.

Như vậy thiết lập một cơ cấu tổ chức có hiệu quả trên cơ sở sự phối kết hợp chặt chẽ của các bộ phận chức năng không ngừng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm và phẩm chất của các cấp lãnh đạo, nhân viên, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.

3.2.6. Đa dạng hóa các hình thức tín dụng, không ngừng nâng cao chất lượng công tác tư vấn cho khách hàng về phương hướng sản xuất kinh doanh, xây dựng các

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng NN và PTNT chi nhánh quận Cầu Giấy (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)