2.4.2.1. Những hạn chế
Qua đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng nói chung ta thấy ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh quận Cầu Giấy là một ngân hàng có chất lượng hoạt động tín dụng tốt. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quảđạt được ngân hàng còn tồn tại nhiều vấn đề cần được khắc phục, đặc biệt là công tác cho vay tại ngân hàng còn nhiều hạn chế cần được giải quyết.
Thứ nhất: Với đối tượng cho vay: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Cầu Giấy vẫn chưa có chiến lược đa dạng khách hàng. Đối tượng khách hàng chủ yếu của ngân hàng là khu vực Doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường chiếm đến gần 90% tổng dư nợ. Dù đây là khu vực kinh tế năng động nhất nhưng cũng tiềm ẩn nhiểu rủi ro. Vì vậy, đa dạng hoá khách hàng là cần thiết để phân tán rủi ro cho ngân hàng.
Thứ hai: Hiệu suất sử dụng vốn chưa cao. Đặc biệt năm 2008, chỉ đạt 26%. Điều này khiến cho nguồn vốn của ngân hàng bịứđọng, làm giảm sút lợi nhuận của ngân hàng.
Thứ ba:Nguồn thông tin mà Ngân hàng cần đểđánh giá, phân tích còn thiếu, không kịp thời và chất lượng không cao. Vì vậy cán bộ tín dụng thường phải mất rất nhiều thời gian và công sức để tựđi điều tra trong khi chi phí cho hoạt động này lại rất ít hoặc không có.
Thứ tư: Công tác marketing ngân hàng tuy bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định nhưng so với yêu cầu còn có những hạn chế, khiến cho uy tín, cũng như tên tuổi của chi nhánh NHNo & PTNT quận Cầu Giấy chưa được đông đảo khách hàng biết đến.
Thứ năm: Công tác thẩm định, đánh giá, kiểm tra kiểm soát đối với khách hàng chưa thực sự tốt, chặt chẽ và nghiêm túc. Điều này dẫn tới gia tăng nợ khó đòi, làm giảm chất lượng tín dụng.
Thứ sáu: Đội ngũ cán bộ còn thiếu và còn bất cập về chuyên môn.
2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
a. Nguyên nhân chủ quan
Như chúng ta đã thấy trước năm 2008 chi nhánh ngân hàng nằm trên địa bàn khó khăn, xa trung tâm thành phố, kinh tế dân cư còn nghèo, chủ yếu là buôn bán nhỏ, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn đa số là sản xuất hàng công nghiệp cơ khí, hàng tiêu dùng. Trong khi lại có quá nhiều tổ chức tín dụng đóng trên địa bàn với mạng lưới dày đặc. Do đó, môi trường cạnh tranh gay gắt đã phần nào hạn chế khả năng tăng trưởng tín
dụng của chi nhánh. Năm 2008, chi nhánh NHN& PTNT chuyển về địa bàn mới cũng chưa thể nắm bắt và thông thạo địa bàn, cũng như chưa tạo được uy tín lớn nên hoạt động kinh doanh cũng gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, công tác Marketing mặc dù đã được tiến hành nhưng mới chỉ dừng lại ở việc phát tờ rơi hay thông tin trên các đài truyền thanh của Phường, chưa chủđộng tìm đến khách hàng. Do vậy, chi nhánh không mở rộng được cho vay, doanh số cho vay bị giảm sút.
Qui trình thẩm định, cho vay đối với khách hàng cũng chưa được thực hiện một cách triệt để, dẫn đến các khoản nợ xấu còn tồn tại, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Nguồn nhân lực mỏng đồng thời trình độ năng lực của một số cán bộ còn bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Phần lớn các cán bộ tín dụng chưa được đào tạo cơ bản về quản trị, điều hành. Do vậy kiến thức về thị trường và phương pháp luận cũng như khả năng ứng dụng vào thực tế còn hạn chếđến việc quản trị điều hành, chưa tương xứng với sự phát triển về mạng lưới, quy mô nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng hiện đại. Năng lực dự báo, đánh giá phân tích và xử lý hoạt động ngân hàng của nhiều cán bộ cấp cao còn yếu kém, chủ quan thiếu tầm nhìn chiến lược. Cán bộ chủ chốt, tác nghiệp phần lớn còn trẻ, thiếu kinh nghiệm thực tế.
Tiếp đó làcông tác kiểm tra, kiểm soát sau cho vay đối với khách hàng còn bị buông lỏng đặc biệt với những doanh nghiệp có quan hệ tín dụng lâu dài. Đây là đối tượng mà cán bộ tín dụng thường có tâm lý cả nể, tin khách hàng mà bỏ qua chế độ kiểm tra định kỳ. Vì thế đã không thể phát hiện được những dấu hiệu bất thường trong hoạt động của doanh nghiệp, gây nên những khoản nợ quá hạn.
Một ví dụ điển hình ở đây chính là trong năm 2008, cán bộ tín dụng của ngân hàng đã cho công ty Trách nhiệm hữu hạn cơ khí xây dựng Thành Phát vay một khoản vốn khá lớn là 18 tỷ đồng mà không cần một khoản thế chấp nào mà chỉ dựa vào uy tín là bạn hàng quen thuộc của ngân hàng. Hợp đồng được diễn ra khá thuận lợi với sự thông qua của cán bộ cấp trên. Việc này sẽ không ảnh hưởng gì nếu vào cuối năm đó Công ty Thành Phát không tuyên bố phá sản, điều này đã thực sự gây khó khăn cho công việc thu hồi vốn của ngân hàng. Nó phản ánh rõ năng lực yếu kém trong khâu kiểm tra, đánh giá, tầm nhìn chiến lược, kinh nghiệm thực tế của cán bộ tín dụng.
Việc ứng dụng công nghệ mới tại chi nhánh còn hạn chế, chưa khai thác, sử dụng được hết tính năng, tác dụng của công nghệ hiện đại, làm giảm năng suất và hiệu quả của
công việc.
b. Nguyên nhân khách quan
Các yếu tố vĩ mô
Về môi trường kinh tế: Thị trường tiền tệ diễn biến bất thường cùng với những tác động xấu của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và hiệu ứng tăng trưởng tín dụng nóng, tăng quy mô và mạng lưới hoạt động quá nhanh của những năm trước đã ảnh lớn đến hoạt động của ngân hàng. Hoạt động ngân hàng bị tác động mạnh của thị trường tiền tệ, thay đổi nhiều về cơ cấu lãi suất. Do huy động vốn khó khăn nên ngân hàng phải sử dụng nhiều biện pháp để hút vốn và giữ vốn. Lãi suất huy động ngắn hạn cao hơn lãi dài hạn. Nhiều ngân hàng đã tăng lãi suất quá cao, sát với lãi suất cho vay khiến cho khách hàng của chi nhánh liên tục chuyển dịch tiền từ qua các ngân hàng khác nhau và còn “làm giá” với ngân hàng làm cho thị trường tiền tệ lộn xộn.
Bên cạnh đó, việc thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ khiến cả ngân hàng và doanh nghiệp đều gặp khó khăn. Doanh nghiệp thiếu vốn nhưng không dám vay vì lãi suất quá cao, ngân hàng huy động lãi suất cao nhưng cho vay lại gặp khó khăn. Điều này tác động xấu làm giảm doanh số cho vay, hiệu suất sử dụng vốn cũng như lợi nhuận của ngân hàng.
Về hệ thống pháp luật: còn thiếu chặt chẽ và chồng chéo, nhiều điểm bất hợp lý đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, kinh tế. Điều này gây khó khăn, trở ngại trong hoạt động của ngân hàng và doanh nghiệp. Nhiều cơ chế, chính sách còn nhiêu khê, bất cập làm chậm đà phát triển kinh tế.
Điều kiện tự nhiên: Trong những năm qua nước ta thường xuyên phải đối phó với thiên tai dịch bệnh như dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng, bão lụt… ảnh hưởng xấu đến đời sống của nhân dân, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Các yếu tố vi mô
Về phía khách hàng:
Do đối tượng khách hàng chủ yếu là các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh vừa và nhỏ nên nguồn thông tin do chính doanh nghiệp cung cấp còn khiêm tốn. Mặt khác, việc thực hiện công tác tài chính kế toán của các doanh nghiệp quốc doanh chưa thật sự nghiêm túc. Do đó, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc cấp tín dụng, chất lượng các khoản vay bị giảm sút.
Về phía đối thủ cạnh tranh:
Cạnh tranh trong ngành ngân hàng ngày càng quyết liệt với hàng chục ngân hàng cùng tham gia. Bên cạnh đó, theo tiến trình gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam sẽ phải dần mở cửa lĩnh vực ngân hàng cho các ngân hàng 100% vốn nước ngoài, với các tên tuổi hàng đầu thế giới tham gia vào thị trường. Việc cạnh tranh gay gắt này khiến cho doanh số và thị phần của những ngân hàng yếu thế bị suy giảm.
Kết luận chương 2: Trên đây là những phân tích về thực trạng cũng như chỉ ra một số nguyên nhân dẫn tới hạn chếđối với chất lượng tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Cầu Giấy. Vậy đâu là hướng đi, đâu là giải pháp giúp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Cầu Giấy, chúng ta sẽ cùng xem xét trong phần 3 của luận văn.
CHƯƠNG 3:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH QUẬN CẦU GIẤY