triển nông thôn quận Cầu Giấy trong thời gian tới
3.1.1. Định hướng phát triển của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
3.1.1.1. Mục tiêu phấn đấu trong 10 năm (từ 2001 – 2010).
Tăng trưởng dư nợ bình quân là 16%/năm (đến cuối năm 2005 là 84.000 tỷ đồng, đến cuối năm 2010 đạt 176 tỷ đồng). Dư nợ cho vay trung, dài hạn bình quân từ 14% - 16%/năm (đến cuối năm 2005 đạt 33.000 tỷ đồng, đến cuối năm 2010 đạt 70.000 tỷ đồng). Mức tăng trưởng cho vay chiếm 94% - 96% tổng tài sản có.
Tăng vốn tự có đảm bảo an toàn vốn 8%/năm. Năm 2005, vốn tự có là 500 triệu USD, đến năm 2010 đạt 1 tỷ USD.
Tăng nguồn vốn để đảm bảo nguồn vốn cho vay, an toàn chi trả và đầu tư khác, cân đối nguồn vốn cho vay trung, dài hạn. Tổng nguồn vốn năm 2010 đạt 250.000 – 260.000 tỷđồng.
Tăng nhân viên kết hợp với mở rộng sản phẩm dịch vụ, hệ thống hỗ trợ bình quân TSC/1nhân viên xấp xỉ 6 tỷ đồng, số lượng nhân viên đến năm 2010 đạt 30.000 nhân viên, bố trí 15.000 cán bộ tín dụng, bình quân 1 cán bộ tín dụng đạt 12.000 tỷđồng.
Tăng mạng lưới phù hợp với quy mô phát triển cạnh tranh và hội nhập
Cân đối thu chi hoạt động trên tổng thu nhập, đảm bảo khả năng sinh lời đạt trên 14%.
Doanh thu từ hoạt động cho vay chiếm từ 60% - 70%, từ dịch vụ và các hoạt động khác chiếm từ 30% - 40%.
Có hệ thống quản lý, giám sát nội bộ và khách hàng đểđảm bảo tỷ lệ nợ quá hạn < 4% theo thời điểm.
Thu nhập của người lao động phải tăng phù hợp theo quy mô phát triển để cạnh tranh với thu nhập khu vực tư nhân, trong đó lãnh đạo của ngân hàng nông nghiệp Việt
3.1.1.2. Chiến lược phát triển.
Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã xác định các chiến lược cụ thể:
Vềđịnh hướng cho vay:
Tập trung thị trường nông nghiệp nông thôn với khách hàng là hộ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, các thành phần kinh tế tham gia các chương trình phát triển kinh tế như nuôi trồng thuỷ hải sản, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi và các thành phần kinh tế ngành nghề nông thôn.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nhận làm dịch vụ 100% (nguồn vốn uỷ thác).
Đối với khách hàng, NHNo & PTNT Việt Nam đầu tưđảm bảo hiệu quả, thực hiện đảm bảo tiền vay bằng tài sản thế chấp, cầm cố và cân đối được vốn nội, ngoại tệ... Tỷ trọng đầu tư ngắn hạn 60%, trung hạn 40%. Tổng dư nợ khác có tỷ trọng đầu tư khu vực doanh nghiệp từ 30% -35%; khu vực tư nhân cá thể từ 65% - 70%.
Đối với quy mô tài chính: tập trung đầu tư, đổi mới thiết bị quy mô vừa và nhỏ cho các doanh nghiệp hộ kinh tế trang trại, ưu tiên cho doanh nghiệp tiêu thụ (chế biến, xuất khẩu) sản phẩm nông nghiệp. Quy mô cho thuê tài chính đến năm 2010 đạt 20 tỷ đồng.
Đối với hoạt động huy động vốn:
Tập trung hoạt động huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn khu vực dân cư; vốn ngắn hạn đối với khu vực doanh nghiệp.
Thực hiện đầy đủđúng cam kết để thu hút, tăng nhanh nguồn vốn uỷ thác đầu tư trong, ngoài nước, tham gia khai thác các thị trường vốn.
Về các sản phẩm:
Mở nhanh các sản phẩm thanh toán, sản phẩm tiền gửi, sản phẩm tín dụng, từng bước mở sản phẩm dịch vụ ATM, thẻ thanh toán, bảo hiểm dịch vụ qua mạng ở những nơi cần thiết và có hiệu quả. Phấn đấu đến năm 2010, thực hiện đủ 39 sản phẩm theo ngân hàng quốc tế.
Vềđịnh hướng cạnh tranh:
Khu vực thành thị và địa bàn trọng điểm có sự cạnh tranh quyết liệt của các Tổ chức tín dụng, phi tín dụng, biểu hiện rõ nét sự hội nhập của ngân hàng, bởi sự hiện diện của ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh.
Đối với địa bàn nông thôn được phân ra làm 2 vùng là cùng có giao thông thuận lợi có sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước; và vùng nông thôn vùng sâu vùng xa.
3.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Cầu Giấy trong thời gian tới
Mục tiêu phát triển lâu dài của Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Cầu Giấy là “... xây dựng ngân hàng thành một chi nhánh ngân hàng thương mại lớn, chủ lực, hiện đại, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, lành mạnh về tài chính, có kỹ thuật công nghệ cao, đa dạng về sản phẩm dịch vụ, chiếm thị phần lớn ở Việt Nam, đủ sức cạnh tranh trong nước và chủđộng hội nhập quốc tế…”
Trên cơ sở đó, cùng với định hướng phát triển của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và tình hình hiện tại, Chi nhánh đã xây dựng kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh cho năm 2009 như sau:
Công tác huy động vốn:
Phấn đấu tổng nguồn vốn cuối năm đạt 1.107.300 triệu đồng (tăng 19% so với năm 2008). Trong đó nguồn vốn huy động từ khu vực dân cư là 399.160 triệu đồng, tăng 22% so với năm 2008.
Từng bước cải thiện cơ cấu nguồn vốn theo hướng ổn định và hiệu quả.
Để đạt được những mục tiêu trên, Chi nhánh chủ động đưa ra những giải pháp chính sau: Thực hiện chủ trương từng bước giảm triệt để nguồn tiền gửi Tổ chức tín dụng nhằm tăng tính ổn định của nguồn vốn; Duy trì mối quan hệ với các khách hàng lớn, tìm kiếm thêm khách hàng và các dự án mới; Củng cố mạng lưới hiện có, đa dạng hoá các hình thức huy động để thu hút nguồn tiền gửi từ dân cư; Dùng cơ chế thi đua khen thưởng khuyến khích cán bộ công nhân viên trong toàn Chi nhánh thu hút được nguồn vốn hiệu quả.
Công tác tín dụng:
Phấn đấu đạt mức dư nợ tại địa bàn dân cư cuối năm 2009 là 399.160 triệu đồng, tăng trưởng 22% so với năm 2008.
Tỷ lệ cho vay trung và dài hạn: chiếm 60% tổng dư nợ.
Tỷ lệ nợ xấu: tối đa 2% tổng dư nợ.
Công tác tài chính:
Phấn đấu quỹ thu nhập cuối năm đạt mức 114.459 triệu đồng, tăng trưởng 10% so với năm 2008.
Tỷ lệ thu ngoài tín dụng trên 10%.
Tỷ lệ chi khác: 2% tổng chi.
3.1.2.1. Định hướng công tác nguồn vốn
Nguồn vốn lớn chính là thế mạnh, là động lực cho việc thực hiện thành công chiến lược phát triển của ngân hàng trong thời gian tới. Vì vậy, việc tiếp tục đa dạng hoá nguồn vốn huy động tối đa lượng tiền tệ nhàn rỗi trong toàn xã hội là hết sức cần thiết.
Bên cạnh tăng trưởng nguồn chung, chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Cầu Giấy còn đặc biệt chú trọng đến việc huy động nguồn vốn có chi phí thấp là nguồn vốn tiền gửi không kỳ hạn từ các tổ chức (đây là nguồn tiền làm cho chi phí đầu vào của Ngân hàng thấp) bằng cách nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng.
Mặt khác trong huy động vốn Chi nhánh ngân hàng sẽ thực hiện các giải pháp để tăng tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn để gia tăng đầu tư vốn cho các hoạt động đầu tư phát triển.
3.1.2.2. Định hướng hoạt động tín dụng
Với mục tiêu phát triển bền vững, không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trên cơ sở bảo toàn vốn và sử dụng vốn và gắn chặt giữa tăng trưởng tín dụng với kiểm soát tín dụng, chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Cầu Giấy đã có kế hoạch rất cụ thể cho thời gian tới thông qua các định hướng sau:
Tập trung phục vụ tốt các khách hàng truyền thống, tìm hiểu nhu cầu phát triển, cơ hội kinh doanh, những khó khăn vướng mắc của khách hàng. Cùng khách hàng tháo gỡ đặc biệt về vốn lưu động khi khách hàng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, áp dụng cộng nghệ hiện đại vào sản xuất. Đồng thời sàng lọc các khách hàng kinh doanh kém hiệu quả, không đủđiều kiện vay vốn.
Tăng cường công tác marketing, quảng bá các hình thức cho vay, tìm kiếm khách hàng, tiếp cận các dự án lớn có hiệu quả mà ngân hàng đã bám sát từ đầu…Qua đó, mở
Chú trọng cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ sản xuất kinh doanh, tư nhân cá thể với mức lãi suất cao. Tập trung thu hồi nợ đến hạn cả gốc và lãi, đặc biệt thu hồi nợ quá hạn, nợđã xử lý rủi ro, trường hợp cần thiết sẽ khởi kiện.
Củng cố tổ chức nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, cùng thẩm định cùng kiểm tra cùng chịu trách nhiệm.
Tổ chức tốt thi đua trong công tác: Khoán tài chính, các chỉ tiêu cho vay, thu nợ, nợ quá hạn.. đến người lao động nhằm kích thích tính tự giác của cán bộ công nhân viên, khen thưởng đột xuất những cán bộ có thành tích trong kinh doanh.
3.1.2.3. Định hướng chiến lược khách hàng
Trong những năm tới chiến lược khách của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quận Cầu Giấy là:
Củng cố, giữ vững và phát triển khách hàng truyền thống. Mở rộng từng bước có chọn lọc khách hàng thuộc các thành phần kinh tế khác, nhằm mục đích vừa mở rộng hoạt động tín dụng vừa đảm bảo độ an toàn.
Đối với các Doanh nghiệp lớn, Ngân hàng phải giữ vững được mối quan hệ. Ngoài ra còn phải mở rộng đối tượng khách hàng, tự tìm đến với khách hàng, tư vấn cho khách hàng về phương án sản xuất kinh doanh.