Các dạngthứccủa motif li tántrong truyền thuyết

Một phần của tài liệu motif li tán trong thần thoại và truyền thuyết của các tộc người thiểu số ở việt nam (Trang 57 - 75)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Các dạngthứccủa motif li tántrong truyền thuyết

2.3.2.1. Li tán về ngôn ngữ

Ở dạng thức này, li tán xuất hiện trong các truyện: Sự tích hình thành loài người,Nguồn gốc các dân tộc, Nguồn gốc chung các dân tộc, Tháp lên trời chiếm tỉ lệ 1,08% (4/370 truyện).

Trong kiểu li tán này, trước khi bị tách ra các tộc người hầu như đều là con một nhà. Có khi đó là 24 người (12 trai và 12 gái) con của vợ chồng thần Tôi xuống trần chơi ăn nắm đất ở đây và không trở về được nữa (Sự tích hình thành loài người); có khi đó là con cháu của Bok Sơgor (Nguồn gốc các dân tộc, Nguồn gốc chung các dân tộc) hay loài người sau này nhớ tới lạc thú vườn Giu Giang Ka (Tháp lên trời).Trong dạng này không có sự xuất hiện lớp người là con của cặp vợ chồng thoát nạn hồng thủy nghĩa là thời kì này hồng thủy

56

đã kết thúc. Phải chăng kỉ Băng Hà kết thúc, khi nước không còn là nỗi ám ảnh hủy diệt đối với con người thì cũng chính là thời gian các đợt phát tán ngôn ngữ bắt đầu? Và có hay không điều mà Johanna Nichols trong Tính đa dạng ngôn ngữ trong không gian và thời gian khẳng định “Đông Nam Á là trung tâm của các luồng phát tán ngôn ngữ sau khi kỉ Băng Hà kết thúc” [54, tr.203]. Cốt truyện gần hơn với lịch sử. Nhìn chung, ở tất cả các truyện con người đã trở nên đông đúc.

Ở đây, loài người muốn xây dựng một cái nhà để ở chung. Ngôi nhà này cao tới tận chân nhà của ông trời nhưng không hiểu sao trời đang nắng bỗng mưa làm anh em con cháu Bok Sơgor không còn hiểu được nhau nữa (Nguồn gốc các dân tộc, Nguồn gốc chung các dân tộc); hoặc vì nhớ tới lạc thú vườn Giu Giang Ka con người bảo nhau làm một cái tháp thật cao để trèo lên trời. Chử Làu không muốn họ lên chơi và nghĩ vì họ nói cùng một thứ tiếng và ở cùng một nơi nên dùng sét đánh tất cả những người trèo lên trời làm cho họ nói những thứ tiếng khác nhau (Tháp lên trời). Nguyên nhân làm cho họ không hiểu được tiếng nhau nói nữa còn do ăn trái đào cha mẹ cấm. Vốn là con cái của vợ chồng thần Tôi, những người được Ngọc Hoàng cho bốn viên linh dược, một vị thần khác cho tặng một cây đào tiên. Cây này chỉ có đúng mười hai nhánh và có đúng mười hai trái. Cha mẹ dặn các con không được ăn. Nhưng vào ngày cha mẹ đi vắng, người em út đã hái trái và đưa cho mười một anh ăn, ăn xong họ không còn hiểu nhau nữa (Sự tích hình thành loài người).

Như vậy, lực lượng dẫn đến sự bất đồng ngôn ngữ vẫn mang tính chất siêu nhiên: Trời (đổ mưa), Chử Làu (dùng sét đánh) hay (vì ăn) trái đào cấm. Trình độ tư duy của người xưa vẫn rất ngây thơ khi nhìn nhận hiện tượng các tộc người cộng cư trên cùng địa vực nhưng không hoặc khó có thể giao tiếp với nhau. Ý niệm về ngôi nhà chung lớn vẫn luôn tồn tại trong tâm thức cộng đồng tộc người. Đó là sự tiếc nuối, khát khao quá khứ về một đại gia đình huyết tộc vốn tồn tại mà đến thời điểm đó đã bị qui luật khách quan đào thải.

Kết quả, cũng giống như thần thoại, ở các truyện các thành viên buộc phải phân đi các nơi khi không còn hiểu nhau. Mỗi gia đình đi một nơi (theo chúng tôi gia đình ở đây ứng với tộc người) (Tháp lên trời); người Ê Đê, Gia Rai, Mơ Nông về chỗ của họ trước kia, người Ba Na ở lại nhà rông với người con lớn Bok Sơgo, người Kinh về vùng đồng bằng, trung châu được cho thêm nhiều gạo, muối, vải vì đây là vùng mới lạ (Nguồn gốc các dân tộc, Nguồn gốc chung các dân tộc); mỗi cặp một trai một gái đi theo các hướng lập nghiệp,

57

còn người em út (Khơ Me) và cặp thứ 11 là người Kinh hiểu được tiếng cha mẹ nên lập nghiệp tại chỗ (Sự tích hình thành loài người).

Bên cạnh việc giải thích lí do li tán của các tộc người, ở đây còn kèm theo một số chi tiết giải thích về sự phát triển hơn về kinh tế của người Kinh so với các dân tộc anh em. Khi sắp phải chia li, sợ người Kinh ở vùng đất lạ khó sinh tồn nên người con cả Bok Sơgo cho thêm gạo, muối, vải và nhờ thế mà ngày nay họ giàu có hơn. Các truyện cũng lí giải tại sao người Khơ Me lại ở gò đồi cũng như người H’mông vì sao lại ở núi cao. Bên cạnh đó, khi tiếp xúc cũng như mô tả cấu trúc của motif li tán trong các văn bản này chúng tôi cũng quan tâm một số điểm sau:

Ở truyện Tháp lên trời của người H’mông có quan hệ gì với Tháp Baben trong Kinh Cựu ước? Chúng tôi nhận thấy có một sự tương đồng về cấu tạo, nội dung trong hai truyện. Truyện kể rằng ban đầu mọi người (con cháu ông Nôe sống sót sau nạn hồng thủy) đều nói một thứ tiếng và dùng những từ như nhau. Họ tìm thấy một đồng bằng và muốn xây một cái tháp cao chọc trời để làm lừng lẫy danh tiếng cũng như khỏi bị phân tán. Nhưng Đức Chúa khi xem công trình của họ e ngại rằng con người rồi sẽ làm được tất cả những gì chúng định làm. Vì thế đã làm cho họ không ai hiểu ai và phải phân tán đi các nơi trên mặt đất [37, tr.8]. Theo đó ta có mô hình sau:

Con cháu ông Nôe Cùng nhau xây tháp Đức Chúa làm cho tiếng nói của họ bị xáo trộn Không hiểu được tiếng nhau nói Li tán khắp nơi trên mặt đất

Đạo Tin lành là một nhánh của Kitô giáo nên cũng lấy kinh thánh Cựu ướcTân ướclàm nền tảng giáo lý. Là một tôn giáo lớn trên thế giới, đạo Tin Lành “đã có mặt ở Việt Nam hơn 100 năm”, “vào những năm cuối thế kỷ XIX do tổ chức Tin lành Liên hiệp phúc âm và truyền giáo Mỹ (CMA) truyền vào” [86], trong đó bắt đầu từ miền núi phía Bắc Việt Nam và sau này tới tận miền Nam Việt Nam, đặc biệt là Tây Nguyên. Ở đây, chúng tôi không bàn đến mặt tích cực hay tiêu cực của tôn giáo đối với sự phát triển của các tộc người, chỉ xin nhìn nhận ảnh hưởng của nó dưới góc độ nghệ thuật. Rõ ràng đã diễn ra sự vay mượn cốt truyện vì ở các khu vực khác khi khảo sát các truyện, chúng tôi không hề tìm được motif nhà, tháp xây cao bị Trời, Chử Làu,... đánh đổ (Nguồn gốc các dân tộc, Nguồn gốc chung các dân tộc). Motif này chỉ phổ biến trong truyện của các tộc người Trường Sơn - Tây Nguyên và người H’mông ở miền núi phía Bắc. Thêm nữa, đó là chi tiết vua người H‘mông giao tiếp với người Tây phương. Có lẽ đây là yếu tố bị thêm thắt sau này. Trong

58

truyện, chúng tôi nhận thấy hồi ức của người H’mông còn khá đậm. Đó là chi tiết gia đình H’mông sinh sôi nhanh chóng và trở thành một dân tộc mạnh mẽ ở vùng lạnh giá.Sau đó, họ từ bỏ miền Bắc cực mà xuống phía Nam. Đây là thời điểm diễn ra các đợt thiên di cũng như con đường chuyển cư mà chủ nhân của nước Sở (có thể chỉ là giả thuyết) sau khi bị thất thế và buộc phải di dời - đã trải qua. Việt Nam là một trong những điểm đến đó. Như vậy, trong truyện có sự xâm nhập của yếu tố tôn giáo và yếu tố văn hóa muộn. Sự ảnh hưởng ấy không chỉ xuất hiện trong Tháp lên trời mà nó còn xuất hiện trong truyền thuyết khác của người H’mông với các chi tiết người đàn bà ăn trái dâu trắng, uống nước Chử Làu cấm mà con người không còn bất tử và phải rời khỏi vườn địa đàng (Vườn địa đàng).

Ở các truyện Nguồn gốc các dân tộc, Nguồn gốc chung các dân tộc bật nên bản sắc văn hóa của các tộc người Gia Rai, Ba Na. Đó là nhà rông, tiếng chiêng, trống, đàn, sáo hay lễ cúng Giàng với tục đâm trâu - nghi thức hiến sinh cực kì quan trọng và không thể bỏ qua. “Lễ hội là một sinh hoạt tín ngưỡng - văn hóa thường thấy ở tất cả các dân tộc Tây Nguyên, nó là mốc đánh dấu [...] những sinh hoạt đời sống con người [...] từ gia tộc tới cả làng buôn, như nghi lễ cúng bến nước, lễ cầu no đủ và sức khỏe, lễ lên nhà mới” [56, tr.271]. Có thể thấy, ở vùng đất của các tộc người Trường Sơn - Tây Nguyên còn bảo lưu được tính chất nguyên sơ của thần thoại cũng như truyền thuyết. TrongSự tích hình thành loài người ta thấy đặc điểm nơi tụ cư của người Khơ Me (đồi gò). Đó là điểm đặc biệt mà văn hóa vùng đã đem lại cho kho tàng văn học dân gian nói riêng, văn hóa Việt Nam nói chung.

Dưới đây là mô hình li tán:

Anh em một nhà

Cùng nhau làm một việc

Bỗng nhiên không còn hiểu tiếng nói của nhau

Li tán

59

2.3.2.2. Li tán về địa vực cư trú

Ở dạng thức nàytỉ lệ số truyện truyền thuyết chứa dạng thức li tán về địa vực cư trú chiếm 16 truyện (kể cả dị bản): 4,32% (16/370 truyện). Ở dạng thức này, li tán cũng biểu hiện thành hai nhóm: nhóm tự phân chia địa vực cư trú và nhóm bị phân chia về địa vực cư trú. Dưới đây chúng tôi lần lượt mô tả chúng.

Nhóm tự phân chia địa vực cư trú

Ở dạng này, li tán xuất hiện trong các truyện: Cây bầu bằng sắt, Sự tích trái bầu mẹ, Sự tích trái bầu mẹ (hay Truyện Kinh và Tà Ôi là anh em), Nguồn gốc loài người, Hồng thủy, Rồng và ngườichiếm tỉ lệ 1,62% (6/370 truyện).

Trong nhóm này, con người ban đầu được sinh ra từ một trái bầu, hay từ một cục thịt bị băm nhỏ vứt vào các gốc cây. Trái bầuấy được con chó cái sinh ra bên cạnh bờ suối, một nửa trên bờ, một nửa dưới nước. Phần phía trên đen thẫm lại, phía dưới nước trắng trẻo. Trải qua mười tháng, quả bầu vỡ ra, con người từ lòng nó vươn dậy: nửa nằm trên bờ da ngăm đen là người Tà Ôi, nửa nằm dưới nước là người Kinh (Sự tích trái bầu mẹ, Sự tích trái bầu mẹ (hay Truyện Kinh và Tà Ôi là anh em). Trái bầu cũng có thể là quả mọc từ cây gậy sắt của ông lão cho cô gái sống sót sau nạn hồng thủy ở đỉnh Pù Quăn. Cô không dám đem nấu ăn mà chỉ để vậy. Vào một đêm, quả bầu tự nứt và con người từ đó đi ra. Đó là người Dao, Thái, Mường, Mèo, Xá và một tốp người khác (Cây bầu bằng sắt). Cũng thuộc dạng này, con người ra đời là kết quả quả cặp vợ chồng sống sót sau nạn hồng thủy. Tương tự như thần thoại, sau khi băm cục thịt và không thấy gì, cặp vợ chồng này liền vứt ra các gốc cây. Đây chính là nguồn gốc của các họ Lê, Lý. Sau đó loài người sinh sôi nảy nở, đến các vùng khác nhau hình thành nên các dân tộc với phong tục, tiếng nói khác nhau. Và dù ở đâu, các dân tộc này cũng đều cùng chung một gốc (Hồng thủy).

Nhìn chung, ở nhóm này chúng tôi nhận thấy sự tương đồng khá lớn về cấu tạo giữa hai thể loại. Về nguồn gốc, con người dường như vẫn được nhìn nhận một cách ngây thơ từ sự quan sát cuộc sống. Đặc biệt ở dạng này có sự xuất hiện của cây bầu bằng sắt. Phải chăng đây chính là thời đại mới - thời đại đồ sắt, một bước phát triển mới trong đời sống con người. Vì thời đại đồ sắt là một giai đoạn phát triển của loài người. Bằng việc sử dụng các công cụ bằng sắt nó đã tạo ra sự thay đổi những tập quán canh tác nông nghiệp mới, niềm tin tín ngưỡng, sự phân chia trong lao động tiến tới hình thành bộ lạc, tộc người thoát khỏi cuộc sống bầy đàn.

60

Ở dạng này, trừ Nguồn gốc loài người có nêu rõ lí do li tán bởi ở rừng chật quá, con người kéo nhau về đồng bằng sinh sống còn lại các truyện khác các nhóm người đều tự phân chia. Kết quả của sự chia tách, các nhóm người đi về hai hướng: miền núi thành người Tà Ôi, đồng bằng thành người Kinh (Sự tích trái bầu mẹ, Sự tích trái bầu mẹ (hay Truyện Kinh và Tà Ôi là anh em)); ở lại vùng đồi Pù Quăn Đó là người Dao, Thái, Mường, Mèo, Xá, một nhóm khác xuôi sông Mã về (có lẽ là người Kinh) (Cây bầu bằng sắt).

Tóm lại, nhóm li tán này về cơ bản cấu tạo mang tính chất khá thô phác, các hiện tượng, đặc biệt về nguồn gốc con người được nhìn nhận còn khá hồn nhiên nhưng về địa vực cư trú tính chất duy lí tương đối đậm nét.

Dưới đây là mô hình li tán:

Loài người từ một hợp thể

Sinh sôi nảy nở

Tìm nơi địa vực cư trú mới

Li tán

Ở lại rừng núi Xuôi theo sông, suối về đồng bằng

Tộc người thiểu số Người Kinh

Nhóm bị phân chia địa vực cư trú

Moitf li tán dạng này xuất hiện trong các truyện: Anh em cùng một nhà,Sự tích li tán các dân tộc, Quả bầu vàng,Truyền thuyết Cơi Masrĩh Mỏq Vila, Lịch sử đất Điện Biên, Cùng mẹ Ý Ke,Truyện “Ải Cắp Ý Kèo”, Chuyện ba chàng dũng sĩ, Mẹ Jong, Nuang và Biabrot, Sự tích dòng sông Dakrông, Truyện quả bầu, Con trâu hai đầu thác Liăng Dŭn chiếm tỉ lệ 3,51% (13/370 truyện).

Trong nhóm này, chúng tôi chia thành hai kiểu với hai nguyên nhân li tán khác nhau. Dạng thứ nhất, do cha mẹ, thủ lĩnh chủ động chia con cái đi các nơi (Anh em cùng một nhà,Quả bầu vàng,Truyền thuyết Cơi Masrĩh Mỏq Vila, Cùng mẹ Ý Ke, Truyện “Ải

61

Cắp Ý Kèo”, Chuyện ba chàng dũng sĩ, Mẹ Jong, Nuang và Biabrot). Dạng thứ hai, do cha mẹ giận dữ, anh em ganh ghét nhau nên đuổi đi hay đuổi bắt dẫn tới sự li tán (Sự tích li tán các dân tộc, Lịch sử đất Điện Biên, Sự tích dòng sông Dakrông).

Với dạng thứ nhất, về nguồn gốc con người có sự đa dạng trong cách giải thích. Con người có thể sinh ra từ trái bầu được cặp trai gái Khốt, Kho gieo sau khi thoát nạn hồng thủy (Quả bầu vàng); là con cái của cặp vợ chồng thoát nạn hồng thủy (Cùng mẹ Ý Ke,Truyện “Ải Cắp Ý Kèo”,Truyền thuyết Cơi Masrĩh Mỏq Vila); là năm mươi cặp vợ chồng sinh ra từ cục thịt (Anh em cùng một nhà); là ba người con sinh ra từ cùng một mẹ (Mẹ Jong, Chuyện ba chàng dũng sĩ) và là thành viên trong làng của Nuang (Nuang và Biabrot).

Nếu Truyền thuyết Cơi Masrĩh Mỏq Vila cho chúng tôi nhận thấy sự ảnh hưởng đạo Thiên Chúa (bởi trong hệ thống thần của người Raglai không tồn tại Chúa Thần Trời) thì dường như truyện Anh em cùng một nhà của dân tộc H’mông, ở trên đã đề cập, là truyện chịu ảnh hưởng của yếu tố Phật giáo? Nếu quả bầu được coi là kết quả quan sát của nền văn hóa bầu bí, tre hay các loài thực vật khác là cách nhìn nhận của cư dân nông nghiệp với niềm tin vạn vật hữu linh và sức sống bất diệt thì cục thịt là kết quả của sự tiếp biến quan niệm của Phật giáo - Phật giáo Đại thừa. Phật giáo đã tìm thấy ở văn học dân gian một môi trường lý tưởng để truyền thừa để hoằng dương Phật pháp vào quảng đại quần chúng. Không chỉ vậy, Phật giáo còn mạnh dạn uốn nắn những câu chuyện dân gian theo hướng gắn những tư tưởng cốt lõi của cửa thiền với quan niệm của nhân dân về nguồn gốc loài người. Nhờ có Bụt cầu Chử Lầu hóa phép thổi hồn mà từ cục thịt chưa có hồn hóa thành năm mươi người con trai, năm mươi người con gái. Trong truyện, bên cạnh yếu tố Phật giáo (Bụt) còn pha trộn nhiều hình thức tín ngưỡng nguyên thuỷ (Chử Lầu) nói chung và tín ngưỡng tộc người nói riêng đã đem một cách lí giải mới về nguồn gốc con người. Hình ảnh Bụt - đại diện cửa Phật là hình tượng “được nhào nặn theo sinh hoá của trần gian” và “phù hợp với lẽ sống và ước vọng của người đời” [41, tr.145] và “nhiều khi không còn tiêu biểu cho sự có mặt của tư tưởng tôn giáo” mà đó là “những hình tượng trong sáng và lãng mạn tuy rằng cái tên gọi còn mang dấu ấn tôn giáo, tách rời những lí thuyết của tôn giáo. Đó là những nhân vật chỉ xuất hiện khi con người cần đến họ, những nhân vật không đòi hỏi gì cả mà chỉ giúp đỡ [...]” [80, tr.332].

Khi con cái khôn lớn, số lượng đông đúc cha mẹ nuôi không xuể, làng hết đất làm nương rẫy nên cha mẹ, người đứng đầu làng dẫn hoặc chia con cái đi các nơi. Họ cho con

62

cái mình hạt giống ngũ cốc và chỉ các con tìm nơi đất thích hợp để trồng cấy và sinh sống.

Một phần của tài liệu motif li tán trong thần thoại và truyền thuyết của các tộc người thiểu số ở việt nam (Trang 57 - 75)