Motif li tán với vai trò là motif chi tiết

Một phần của tài liệu motif li tán trong thần thoại và truyền thuyết của các tộc người thiểu số ở việt nam (Trang 75 - 76)

6. Kết cấu của luận văn

3.1. Motif li tán với vai trò là motif chi tiết

Khi khảo sát tư liệu, chúng tôi xác định được có 34truyện thần thoại, truyền thuyết (kể cả dị bản) có chứa motif li tán với vai trò là motif chi tiết, chiếm tỉ lệ 5,09% (34/668 truyện). Tỉ lệ số truyện chứa dạng motif này ở thần thoại là 5,37% (16/298 truyện). Đó là

74

những truyện: Kể chuyện các thần, Chuyện kể theo “Mo đẻ đất đẻ nước”, Chim Ây cái Ứa, Nguồn gốc vũ trụ và muôn loài, Nguồn gốc thế giới và muôn loài, Bok Kơi Dơi - Bok Sơgor, Truyện ông bà Trống, Sự tích người Thượng và người Kinh, Nguồn gốc loài người, Đẻ đất đẻ Người, K’Chăn và K’Ban, Nguồn gốc người Tà Ôi, Nguồn gốc vũ trụ và các dân tộc, Xuống mường, Câu chuyện mở đầu, Vườn địa đàng.Tỉ lệ số truyện chứa dạng motif này ở truyền thuyết là 4,86% (18/370 truyện). Đó là những truyện: Chuyện ba chàng dũng sĩ, Nuang và Bia Brót, Nguồn gốc loài người, K’Jung, K’Jang chặt cây thần, Sự tích trái bầu mẹ, Sự tích trái bầu mẹ (hay Truyện Kinh và Tà Ôi là anh em), Sự tích dòng sông Dakrông, Lịch sử đất Điện Biên, Truyện “Ải Cắp Ý Kèo”, Cùng mẹ Ý Ke, Anh em cùng một nhà, Cây bầu bằng sắt, Quả bầu vàng, Đất Mẹ Na Ma À Mé, Bà mẹ trăm con, Truyện quả bầu, Hồng thủy, Rồng và người. Như vậy,tỉ lệ truyện truyền thuyết chứa motif li tán với vai trò là motif chi tiết thấp hơn so với thần thoại.

Trước khi xác định vai trò của motif li tán đối với cốt truyện cụ thể chứa nó, chúng tôi xin được đưa ra mô hình các kiểu truyện có chứa motif li tán để có được cái nhìn thấu triệt về motif li tán với vai trò là motif chi tiết.

Một phần của tài liệu motif li tán trong thần thoại và truyền thuyết của các tộc người thiểu số ở việt nam (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)