6. Kết cấu của luận văn
2.3. Các dạngthứccủa motif li tántrong thần thoại và truyền thuyết của các tộc
Mối quan hệ của các yếu tố cấu thành tộc người có vai trò quan trọng trong sự cố kết nội bộ tộc người. Như vậy, đặc điểm riêng của mỗi yếu tố sẽ chi phối đến các kiểu li tán của các tộc người, ảnh hưởng đến sự vận động cốt truyện và đặc trưng thể loại.Nói cách khác, mỗi yếu tố khi bị tách khỏi kết cấu tộc người sẽ trở thành nguyên nhân li tán tộc người. Chúng tôi căn cứ vào điều này để xác định các dạng thức li tán ở thần thoại và truyền thuyết.
Theo đó,trong thần thoại có hai dạng thức li tán. Thứ nhất, đó là dạng li tán về ngôn ngữ. Lúc này, do sự bất đồng về ngôn ngữ mọi người bỗng dưng, hoặc do cãi vã mà thần vì bất lực không thể giảng hòa nên làm cho mọi người không còn hiểu được nhau nữa (Bok Kơi Dơi - Bok Sơgor, Truyện ông bà Trống, Nguồn gốc vũ trụ và muôn loài, Vườn địa đàng). Thứ hai, đó là dạng li tán về địa vực cư trú. Ở dạng li tán này, chúng tôi phân làm hai nhóm: nhóm tự đi tìm địa vực cư trú (Kể chuyện các thần, Xuống mường, Nguồn gốc người Tà Ôi,...) và nhóm bị phân chia địa vực cư trú (Nguồn gốc vũ trụ và muôn loài, Sự tích người Thượng và người Kinh, Nguồn gốc loài người,...). Lúc này, do sự tăng lên về số lượng người, do thiếu thức ăn, hoặc do thiếu đất sống nên họ phải tách ra mỗi người một ngả.
Ở truyền thuyết có ba dạng thức li tán. Truyền thuyết gặp gỡ thần thoại ở hai dạng thức đầu. Thứ nhất, đó là dạng li tán về ngôn ngữ.Tương tự thần thoại, vì cộng đồng tộc người không còn hiểu tiếng nói của nhau nữa mà các thành viên phải chia ra. Các thành viên bỗng nhiên, ăn phải bột độc, ăn trái đào cấm, bị trời làm cho không còn nhận thức được điều người kia muốn nói (Nguồn gốc các dân tộc, Sự tích hình thành loài người, Tháp lên trời,...). Thứ hai, đó là dạng li tán về địa vực cư trú. Ở dạng này, chúng tôi cũng phân chia thành hai nhóm: nhóm tự đi tìm địa vực cư trú (Cây bầu bằng sắt, trái bầu mẹ, Hồng thủy, Nguồn gốc loài người,...); Nhóm bị phân chia về địa vực cư trú (Anh em cùng một nhà, Sự tích li tán các dân tộc, Quả bầu vàng,...). Ngoài ra, truyền thuyết xuất hiện thêm dạng li tán thứ ba là dạng li tán do sự lựa chọn các công cụ mà cha mẹ, Trời đưa ra hay các bộ phận của trên cây đa kì lạ. Với dạng này, các tộc người sau khi nhận các của cải, vật dụng, các bộ phận của cây đa thì tùy vào công năng của chúng mà di chuyển tới nơi thích
44
hợp để dùng, để dựng nhà(K’Jung, K’Jang chặt cây thần,Sự tích các dân tộc, Kay Misiriq và Muq Pila,...).
Qua sự phân loại trên, chúng tôi tiến hành mô tả cơ cấu li tán của motif li tán trong từng thể loại. Trong từng dạng thức li tán, khi nghiên cứu nếu xét thấy có sự hình thành những nhóm li tán riêng thì chúng tôi tiếp tục phân nhóm để mô tả dựa trên tâm thế (chủ động, bị động) của cuộc li tán. Kết hợp với việc mô tả dạng thức li tán, chúng tôi còn so sánh các kiểu li tán trong một dạng thức, so sánh các dạng thức li tán với nhau và tham chiếu truyện của các tộc người thiểu số với truyện của người Kinh thuộc motif li tán.