6. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Kiểu nhân vật
Nói tới nhân vật tức là nói tới vai trò của nó trong truyện. Chính vì vậy, đối với kiểu nhân vật thuộc type li tán ở hai thể loại, chúng tôi tiến hành khai thác kiểu nhân vật đã tác động trực tiếp đến từng dạng li tán và chịu sự tác động của quá trình này.Đối với kiểu nhân
102
vật tác động trực tiếp đến quá trình li tán chúng tôi tập trung làm rõ nguồn gốc và vai trò của họ.
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy có ba kiểu nhân vật tác động trực tiếp đến quá trình li tán. Thứ nhất nhân vật là thần linh: Trời, Chử Làu, ông bà Pô Xê Ba Diếc. Thứ hai nhân vật là người: bố mẹ (cũng có trường hợp là một trong hai người: bố hoặc mẹ). Thứ ba nhân vật là con trâu hai đầu.
Đối với dạng li tán do bất đồng ngôn ngữ, nhân vật tác động đến sự chia tách tộc người gồm cả hai kiểu nhân vật là thần linh và người.Nhân vật là thần linh tác động tới sự li tán tộc người xuất hiện trong các truyện: Tháp lên trời, Nguồn gốc các dân tộc, Nguồn gốc chung các dân tộc. Họ là: Trời, Chử Làu. Cụ thể, Trời giận dữ, đang nắng thì đổ mưa, đổgiông bão suốt mấy ngày, cây cối đổ ngổn ngang (Nguồn gốc các dân tộc, Nguồn gốc chung các dân tộc); Chử Làu dùng sét đánh (Tháp lên trời).Phần lớn trong các truyện, nhân vật thần linh là người đứng đầu trong hệ thống thần thuộc tín ngưỡng của từng tộc người.Về nguồn gốc, các nhân vật này có sinh ra từ thiên nhiên, vũ trụ và là câu trả lời cho chính nguồn gốc ấy.Trời theo quan niệm của người Ba Na được thần nữ Iako Nek dùng cám vắt ra và do ông bà Bok Kơi Dơi cai quản; Chử Làu (tức vua Trời, Dư Nhung) người đã làm ra mười mặt trời, chín mặt trăng và các vì sao, cũng là người làm ra cỏ cây, loài vật. Những nhân vật này có tầm vóc và hành động phi thường mang tầm cỡ vũ trụ. Hành động ấy là sự kết hợp giữa hai yếu tố thực, ảo. Yếu tố thực lấy từ các hoạt động của con người, yếu tố ảo là màu sắc thần thánh, là cách lý giải ngây thơ về các hiện tượng tự nhiên, xã hội. Họ dùng quyền lực siêu nhiên của mình thực hiện điều họ muốn. Hiện tượng dị biệt ngôn ngữ từ một khối thống nhất ở đây là kết quả của quá trình trên.Ở dạng này, tần số xuất hiện của nhân vật thần linh trong truyền thuyết cao hơn so với thần thoại.
Với nhân vật là người trực tiếp tác động đến quá trình chia tách tộc người vì ngôn ngữ bất đồng xuất hiện trong truyện Sự tích hình thành loài người. Nhân vật này là cha mẹ. Ở đây, cha mẹ không còn nghe được các con nói kể từ khi chúng ăn trái đào cấm khiến họ giận dữ ra dấu bằng tay chỉ chúng đến các hướng khác nhau lập cơ nghiệp (Sự tích hình thành loài người).Dễ dàng nhận thấy điểm nổi bật của kiểu nhân vật này là người có xuất thân từ thần (vợ chồng thần Tôi) và là người đứng đầu trong gia đình, lãnh đạo công việc chung và có quyền uy tuyệt đối đối với các thành viên còn lại.
103
Có thể thấy,từ sự phát triển năng lực tư duy trừu tượng, càng về sau, các tộc người càng ý thức được rằng, trong giao tiếp rào cản lớn nhất là ngôn ngữ. Nó cũng chính là lí do người ta không thể tìm về cội nguồn ban đầu. Tuy nhiên, lí giải vì sao lại có sự khác biệt ngôn ngữ dường như vượt quá khả năng của người xưa. Và vì vậy, chuyện này do Trời, do Chử Làu - vua Trời dùng quyền năng của mình thực hiện. Họ là người tạo ra thế giới, cai quản thế giới thì cũng tạo ra các ngôn ngữ bằng nhiều cách với nhiều nguyên nhân. Hay có thể do phải chịu sự tác động ấy nên tức giận họ đánh đuổi các thành viên đi nơi khác.
Như vậy, ở dạng này, sự li tán thường xảy ra qua tác động của những nhân vật có quyền lực cao nhất, có ý nghĩa thiêng liêng đối với cộng đồng. Vì ở giai đoạn đầu truyền thuyết nhìn nhận về sự li tán con người tỏ ra bất lực, sợ hãi nên việc mượn danh và qui kết đó là kết quả việc làm của các thần vốn có nguồn gốc thần thoại là khó tránh khỏi.
Trong kiểu nhân vật ở dạng li tán ngôn ngữ chúng tôi nhận thấy sự giống nhau trong cách nhân vật tác động đến sự li tán giữa thần thoại, truyền thuyết các tộc người thiểu số ở Việt Nam với nhân vật Rang Dungo trong Truyền thuyết của dân tộc Murut về sự hình thành con người và các sinh vật khác ở Malaysia. Rang Dungo là người đàn ông được Chúa Trời nặn bằng loại đất tinh khiết nhất và hà hơi thổi sự sống. Sau chuỗi ngày buồn chán, anh nghe theo lời Chúa Trời tìm và đem “Teron Cho” (tức quả trứng của mặt trời) về sống chung. Quả trứng trong suốt và anh nhìn thấy trong đó có rất nhiều người da trắng, đen, nâu, sẫm màu ở bên trong. Một đêm khi anh đang ngủ, quả trứng vỡ ra và một người con gái từ đây tới và nằm cạnh Rang Dungo. Sau đó, họ nên vợ nên chồng. Họ có với nhau rất nhiều con nhưng những đứa trẻ đều biến mất khi vừa sinh. Buồn giận, anh đào đất làm một cái rãnh dài để những đứa con sau này khỏi biến mất. Những nơi này sau đó trở thành sông suối, đồi núi. Trong khi anh đào, vô số người đủ các màu da và đủ cả đàn ông lẫn đàn bà chui ra từ các hố. Mỗi người nói một thứ ngôn ngữ khác nhau khiến cho Rang Dungo không hiểu được họ nói gì. Anh rất bực tức và quăng họ ra biển. Một số người trôi giạt đi rất xa và họ trở thành người châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ và các dân tộc sống ở các hòn đảo xa. Một số mắc ở gần bờ trở thành người Murut, Tagl, Kelabit, Sea Dayak, Dusun và nhiều bộ tộc người - Borneo khác. Về nguồn gốc, đây là người đàn ông đầu tiên sinh ra từ đất, người đã tìm ra quả trứng mặt trời khai sinh ra người nữ đầu tiên. Về vai trò, Rang Dungo là người đã tạo ra sông suối, và mở đường đất cho giống người lên sống trên trần gian.
104
Như vậy, cũngdo bực tức vì không hiểu ngôn ngữ của các con nên anh ném họ đi các nơi và tạo ra các dân tộc và các tộc người riêng lẻ. Còn về vai trò, Rang Dungo cũng là người cha của lũ trẻ, anh đứng đầu trong gia đình, đào đất cho các con chui lên và vì thế có uy quyền tối cao với chúng.Dường như không chỉ ở Việt Nam mà trong truyện cổ của Malaysia, kiểu nhân vật cũng có biểu hiện tâm trạng bực tức, giận dữ luôn là phát khởi cho hành động bộc phátđuổi, quăng các con đi các nơi. Có lẽđây cũng là tâm lí chung của nhân dân khi phải đối mặt với hiện tượng bất đồng ngôn ngữ.Dĩ nhiên, mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng và vì vậy, các nhân vật không hoàn toàn trùng khớp với nhau. Rang Dungo sinh ra từ đất dưới bàn tay và hơi thở của Chúa Trời.
Với dạng li tán về địa vực cư trú,nhân vật người là bố, mẹ hay cả bố và mẹ. Ở truyền thuyếtmẹ hay cả bố và mẹ: Sự li tán các dân tộc, Mẹ Jong, Cùng mẹ Ý Ke,Quả bầu vàng,...
Về nguồn gốc, người cha ở đây là người chồng thoát nạn lụt, là người mẹ sinh ra từ thuở khai thiên lập địa, là cặp vợ chồng nhờ trí thông minh thoát nạn lụt hủy diệt toàn nhân loại. Kiểu nhân vật này đóng vai trò người thủ lĩnh trong gia đình và bởi sự tức giận của họ nên dẫn đến sự chia li.Họ phần lớn đều sinh con, tái tạo loài người, nuôi nấng, chỉ dạy chúng trong thuở thơ ấu và khi con cái khôn lớn, nuôi không xuể họ chia con đi các nơi để chúng lập nghiệp. Cũng có khi đó người mẹ dẫn con đi về vùng biển chơi, người con đầu, con út thích thú ở lại sau đó người mẹ chia con cháu thành ba nhóm,...
Li tán lúc này đã trở thành vấn đề nóng bỏng đặt ra đối với tộc người. Cụ thể, cư dân các tộc người đã ý thức, nhận chân được quá trình tộc người là quá trình tất yếu, là qui luật. Biểu hiện của quá trình ấy là con cái khôn lớn và đông đúc hay đã đến lúc gia đình lớn huyết tộc buộc phải tách ra để tìm kiếm những vùng đất mới, đảm bảo nhu cầu sinh tồn. Quá trình người con lớn của mẹ Jong đi chơi thăm biển có lẽ là một trong những cuộc hành trình thử đi tìm đất mới và sau đó là những cuộc thiên di thực sự đã diễn ra trong lịch sử. “Truyền thuyết là truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử, thể hiện cách đánh giá của nhân dân về những vật và sự kiện đó [...] có cơ sở lịch sử, cốt lõi sự thật lịch sử” [47, tr.5]. Để tăng tính thuyết phục, củng cố niềm tin ở thế hệ con cháu, tổ tiên tộc người - những người đứng đầu, chủ trương và dẫn dắt các tộc người viết lên cuộc đời mới,thường có tên cụ thể. Biểu tượng tộc người cũng ra đời từ đây.
105
Có thể tìm gặp nét chung đóở cách xây dựng hình tượng nhân vật của người Kinh (Truyện họ Hồng Bàng, Sự tích một trăm trứng, Lạc Long Quân, Truyện tổ tiên mở nước), các tộc người thiểu số ở Việt Nam và người Lào bên kia biên giới (Huyền thoại về nguồn gốc dân tộc Lào).
Trong truyện của người Kinh,về nguồn gốc, Lạc Long Quân và Âu Cơ đều có xuất thân cao quí. Lạc Long Quân là nòi Rồng, con trai của thần Long Nữ. Thần sinh hoạt khác thường: ở dưới nước, thỉnh thoảng mới lên sống ở trên cạn. Thần diệt Ngư Tinh, Mộc Tinh, Hồ Tinh ở dưới biển, trên rừng, đồng bằng. Thần dạy dân biết cách trồng trọt, chăn nuôi, làm nhà ở. Lạc Long Quân là người khai sáng văn hóa Lạc Việt, là biểu tượng ông tổ của các nghề. Điều đó có nghĩa, Lạc Long Quân không chỉ là người có công sinh thành mà còn dưỡng dục cư dân Lạc Việt. Hình tượng Lạc Long Quân cho thấy dấu vết của tín ngưỡng thờ vật tổ Giao Long, tục xăm mình của những cư dân sống cận kề các con sông lớn của người Việt. Họ tin vào sự chở che của bố Rồng đối với con dân Việt. Còn Âu Cơ là con cháu dòng họ Thần Nông, dung mạo xinh đẹp tuyệt trần. Âu Cơ là vị tổ của nhiều nghề (đốt cỏ trồng lúa, làm bánh, nuôi tằm, dệt vải) và cũng là người đã có công sinh, dưỡng dục nhân dân. Về lí do phân chia, Lạc Long Quân và Âu Cơ vì người giống Rồng, người giống Tiên, thủy hỏa khắc nhau, không thể đoàn tụ lâu dài được nên Lạc Long Quân mang theo năm mươi người con trở về miền biển, Âu Cơ mang theo năm mươi người con ngược lên miền núi. Quá trình đó phản ánh sự phân chia về địa vực cư trú.
Ở Huyền thoại về nguồn gốc dân tộc Làocủa Làoxảy ra sự li tán tộc người về địa vực cư trú do Khún Bulôm tạo ra. Về nguồn gốc, Khún Bulôm có nguồn gốc thần linh, Khún là con trai của người trị vì bầu trời - Phanha Thẻn Luông. Về vai trò, Khún Bulôm chỉnh đốn sinh hoạt cõi trần, sai người chặt cây đa kì quái, dạy con trai trở thành minh quân, dạy con dâu trở thành người công, dung, ngôn, hạnh và trên hết, phân chia đất nước, dân chúng thành bảy phần tương ứng với bảy mường của Lào. Kiểu nhân vật trong truyện phản ánh sự li tán của Lào cũng là một dạng bán thần và là một vị anh hùng văn hóa. Do đặc điểm xã hội nên nhân vật này mang phong thái một bậc quân vương của nhà nước phong kiến, tính chất hồn nhiên vì thế mà nhạt nhòa hơn so với truyện của người Việt. Như vậy, kiểu nhân vật bán thần trực tiếp tác động đến sự phân chia địa vực cư trú dẫn đến li tán tộc người khá phổ biến. Sự khác biệt ở các nhóm làm bật lên sự phong phú về văn hóa, tín ngưỡng mỗi tộc người.
106
Đặc biệt, trong dạng li tán về địa vực cư trú còn xuất hiện kiểu nhân vật thứ ba và cũng là nhân vật duy nhất trong hai thể loại tác động trực tiếp đến sự li tán là con trâu hai đầu (Con trâu hai đầu thác Liăng Dŭn). Con trâu này trong quá trình di chuyển bị mắc kẹt nên cản trở không cho người từ bon âm phủ đi lên trên nữa. Nói cách khác, con trâu trở thành vật cản, chia tộc người gốc ra làm hai. Người già xấu lên trên mặt đất thành người miền núi, những người quay xuống thành người bon Phan.
Ở kiểu nhân vật thứ ba, loài vật thiêng gắn với tín ngưỡng đa thần của một số tộc người thiểu số. Thậm chí trâu còn trở thành vật tổ của một số tộc người [88]. Ở các dân tộc này người ta cưa răng cho giống với tổ tiên mình. Vì vậy, khác với người Kinh nuôi trâu để kéo cày, người Mơ Nông (thuộc nhóm Ba Na phía Nam) nói riêng, người Tây Nguyên nói chung nuôi trâu để hiến sinh tạ ơn thần linh đã phù hộ cho họ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Trâu non hay già, sừng càng cong, càng dài và dai càng được đánh giá cao. Do đó, con trâu trong Con trâu hai đầu thác Liăng Dŭntrở thành nhân vật được miêu tả khá chi tiết. Con trâu ở đây không phải con trâu bình thường, nó có hai đầu với hai sừng dài. Trâu là hình tượng mang tính biểu tượng tạo chiếc cầu nối giữa người và thần linh làm nên nét khu biệt và độc đáo của văn học dân gian ở khu vực Tây Nguyên.Có thể thấy, trong kho truyện cổ dân gian ở đây rất dễ tìm gặp hình tượng con trâu là nguyên nhân tạo ra các nhóm địa phương của từng tộc người. Chẳng hạn, trong truyện cổ của người Ê Đê có Sự tích người Ê Đê lên sống trên mặt đất; của người Raglai có Sáng lập vũ trụ,... Trong truyện của người Ê Đê, vì đường di cư đã ngoắt ngoéo, chật hẹp, tối tăm lại thêm con trâu của Y Rít sừng dài, cánh ná cứ nghênh ngang, chếnh choáng làm kẹt lối đi thành thử khi lên khỏi hang nhiều đoàn người lạc nhau tạo thành các bộ tộc M’lô, Buôn Ya, Kbnor,... Trong truyện của người Raglai, Lang Kueh và Lang Khuet là người đàn ông và đàn bà đầu tiên từ trong cõi U Minh lên sống trên mặt đất. Lang Khuet lên được còn vợ vì vướng con lên bị mắc kẹt lại, mãi sau mới lên trên mặt đất được. Lang Khuet lên đến mặt đất và dắt theo một con trâu. Sừng trâu vướng vào cành cây, không tiến lên được nữa, con trâu bị giữ lại biến thành đá ở cao nguyên Ca Nhơ. Sự phân chia ở đây hòa trộn giữa yếu tố ảo và thực giúp câu chuyện trở nên lung linh, góp thêm cách nhìn mới về con đường chuyển cư.
Với dạng li tán do sự khác biệt về công cụ, sau khi nhận của cải cha mẹ chia là kiểu nhân vật thần linh. Kiểu nhân vật này gồm:ông bà Pô Xê Ba Diếc, Kay Misiriq và Muq Pila, Trời đem của cải cho các con chọn để họ ra đi lập nghiệp (Ông bà Pô Xê Ba Diếc và con
107
cháu Raglai, Kay Misiriq và Muq Pila). Về nguồn gốc, Kay Misiriq và Muq Pila là hai vị thần canh giữ rốn trời, ông bà Pô Xê Ba Diếc là người sáng tạo vạn vật; Trời sinh đất, sinh cây. Phần lớn những người này đều có tên cụ thể. Họ bất tử trong tâm thức cộng đồng tộc người thiểu số và đời đời được con cháu thờ phượng.Về vai trò, họ sinh ra con người hoặc cưu mang, dưỡng dục con người góp phần tái tạo loài người. Hơn thế nữa, họ là người sáng tạo ra các công cụ lao động, học hành như: cày, rựa, ní, giấy, bút,...dạy dân làm nhà, bói gà, thắt nút tính ngày tháng, cách trồng tỉa, chăn nuôi, dệt vải, làm giấy, làm đồ gốm,...
Kiểu nhân vật này gặp gỡ kiểu nhân vật ở hai dạng li tán trên về vị thế trong gia đình lớn huyết tộc. Không chỉ là tổ tiên của loài người, điều đáng chú ý ở đây họ còn là những vị