Các tiêuchí để xác định motif li tántrong thần thoại và truyền thuyết của các tộc

Một phần của tài liệu motif li tán trong thần thoại và truyền thuyết của các tộc người thiểu số ở việt nam (Trang 32 - 35)

6. Kết cấu của luận văn

1.4. Các tiêuchí để xác định motif li tántrong thần thoại và truyền thuyết của các tộc

tộc người thiểu số

Xoay quanh những thần thoại, truyền thuyết có liên quan đến nguồn gốc tộc người (trong đó có sự li tán), có rất nhiều cách diễn đạt khác nhau từ những chuyên gia nghiên cứu văn học - văn hóa. Một số nhà dân tộc học, nhân học như Phan Hữu Dật, Nguyễn Văn Tiệp, Từ Chi sử dụng thuật ngữ phân li, nhà nghiên cứu Võ Quang Nhơn cho truyện Bok Kơi Dơi - Bok Sơgor là truyện chỉ ra nguyên nhân phân táncủa các dân tộc anh em vốn có nguồn gốc chung [41, tr.84]; Hoàng Tiến Tựu khi nhận định về hiện tượng này dùng thuật ngữ

tán[28, tr.142]; Hồ Quốc Hùng sử dụng thuật ngữ chia ra[27, tr.89],...Trong đề tài này, dưới góc độ nghệ thuật và để đảm bảo sự nhất quán, chúng tôi gọi khái niệm này là li tán

31

Theo chúng tôi li tán là khái niệm dùng để chỉ hiện tượng từ cộng đồng tộc người duy nhất vì bị thay đổi hay phá vỡ ít nhất một yếu tố cấu thành tộc người hoặc bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài cấu trúc ấy mà phải chia ra.

Ở chủ đề nói về nguồn gốc các dân tộc trong thần thoại và truyền thuyết của các tộc người thiểu số ở Việt Nam tồn tại một hiện tượng đó là sự li tán giữa các tộc người vốn có cùng nguồn cội. Kết quả của quá trình đầy máu và nước mắt ấy chính là sự hình thành các tộc người mới. Ý niệm này chính là quá trình tộc người mà nguyên nhân li tán biểu hiện trong hai thể loại trên xảy ra được kí ức tộc người tái hiện cực kì sinh động.

Li tán là kết cục mang màu sắc bi thương của quá trình tộc người. Sự li tán trong một giai đoạn nhất định là xu hướng tất yếu. Con người thời xưa nhìn vấn đề này qua nhiều góc độ khác nhau. Li tán in đậm trong kí ức của các tộc người, đặc biệt là những tộc người chưa có chữ viết. Trong thần thoại, truyền thuyết chúng tôi dựa vào các yếu tố cấu thành, ảnh hưởng tới sự hình thành tộc người nhưng vì một lí do nào đó bị triệt tiêu dẫn đến sự li tán để nhận thức quá trình này. Sau đây là các tiêu chí để lựa chọn motif li tán trong hai thể loại:

Thứ nhất là ngôn ngữ. Ngôn ngữ là hệ thống kí hiệu đã đã được con người mã hóa. Nó là phương tiện để biểu đạt tư duy, giao tiếp trong xã hội nhưng cũng chính là rào cản trong quá trình ấy. Vìbất đồng trong ngôn ngữ nên bất đồng trong hành động, dẫn đến sự cố kết tộc người bị tan rã. Các thành viên cộng đồng buộc phải chia tay nhau bởi “Trong thực tế, bộ lạc và thổ ngữ trùng hợp với nhau; sự hình thành thêm các bộ lạc và thổ ngữ, do tình trạng chia tách mà có [...]” [4, tr.140]. Điều này được thể hiện trong các truyện thần thoại:Bok Kơi Dơi - Bok Sơgor, Câu chuyện mở đầu, trong các truyện truyền thuyết:

Nguồn gốc các dân tộc, Nguồn gốc chung các dân tộc, Tháp lên trờikhi các anh em muốn làm một ngôi nhà chung - nhà rông, hay tháp lên vườn Gìn Giang Ka nhưngTrời không muốn họ làm được điều đó nên gây mưa khiến họ không còn nghe được nhau nói nữa và phải chia ra.Ngoài ra trong truyện truyền thuyết Sự tích hình thành loài ngườisự bất đồng ngôn ngữ còn nảy sinh khi các anh em trong gia đình ăn trái đào cha mẹ cấm.

Thứ hai là ý thức tự giác tộc người, tức họ tự nhận mình là một dân tộc khi quá trình li tán hoàn tất. Không thể có một tộc người mới nếu ở đó các thành viên không tự nhận mình thuộc tộc người này. Trong tất cả các truyện thần thoại và truyền thuyết yếu tố này đều xuất hiện.

32

Thứ ba là địa vực cư trú (lãnh thổ tộc người). Địa vực cư trú đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành tộc người. Vì cư trú ở những vùng miền khác nhau, tộc người dần hình thành phong tục, tập quán khác nhau thậm chí không hiểu tiếng nhau. Ở thần thoại, thần Đất chia và giao đất cho con người, vua phải chia mặt đất cho các con để loài người hết tranh giành nhau, cha mẹ vì nuôi không xuể con cái, loài người vì quá đông nên họ buộc phải đi tìm các vùng đất mới để sinh sống,... Điều này thể hiện trong các truyện: Nguồn gốc vũ trụ và muôn loài, Nguồn gốc vũ trụ và các dân tộc, Kể chuyện các thần, Nguồn gốc loài người, Lịch sử đất Điện Biên, Xuống mường,...Ở truyền thuyết, ngoài những điểm tương đồng với thần thoại, li tán còn xuất phát từ sự giận dữ của người cha. Vì người con cả cười nhạo cha trần truồng thể hiện trong các truyện: Nguồn gốc loài người, Bà Mẹ trăm con, Truyện của người Ba Na, Cây bầu bằng sắt,...

Riêng truyền thuyết, chúng tôi nhận thấy còn một biểu hiện khác của li tán. Nói cách khác, đây chính là tiêu chí thứ tư.Nó xuất phát từ đặc trưng văn hóa. Có thể nói, mỗi tộc người đều có phong tục, tập quán sản xuất riêng. Ở đây, qua sự phân chia của cải, Trời hay cha mẹ cho con cái lựa chọn một trong những thứ như cày, rựa, ní, giấy, bút,... Sự lựa chọn quyết định phương thức sản xuất cũng như đặc tính tộc người. Điều này thể hiện trong các truyện: Kay Misiriq và Muq Pila, Truyền thuyết Cơi Masrĩh Mỏq Vila, Ông bà Pô Xêbadiếc và con cháu Raglai,Sự tích các dân tộc.

Tiểu kết chương:

Vì sự hình thành và biểu hiện của motif li tán là hiện tượng tất yếu của quá trình tộc người có nền tảng từ cơ sở lịch sử xã hội nên việc tìm hiểu quá trình tộc người, các tiêu chí xác định tộc người là tiền đề cho việc tìm hiểu dạng thức của motif li tán và hơn thế nữa là cấu tạo của motif này trong cốt truyện ở hai thể loại. Qua đây, chúng tôi phần nào lí giải được cách thức hình thành motif li tán ở thần thoại và truyền thuyết của các tộc người thiểu số ở Việt Nam. Việc đưa ra các tiêu chí để lựa chọn motif là công cụ không thể thiếu để chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài. Ngoài ra, vì folklore có mối quan hệ với văn hóa nên chúng tôi cũng giới thiệu những nét khái quát nhất về thần thoại và truyền thuyết của các tộc người thiểu số trong mối quan hệ với văn hóa - quá trình tộc người. Một số vấn đề lý thuyết về motif, type, mối quan hệ giữa motif và type đã tạo ra cơ sở lí luận để triển khai đề tài này, đặc biệt là ở chương ba: motif li tán trong cấu tạo thần thoại và truyền thuyết trên hai bình diên vai trò của motif đối với cốt truyện.

33

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH TƯ LIỆU,PHÂN LOẠIVÀ MÔ TẢ

MOTIF LI TÁN TRONG THẦN THOẠI, TRUYỀN THUYẾT CỦA CÁC TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu motif li tán trong thần thoại và truyền thuyết của các tộc người thiểu số ở việt nam (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)