Vai trò của motif đối với cốt truyện

Một phần của tài liệu motif li tán trong thần thoại và truyền thuyết của các tộc người thiểu số ở việt nam (Trang 91 - 95)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Vai trò của motif đối với cốt truyện

Trên nền lí thuyết về motif, chúng tôi nhận thấy vai trò hạt nhân của motif trong từng cốt truyện. Mỗi cốt truyện thu hút một lượng motif nhất định và chính những motif này sẽ tạo ra sự biến hóa đa dạng trong cốt truyện. Chính vì vậy, mỗi motif sẽ có vai trò khác nhau ở từng cốt truyện.

Nguyễn Ngọc Thường trong bài nghiên cứu Về mối quan hệ giữa motif và cốt truyện, khi tìm hiểu mối quan hệ của motif đối với cốt truyện đã dựa vào tính chất độc lập tương đối cùng cấu trúc riêng gồm những tính chất kết hợp với khả năng riêng lẻ của nó. Theo đó, ông phân làm ba loại motif:

Thứ nhất là motif khởi đầu: giữ vai trò là những yếu tố tạo ra tình huống trong việc hình thành cốt truyện, liên quan đến sự khởi đầu (tiền đề để triển khai cốt truyện), hoạt động của nhân vật trong tác phẩm dân gian.

Thứ hai là motif tình tiết: đây là loại motif chứa đựng một lượng thông tin lớn, thông báo những sự kiện đã xảy ra giai đoạn trước, chỉ ra nguyên nhân dẫn đến các hoạt động sau vừa bảo đảm lượng thông tin lớn vừa dẫn dắt cốt truyện.

Thứ ba là motif dẫn dắt (còn gọi là motif chuyển tiếp hay motif xâu chuỗi): dùng để dẫn dắt các motif tình tiết vào một tuyến nhất định nhằm đem lại một nội dung nhất định, cũng có thể chỉ chứa đựng sự kiện đóng vai trò chủ yếu, là chất kết dính nối liền sự kiện với sự kiện, tạo điều kiện cho sự chuyển dịch nhân vật từ vị trí này sang vị trí khác.

Qua khảo sát sự vận động của motif li tán ở từng cốt truyện, tìm hiểu vai trò của motif đối cốt truyện, chúng tôi đưa ra cách phân loại khác. Căn cứ vào vị trí của motif li tán trong cấu tạo cốt truyện, vai trò của nó trong hệ thống những sự kiện của cốt truyện mà chúng tôi đưa ra cách phân loại sau:

Thứ nhất là motif khởi đầu: đây là motif xuất hiện vào đầu cốt truyện, là tiền đề tạo tình huống cho sự triển khai của cốt truyện.

90

Thứ hai là motif diễn biến: motif này xuất hiện sau motif khởi đầu và ở vị trí giữa cốt truyện, liên kết các sự kiện tồn tại trong cốt truyện tạo sự liền mạch ở cốt truyện cũng như dẫn dắt các sự kiện theo một trình tự nhất định. Nói cách khác, motif này giữ vai trò là chiếc cầu nối bắt từ sự kiện này qua sự kiện kia, mở rộng sự kiện trước và dẫn dắt sự kiện sau làm cho cốt truyện trở lên trọn vẹn và hoàn chỉnh nhất.

Thứ ba là motif kết thúc: motif này đứng ở cuối truyện và giữ vai trò khép lại câu chuyện khi cốt truyện đã phát triển ở mức hoàn chỉnh.

Như đã đề cập ở phần trên, các dạng thức của motif li tán với vai trò là motif chi tiết thường xuất hiện ở các dạng truyện về nguồn gốc vũ trụ và muôn loài (sự ra đời của muôn loài lần thứ nhất) và hồng thủy (sự ra đời của muôn loài lần thứ hai).Trong đó, chúng tôi nhận thấy ở cả hai dạng truyện trên, dù là truyện thần thoại hay truyện truyền thuyết thì motif li tán chủ yếu đóng hai vai trò chính là motif diễn biến và motif kết thúc.

Ở vai trò thứ nhất là motif diễn biến, motif li tán xuất hiện sau motif mở đầu thường là motif giới thiệu về công cuộc tạo lập vũ trụ và quá trình sinh ra con người, tái tạo con người.Ở đây, motif đóng vai trò dẫn dắt kết nối mạch truyện và làm cho mạch truyện phát triển hoàn thiện. Con người và thế giới là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm là con người. Dù là truyện kể dân gian hay truyện bác học, con người luôn là đối tượng trung tâm. Con người ra đời rồi li tán vốn là quá trình tất yếu của một thời đại đã qua. Sau motif này, là hàng loạt các motif khác theo đó mà phát triển. Sẽ chẳng cần những thứ như lửa, nước, các dụng cụ lao động,... nếu không có sự tồn tại và nhu cầu trong đời sống của tộc người. Với vai trò là motif diễn biến, motif li tán xuất hiện trong 11 truyện thần thoại: Kể chuyện các thần, Chuyện kể theo “Mo đẻ đất đẻ nước”, Chim Ây cái Ứa, Sự tích người Thượng và người Kinh, Đẻ đất đẻ Người,K’Chăn và K’Ban, Nguồn gốc người Tà Ôi, Nguồn gốc vũ trụ và các dân tộc,Câu chuyện mở đầu, Vườn địa đàng, Xuống mườngvà 7 truyện truyền thuyết: Chuyện ba chàng dũng sĩ, Sự tích trái bầu mẹ,Lịch sử đất Điện Biên,Cùng mẹ Ý Ke,Quả bầu vàng,Đất Mẹ Na Ma À Mé, Bà mẹ trăm con. Như vậy, motif li tán với vai trò là motif diễn biến trong thần thoại có số lượng nhiều hơn so với truyền thuyết và có tỉ lệ là 52,94% (18/34 truyện có chứa motif li tán với vai trò là motif chi tiết)

Trong truyện Chuyện kể các thần, Chuyện kể theo “Mo đẻ đất đẻ nước”, Chim Ây cái Ứa li tán là tình tiết nối nhằm khẳng định các tộc người Kinh, Mường, Dao, H’mông,

91

Tày vốn cùng nguồn gốc và dẫn dắt câu chuyện đi đến sự kiện tộc người hai nơi bị Hoa Tinh ăn thịt và bản cam kết được kí bằng lời hứa suốt đời phục vụ các quan lang khi Lang Đá Cần giết được nó và lên ngôi vua xứ Mường.Ở một số truyện Nguồn gốc người Tà Ôi

mọi vật được tái tạo, cặp anh em nam nữ lấy hai người sinh ra từ quả bầu rồi chia tay nhau tìm đất sống. Motif li tán đóng vai trò nối phần mở đầu và phần kết giải thích tập tục canh tác làm lúa rẫy, lúa nước của người Tà Ôi và người Kinh, sự giàu nghèo của hai tộc người và tục lệ kiêng không ăn thịt chó, không đánh con vật này. Trong truyện K’Chăn và K’Ban

đây là tình tiết dẫn đến sự li tán các anh em miền núi và miền đồng bằng, nối phần đầu và phần kết nói về cách đặt tên ngày, đêm, nguồn gốc của sắt, đồng la, trống cũng như cách giải thích của người miền núi về lúa, cỏ,...Ở truyện Xuống mường đó là tình tiết nối như một minh chứng rằng công cuộc tạo lập vũ trụ đã hoàn tất và cách con người thích nghi với môi trường sau đó như từ chỗ chỉ biết ăn hoa quả đã biết ăn thịt thú vật, biết dùng lửa,... Với

Lịch sử đất Điện Biên li tán đánh dấu sự chia tách các tộc người có cùng nguồn gốc thành hai nhóm: một nhóm về đồng bằng và nhóm còn lại là Xá, Thái. Nó nối giữa tình tiết bắt đầu cuộc sống sau nạn hồng thủy với cuộc sống sau li tán. Từ đấy câu chuyện cho thấy phương pháp làm ra lửa của các tộc người ở lại rừng và lí giải tại sao ruồi trâu được hút máu lưng trâu, đùi non cô gái. Còn ở Đất mẹ Na Ma À Mé đây là tình tiết nối các tình tiết lí giải vì sao thế giới bị hủy diệt, muôn vật được tái tạo lại như thế nào với các tình tiết ở cuối như tại sao con người lại chết, vì sao người La Hủ dùng dao, thuồng đào củ mài còn các tộc người khác lại dùng cày bừa, khung dệt vải, sách, học chữ và trở lên thông minh, giàu có và các tập tục canh tác khác của người La Hủ,...

Ở vai trò thứ hai là motif kết thúc, motif li tán xuất hiện trong 5 truyện thần thoại:

Nguồn gốc vũ trụ và muôn loài, Nguồn gốc thế giới và muôn loài, Bok Kơi Dơi - Bok Sơgor, Truyện ông bà Trống,Nguồn gốc loài ngườivà 11 truyện truyền thuyết: Nuang và Bia Brót, Nguồn gốc loài người, Sự tích trái bầu mẹ (hay Truyện Kinh và Tà Ôi là anh em), K’Jung, K’Jang chặt cây thần, Sự tích dòng sông Dakrông, Truyện “Ải Cắp Ý Kèo”, Anh em cùng một nhà, Cây bầu bằng sắt, Truyện quả bầu, Hồng thủy, Rồng và người.Nhưvậy,ở vai trò này, motif li tán trong truyện truyền thuyết có số lượng nhiều hơn so với truyện thần thoại và có tỉ lệ 47,06% (16/34 truyện có chứa motif li tán với vai trò là motif chi tiết).

92

Chúng tôi nhậnthấy với vai trò này, motif li tán có tác dụng khẳng định công cuộc sáng tạo từ vĩ mô đến vi mô đã hoàn tất. Từ bầu trời, đất, nước, sông, bể,...đến con người. Tập thể con người tách rời tổ hợp ban đầu và chia thành các phần tử nhỏ hơn đến các nơi khác nhau phù hợp với năng lực để tồn tại. Quá trình này và đặc điểm nhân chủng: màu da, kiểu tóc, về điều kiện sản xuất, về sự giàu nghèo, ngôn ngữ được hình thành là kết quả tất yếu của qui luật khách quan về điều kiện sản xuất và đều là anh em một nhà. Nói cách khác, motif li tán xuất hiện trong các dạng truyện đã đề cập có vai trò khép lại câu chuyện. Chẳng hạn trong truyện Nuang và Bia Brót làng thêm người mà đất rẫy không đủ để trồng lúa, bắp. Càng về sau con cháu họ lại đông quá nên phải chia ra làm hai, một nửa cùng vợ chồng Nuang tiến về phía mặt trời mọc tìm tu, tác mới để lập plây, nửa còn lại sống với anh trai Nuang trên núi rừng. Hay truyện Nguồn gốc loài người ở trên rừng chật quá không còn cách nào khác người ta buộc phải rủ nhau tìm nơi khác để đảm bảo điều kiện sinh tồn: đất ở, trồng cấy cây lương thực,... Trong Nguồn gốc vũ trụ và muôn loài, Bok Kơi Dơi - Bok Sơgor, Truyện ông bà Trống,...motif li tán đều đóng vai trò là tình tiết kết truyện nhằm khẳng định quá trình tái thiết thế giới đã hoàn tất và các tộc người dù cư trú ở những nơi khác nhau, không hiểu ngôn ngữ của nhau nhưng đều sinh ra từ một hợp thể.

Đối chiếu vai trò của motif li tán đối với cốt truyện ở hai thể loại thần thoại và truyền thuyết, chúng tôi nhận thấy hai thể loại này gặp gỡ nhau ở cả hai vai trò là motif diễn biến và motif kết thúc. Điều này cho thấy tầm quan trọng trong vai trò là motif diễn biến và kết thúc của motif li tán trong cả hai thể loại. Tuy nhiên,chúng tôi xét thấy ở từng thể loại có sự chênh lệch giữa motif giữ vai trò là motif diễn biến và motif kết thúc. Cụ thể: trong thần thoại motif li tán giữ vai trò là motif diễn biến là 11/16 truyện (chiếm tỉ lệ 68,75%), giữ vai trò là motif kết thúc có 5/16 truyện (chiếm tỉ lệ 31,25%); trong truyền thuyết motif li tán giữ vai trò là motif diễn biến là 7/18 truyện (chiếm tỉ lệ 38,89%), giữ vai trò là motif kết thúc có 11/18 truyện (chiếm tỉ lệ 61,11%). Sự chênh lệch này cho thấy tầm quan trọng của motif li tán với vai trò là motif chi tiết trong kết cấu cốt truyện. Có thể thấy, những điểm trên phản ánh đặc điểm riêng của từng thể loại. Ở thần thoại, vì phạm vi phản ánh rộng nêndiễn biến của mọi thứ diễn ra xung quanh cuộc sống con người luôn chiếm giữ vị trí trung tâm trong cốt truyện.Do đó, nguồn gốc của con người, sự chia tách của các tộc người chỉ chiếm vị trí thứ yếu. Mặt khác, vấn đề này được nhìn nhận bằng tư duy non trẻ nên chưa nhận chân được qui luật khách quan là hiển nhiên. Còn truyền thuyết vì hướng đến vấn đề lớn lao của

93

cộng đồng nên tập trung phản ánh vấn đề liên quan đến sự tồn tại của cả một tộc người. Ngoài ra, do cư dân đã ở trình độ cao hơn nên có cái nhìn biện chứng hơn và như thế, vấn đề li tán sẽ chi phối mạnh hơn đến cốt truyện của truyền thuyết. Vì vậy, motif li tán chỉ phát triển type trong truyền thuyết.

Một phần của tài liệu motif li tán trong thần thoại và truyền thuyết của các tộc người thiểu số ở việt nam (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)