6. Kết cấu của luận văn
2.1. Tình hình tư liệu
Để giúp người đọc dễ hình dung về tình hình tư liệu, chúng tôi tiến hành sắp xếp các công trình theo thứ tự ứng với năm công bố :
1. Truyện cổ miền núi - Truyện cổ của đồng bào Thượng Việt Nam (1961)
Tác giả: Chinh Yên
Nhà xuất bản: Nhà sách Khai Trí, Sài Gòn
Đặc điểm tư liệu:Tài liệu có độ dài 270 trang, gồm có 27 truyện.Tác giả không tiến hành phân loại thể loại tác phẩm. Sau mỗi truyện tác giả có chú thích rõ ràng về một số tục lệ, và những từ ngữ khó hiểu. Truyện có một phần phụ lục khái lược về các tộc người thiểu số Việt Nam. Chúng tôi chọn lọc được 1 truyệncủa người Cơ Ho có motif li tán là: Sự tích người Thượng và người Kinh.
2. Truyện cổ Ba Na Tây Nguyên (1965)
Tác giả: Bùi Văn Nguyên, Đỗ Bình Trị, Nguyễn Ngọc Côn, Bùi Duy Tân, Phạm Hóa
Nhà xuất bản: Văn học, Hà Nội
Đặc điểm tư liệu: Tài liệu có độ dài 224 trang, gồm 24 truyện. Tác giả dành 18 trang để giới thiệu về truyện cổ dân gian Ba Na. Sau mỗi truyện tác giả ghi rõ người sưu tầm, biên soạn. Tuy nhiên, tác giả không tiến hành phân loại thể loại tác phẩm. Chúng tôi chọn lọc được 1 truyện có chứa motif li tán là: Chuyện ba chàng dũng sĩ.
3. Truyện các dân tộc thiểu số miền Nam (1975)
Tác giả:Hà Văn Thư
Nhà xuất bản: Văn hóa, Hà Nội
Đặc điểm tư liệu: Tài liệu có độ dài 403 trang, gồm 52 truyện. Tác giả dành 22 trang để giới thiệu về truyện cổ các dân tộc thiểu số miền Nam. Sau mỗi truyện tác giả ghi rõ người và địa điểm kể. Tuy nhiên, tác giả không phân loại tác phẩm theo thể loại. Chúng tôi chọn lọc được 1 truyện truyền thuyết có chứa motif li tán là: Nguồn gốc chung các dân tộc.
34
4. Truyện cổ Khơ Me Nam Bộ (1983)
Tác giả: Huỳnh Ngọc Trảng
Nhà xuất bản: Văn hóa, Hà Nội
Đặc điểm tư liệu: Tài liệu có độ dài 220 trang, gồm 21 truyện. Tác giả không tiến hành phân loại thể loại tác phẩm. Sau mỗi truyện, tác giả ghi rõ người kể và nơi kể chuyện. Ở lời giới thiệu, tác giả khái quát văn hóa và đặc trưng văn học dân gian của người Khơ Me. Chúng tôi chọn lọc được 2truyện có chứa motif li tán là:
1. Nguồn gốc vũ trụ và muôn loài 2. Nguồn gốc thế giới và muôn loài
5. Truyện cổ Lô Lô (1983)
Tác giả: Lò Giàng Páo, Hoàng Nam
Nhà xuất bản: Văn hóa, Hà Nội
Đặc điểm tư liệu:Tài liệu có độ dài 116 trang, gồm 22 truyện. Tác giả không tiến hành phân loại thể loại tác phẩm. Sau mỗi truyện, tác giả ghi rõ người kể và nơi kể chuyện. Chúng tôi chọn lọc được 1 truyện có chứa motif li tán là: Rồng và người.
6. Truyện cổ H’mông (1984)
Tác giả: Lê Trung Vũ
Nhà xuất bản: Văn hóa, Hà Nội
Đặc điểm tư liệu: Tài liệu có độ dài 316 trang, gồm 86 truyện. Tác giả không tiến hành phân loại thể loại tác phẩm. Sau mỗi truyện, tác giả ghi rõ người kể. Chúng tôi chọn lọc được 1 truyện có chứa motif li tán là: Câu chuyện mở đầu.
7. Truyện cổ dân tộc Mông , Tập 1 (1995)
Tác giả:Trương Thị Xúng, Hoàng Quyết
Nhà xuất bản: Văn học, Hà Nội
Đặc điểm tư liệu: Tài liệu có độ dài 138 trang, gồm 11 truyện. Tác giả không tiến hành phân loại thể loại tác phẩm. Tác giả Trương Thị Xúng là người dân tộc H’mông. Trong tài liệu, trong 4 trang mở đầu hai tác giả đã khái quát sơ lược về văn hóa tộc người và đặc điểm của truyện cổ H’mông (hay còn gọi là Mông). Tuy nhiên, phần lớn truyện mang đậm dấu ấn cá nhân của tác giả. Chúng tôi chọn lọc được 1 truyện truyền thuyết có chứa motif li tán là: Anh em cùng một nhà.
35
Tác giả: Đặng Văn Lung, Võ Thị Hảo, Nguyễn Sông Thao
Nhà xuất bản: Văn học, Hà Nội
Đặc điểm tư liệu: Tài liệu có độ dài 863 trang, gồm 6 truyện truyền thuyết trong phần phụ lục của bài nghiên cứu của Đặng Nghiêm Vạn Huyền thoại về nạn hồng thủy và nguồn gốc các tộc người. Tài liệu là tuyển tập nghiên cứu văn nghệ dân gian và các mặt lịch sử, lí luận và phương pháp luận của việc nghiên cứu tác phẩm, loại hình và vùng văn nghệ dân gian.Chúng tôi chọn lọc được 1 truyện có chứa motif li tán mà Đặng Nghiêm Vạn phỏng ghi với tên gọi là Truyện của tộc người Ba Na. Chúng tôi đặt lại là: Sự tích li tán các dân tộc.
9. Tuyển tập Văn học dân gian Việt Nam – Thần thoại, truyền thuyết, Tập 1
(1999)
Tác giả: Nguyễn Thị Huế, Trần Thị An
Nhà xuất bản: Giáo dục, Hà Nội.
Đặc điểm tư liệu: Tài liệu có độ dài 624 trang, gồm có 339 truyện là thần thoại, truyền thuyết của các dân tộc Việt Nam. Các tác giả tiến hành phân loại các truyện theo thể loại và từng tộc người. Trong đó có 81 truyện thần thoại, 13 truyện truyền thuyết. Đây là tuyển tập các tác phẩm của 22 tộc người thiểu số với một số lượng tác phẩm khá phong phú. Chúng tôi chọn lọc được 5 truyện thần thoại, 9 truyện truyền thuyết có chứa motif li tán. Tuy nhiên, ở đây, chúng tôi chỉ đưa ra tác phẩm theo sự phân loại của tác giả tuyển tập và sẽ tiến hành phân loại theo tiêu chí của chúng tôi ở mục phân loại tư liệu Cụ thể như sau:
Truyện thần thoại:
1.Chuyện kể theo mo “Đẻ đất đẻ nước” (Mường) 2.Nguồn gốc loài người (Bru – Vân Kiều)
3.Nguồn gốc vũ trụ và các dân tộc (Mảng) 4. Bok Kơi Dơi – Bok Sơgor (Ba Na) 5. Truyện ông bà Trống (Ba Na)
Truyện truyền thuyết:
1. Sự tích hình thành loài người (Khơ Me) 2. Nguồn gốc loài người (Cơ Tu)
3. Truyện “Ải Cắp Ý Kèo” (Thái) 4. Nguồn gốc các dân tộc (Gia Rai)
36 5. Bà Mẹ của trăm con (Hà Nhì) 6. Truyện quả bầu (Hà Nhì) 7. Hồng thủy (Lô Lô) 8. Tháp lên trời (H’mông) 9. Vườn địa đàng (H’mông)
10. Truyện cổ các dân tộc miền núi Bắc miền Trung (2001)
Tác giả: Nguyễn Hữu Chúc, Ninh Viết Giao, Trần Hoàng, Trần Trọng Tân, Mai Văn Tấn
Nhà xuất bản: Thuận Hóa - Nghệ An - Thanh Hóa.
Đặc điểm tư liệu: Tài liệu có độ dài 561 trang, gồm 125 truyện. Tài liệu là tuyển tập truyện của 10 dân tộc miền núi thuộc khu vực Bắc miền Trung. Các tác giả không tiến hành phân loại tác phẩm theo thể loại. Sau mỗi truyện, các tác giả ghi rõ người kể và địa điểm kể. Chúng tôi tìm được 3 truyện có chứa motif li tán. Cụ thể là:
1. Xuống mường (Thái) 2. Cùng mẹ Ý Ke (Thái) 3. Sự tích trái bầu mẹ (Tà Ôi) 4. Cây bầu bằng sắt (Dao)
11. Kho tàng thần thoại Việt Nam (2006)
Tác giả: Vũ Ngọc Khánh, Phạm Minh Thảo, Nguyễn Thị Huế
Nhà xuất bản: Khoa học Xã hội, Hà Nội
Đặc điểm tư liệu: Tài liệu có độ dài 805 trang, gồm có 199 truyện. Đây là tuyển tập gồm hai phần: thần thoại của dân tộc Kinh và 38 tộc người thiểu số. Trong đó, chúng tôi nhận thấy các truyện sau: Bok Kơi Dơi - Bok Sơgor, Truyện ông bà Trống (Ba Na); Nguồn gốc loài người (Cơ Tu); Nguồn gốc các dân tộc (Gia Rai); Tháp lên trời, Vườn địa đàng (H’mông); Bà Mẹ của trăm con (Hà Nhì); Nguồn gốc vũ trụ và muôn loài (Khơ Me); Hồng thủy (Lô Lô); Nguồn gốc vũ trụ và các dân tộc (Mảng); Chuyện kể theo mo “Đẻ đất đẻ nước” (Mường); Truyện “Ải Cắp Ý Kèo” (Thái); Nguồn gốc loài người (Bru - Vân Kiều)có nội dung tương tự với các truyện đã có mặt trong Tuyển tập Văn học dân gian Việt Nam - Thần thoại, truyền thuyết, Tập 1. Chúng tôi chọn lọc thêm được 1 truyện thần thoại chứa motif li tán là: Chim Ây cái Ứa
37
12.Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam - Thần thoại, Tập 3
(2009)
Tác giả: Viện Khoa học Xã hội, Viện Nghiên cứu Văn hóa
Nhà xuất bản: Khoa học Xã hội, Hà Nội
Đặc điểm tư liệu: Tài liệu có độ dài 711 trang, gồm có 53 truyện. Các tác giả đã tiến hành sưu tầm, tuyển chọn truyện song ngữ của 10 dân tộc. Sau mỗi truyện các tác giả đều ghi rõ người, địa điểm kể. Tiến hành khảo sát, chúng tôi chọn được10 truyện chứa motif li tán. Tuy nhiên, ở đây, chúng tôi chỉ đưa ra tác phẩm theo sự phân loại của tác giả tuyển tập và sẽ tiến hành phân loại theo tiêu chí của chúng tôi ở mục phân loại tư liệu. Cụ thể là:
1. Quả bầu vàng (Ê Đê)
2. Đất mẹ Na Ma À Mé (Hà Nhì) 3. K’Chăn và K’Ban (Mạ)
4. Đẻ đất đẻ người (Mạ) 5. Mẹ Jong (Mạ)
6.Truyền thuyết Cơi Masrĩh Mỏq Vila (Raglai) 7. Nguồn gốc người Tà Ôi (Tà Ôi)
8. Sự tích trái bầu mẹ (hay Truyện Kinh và Tà Ôi là anh em) (Tà Ôi) 9. Lịch sử đất Điện Biên (Thái)
10. K’Jung, K’Jang chặt cây thần (Cơ Ho)
13. Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam - Truyện cổ tích thần kì, truyền thuyết, Tập 16 (2009)
Tác giả: Viện Khoa học Xã hội, Viện Nghiên cứu Văn hóa
Nhà xuất bản: Khoa học Xã hội, Hà Nội
Đặc điểm tư liệu: Tài liệu có độ dài 951 trang, gồm cả truyện cổ tích và truyền truyền thuyết. Trong đó, có 27 truyện truyền thuyết. Các tác giả đã tiến hành sưu tầm, tuyển chọn truyện truyền thuyết song ngữ của 4 dân tộc. Sau mỗi truyện các tác giả đều ghi rõ người, địa điểm kể. Tiến hành khảo sát, chúng tôi chọn được 3 truyện chứa motif li tán. Tuy nhiên, ở đây, chúng tôi chỉ đưa ra tác phẩm theo sự phân loại của tác giả tuyển tập và sẽ tiến hành phân loại theo tiêu chí của chúng tôi ở mục phân loại tư liệu. Cụ thể là:
1.Con trâu hai đầu thác Liăng Dŭn (Mơ Nông) 2.Nuang và Bia Brót (Xơ Đăng)
38 3. Sự tích dòng sông Dakrông (Cơ Tu)
14. Truyện cổ dân gian dân tộc Mường (2011)
Tác giả: Quách Giao, Hoàng Thao
Nhà xuất bản: Văn hóa Dân tộc, Hà Nội
Đặc điểm tư liệu: Tài liệu có độ dài 439 trang, gồm có 93 truyện truyền thuyết. Các tác giả ghi rõ người và địa điểm kể nhưng không phân loại tác phẩm theo thể loại. Tiến hành khảo sát, chúng tôi chọn được một truyện có chứa motif li tán đó là: Kể chuyện các thần
15. Truyện cổ Raglai (2011)
Tác giả: Lê Khắc Cường, Phan Văn Dốp, Nguyễn Văn Huệ, Phan Xuân Viện
Nhà xuất bản: Văn hóa Dân tộc, Hà Nội
Đặc điểm tư liệu: Tài liệu có độ dài 263 trang, gồm có 60 truyện. Tác giả ghi rõ người và địa điểm kể nhưng không phân loại tác phẩm. Tài liệu cũng giới thiệu những nét đặc trưng về truyện cổ của người Raglai. Tiến hành khảo sát, chúng tôi chọn được một truyện có chứa motif li tán đó là:
1.Kay Misiriq và Muq Pila (Nguồn gốc loài người) 2. Ông bà Pô Xê Ba Diếc và con cháu Raglai 3. Sự tích các dân tộc
Ngoài ra, chúng tôi còn khảo sát những tư liệu phục vụ cho quá trình so sánh thần thoại, truyền thuyết của các tộc người thiểu số ở Việt Nam với truyện cổ của người Kinh, Lào, Malaysia. Cụ thể là các nguồn tài liệu:
1) Ngô Văn Doanh (1995), Truyện cổ Lào, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội 2) Ngô Văn Doanh (1995), Truyện cổ Mianma, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội 3) Nguyễn Văn Sỹ, Hoàng Túy, Đinh Thế Lộc, Trịnh Thị Diệu, Hoàng Thùy Dương, Kim Phương (2002), Văn học dân gian Châu Á, Nxb Văn học, Hà Nội
Thực ra sự phân biệt thể loại trong ý thức các tộc người thiểu số không rõ ràng cho nên việc đánh giá nhiều khi phải gộp chung cho hai thể loại. Trong quá trình khảo sát tư liệu, chúng tôi chọn loại những truyện kể chưa đúng với đặc trưng thể loại trong các tài liệu để có kết quả thống kê mang tính chuẩn xác nhấtvì ngoài ba tuyển tập là thần thoại, truyền thuyết thì đa phần các nguồn tư liệu đều là truyện cổ hay còn gọi là truyện kể “có tính truyền miệng của quảng đại quần chúng nhân dân bao gồm các thể loại huyền thoại, truyện cổ tích,
39
truyện ngụ ngôn, truyện cười được diễn đạt chủ yếu theo cách kể thông thường hàng ngày, được ghi chép bằng thể văn xuôi thỉnh thoảng điểm xuyết những đoạn văn vần” [67, tr.30]. Và tình hình chung dễ nhận thấy, trong kho tàng truyện cổ các dân tộc, truyện cổ tích chiếm dung lượng khá lớn so với các thể loại khác; tình trạng không có thần thoại hay truyền thuyết ở một số dân tộc không phải hiếm.
Tư liệu chúng tôi thu thập được chủ yếu xuất hiện ở nhóm ngôn ngữ Môn – Khơ Me, tiếp đến là các nhóm ngôn ngữ khác: Malayo - Polynesian, Tạng - Miến, H’mông - Dao, Việt - Mường, Tày -Thái. Motif li tán không xuất hiện trong tư liệu của nhóm ngôn ngữ Hán và nhóm ngôn ngữ Nam Á khác.
Thu thập tư liệu phục vụ đề tài nghiên cứu, chúng tôi ưu tiên chọn những nguồn tài liệu có trích dẫn người kể, nơi kể, song ngữ kế đến là các tổng tập. Đối với các tư liệu, chúng tôi tiến hành kiểm tra thêm sự sai khác giữa nguồn cổ và mới. Mặt khác, chúng tôi cũng khảo cứu thêm một số tư liệu bị lược bỏ vào tổng tập mà vì một lí do nào đó không được các nhà nghiên cứu tuyển chọn.