Thần thoại, truyền thuyết các tộc người thiểu số trong mối quan hệ quá trình tộc

Một phần của tài liệu motif li tán trong thần thoại và truyền thuyết của các tộc người thiểu số ở việt nam (Trang 25 - 32)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.Thần thoại, truyền thuyết các tộc người thiểu số trong mối quan hệ quá trình tộc

trình tộc người

Nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên đã chỉ ra một số sự kiện lịch sử - văn hóa làm tiền đề cho việc nghiên cứu văn học dân gian các dân tộc Việt Nam trên nền của mối quan hệ tộc người. Phó Giáo sư khẳng định “Căn bản văn hóa chung này là sợi dây liên kết văn hóa nói chung và văn hóa dân gian nói riêng của các tộc người thành một cấu trúc văn hóa, văn học dân gian của toàn thể cộng đồng quốc gia dân tộc; nó nhào nặn lại văn hóa và văn học dân gian của mỗi tộc người, khiến cho văn hóa và văn học dân gian của mỗi tộc người đều “mang dấu ấn Việt Nam”, do đó có thể phân biệt được ngay cả với văn hóa và văn học dân gian của người đồng tộc với chính tộc người ấy ở cộng đồng chính trị - xã hội khác” [12, tr.178]. Thật vậy, với điểm nhìn từ mối quan hệ lịch sử - văn hóa tộc người thì thần thoại, truyền thuyết của các tộc người thiểu số sẽ hiện ra với tất cả sự phong phú, đa dạng được xem như biểu hiện của những biến thể tộc người.

Như đã biết, Việt Nam là một quốc gia đa tộc người nên 54 dân tộc dù sinh tụ ở đâu trên dải đất này cũng có một di sản văn học dân gian truyền miệng nhất định dẫu sẽ có sự khác nhau về trữ lượng, đề tài, motif hay phương thức biểu hiện,...Trong phạm vi đề tài, chúng tôi trên cơ sở công trình nghiên cứu của Phó Giáo sư Chu Xuân Diên là Văn học dân gian các dân tộc Việt Nam trong bối cảnh các mối quan hệ văn hóa – tộc người(Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2008), thành tựu của ngành dân tộc học sẽ giới thiệu những nét khái quát nhất về quá trình tộc người cùng với thần thoại, truyền thuyết của các một số nhóm ngôn ngữ: Việt - Mường, Tày - Thái, Môn - Khơ Me, Malayo - Polynesia, H’mông - Dao, Tạng -

24

Miến.Trong đó, chúng tôi đặc biệt tập trung vào các tộc người mà kho thần thoại, truyền thuyết có chứa motif li tán.

Nhóm Việt – Mường

Đây là nhóm ngôn ngữ đông nhất ở Việt Nam gồm các tộc người: Việt (Kinh), Mường, Thổ, Chứt. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều chủ trương rằng Việt và Mường vốn xưa là một tộc “tộc "tiền Việt - Mường" hay tộc Lạc Việt” [91]. Việc chia tách có thể bắt đầu từ những thế kỉ sau công nguyên. Vào thời kì Bắc thuộc vì chính sách đàn áp bóc lột của phong kiến phương Bắc trong hơn một nghìn năm lệ thuộc nhiều bộ phận người Việt cổ di cư lên miền ngược, lùi sâu vào vùng núi phía Tây, Tây Bắc hoặc xuống phía Nam, tiến sâu hơn vào miền rừng núi. Và di duệ của họ sau này là người Mường hiện nay, song chỉ “sau thế kỷ X thì người Việt và người Mường mới phân hóa thành hai tộc người riêng biệt. Hay nói cách khác, từ thời đó người Mường bắt đầu được coi là một dân tộc thiểu số [...]” [71, tr.109]. Trải qua quá trình phát triển của lịch sử, vì địa bàn cư trú khác nhau nên xuất hiện một số điểm khác biệt giữa người Việt cổ ở đồng bằng và người Việt cổ ở miền rừng núi. Chính đặc điểm này đã tạo điều kiện để người Mường bảo lưu được phần lớn những yếu tố Việt cổ tránh được ảnh hưởng của Hán tộc. Trong xã hội cổ truyền của người Mường đã có sự phân hóa về giai cấp xong chế độ nhà lang vẫn còn lưu giữ đặc điểm của một chế độ tù trưởng với một bề dày lịch sử thể hiện ở một số nghi lễ và tập quán.

Ở văn học dân gian, hệ thống thần thoại và truyền thuyết hầu hết được lưu giữ trong mo Đẻ đất đẻ nước. Nội dung cơ bản có tính thần thoại là hệ đề tài về nguồn gốc vũ trụ, nguồn gốc văn hóa. Trong đó, hiện tượng li tán xảy ra một cách tự nhiên và kết quả phân thành hai nhóm: năm mươi người về đồng bằng thành người Kinh, bốn mươi bảy người ở mạn ngược thành tổ tiên của người Mường, Dao, H’mông, Tày. Nội dung cơ bản của “huyền tích” gắn với sự xuất hiện của ý thức lịch sử, nói cách khác đó là nội dung cơ bản của truyền thuyết thời kì đầu vì vẫn còn mang đậm nét ý thức thần thoại. Ngoài ra, vì được kể trong tang ma nên việc diễn xướng thần thoại của người Mường vẫn giữ được phần cơ bản chức năng đích thực của thần thoại thời cổ.

Nhóm Tày – Thái

Đây là nhóm cư dân đông nhất cư trú chủ yếu tại các thung lũng, canh tác ruộng nước ở miền núi phía Bắc. Nhóm này gồm tám tộc người: Tày, Thái, Nùng, Sán Chay, Giáy, Lào,

25

Lự và Bố Y có số dân là 2,3 triệu người. Người Thái cư trú bên các con sông lớn: sông Thao, sông Đà, sông Mã, sông Thao và sông Lam gồm nhiều ngành (Thái Đen, Thái Trắng, Thái Đỏ) và nhiều nhóm cộng cư với nhiều nhóm cư dân khác. Từ kết quả của nhiều ngành khoa học, người ta đã chứng minh rằng khoảng 6000 năm trước, Việt Nam là cái nôi thuần dưỡng lúa nước. Trung tâm của cái nôi này bắt đầu từ chân núi phía đông của dãy Himalaya, xuyên qua bắc Mianma, bắc Thái Lan, Lào, Tây Nam Trung Hoa rồi tới Việt Nam. Đây là địa bàn phân bố cư dân Tày - Thái cổ. Thời kì lan tỏa của nghề nông trồng lúa nước chính là thời điểm diễn ra sự tiếp xúc giữa các nhóm Tày - Thái cổ với cư dân Nam Á cổ.

Theo Ngô Đức Thịnh trong Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2006) khoảng trước thế kỉ III trước công nguyên, người Hán tràn xuống chinh phục tổ tiên người Thái, Choang (Proto Thai - Choang) lúc bấy giờ còn là một cộng đồng thống nhất bị li tán. Một bộ phận người Choang ở lại bị Hán hóa, một bộ phận khác không chịu Hán hóa phải di cư sang phía tây và xuống phía Nam, đó là tổ tiên người Thái ở phía Tây. Trong các nhóm Thái ở Việt Nam, luồng di cư của nhóm Thái Đen mạnh nhất vào khoảng thế kỉ XI - XII do hai tù trưởng lớn là Tạo Ngằn và Tạo Xuông dẫn đầu. Tới Việt Nam, lúc đầu họ làm chủ Nghĩa Lộ, Yên Bái sau đó mở các cuộc chinh phục đánh ra cả vùng Tây Bắc. Cuộc thiên di này kéo dài hàng trăm năm do vấp phải sự chống cự của cư dân bản địa Môn - Khơ Me. Khi đã định cư, một bộ phận người Thái sau đó tiếp tục di cư xuống thượng lưu sông Mã, qua Lào, vào Thanh Nghệ tạo nên các nhóm Thái ở Sầm Nưa và Thanh Nghệ nước ta. Nhóm Thái Trắng, nhóm chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán nhất, di cư vào Việt Nam khoảng thế kỉ XIII sống ở Mường Lay, Mường So, Mường Tè,...Nhóm Thái Đỏ hay còn gọi là nhóm Thái Mộc Châu di cư từ Lào sang Tây Bắc từ khoảng thế kỉ XV. Ban đầu họ sinh sống ở Mộc Châu sau lan tỏa ra các nơi khác như Mai Châu, Đà Bắc, Thanh Hóa. Đa số truyện kể truyền miệng Thái còn giữ được tính bản địa, mang đậm dấu ấn của những quan hệ sản xuất theo phương thức Châu Á; một số truyện chịu ảnh hưởng của truyện cổ Lào, Thái Lan và thậm chí cả Ấn Độ.

Phần lớn các thần thoại, truyền thuyết Thái, một số ít truyện Tày còn đậm tính bản địa với những quan hệ xã hội theo “phương thức sản xuất châu Á”. Một số truyện của Tày, Nùng,...chịu ảnh hưởng của Nho giáo, của Thái mang sắc thái của Lào, Thái Lan, Ấn Độ. Truyện Quả bầu liên quan đến nạn hồng thủy; Vợ chồng trời đất, Bàn Hồ,...là motif giải

26

thích nguồn gốc các dân tộc phổ biến ở Đông Nam Á. Hành trình của Tao Suông và Tao Ngân trong truyền thuyết: từ trên trời xuống đất, rồi từ Mường Um, Mường Ai đến Mường Lộ (Nghĩa Lộ ngày nay) phải chăng chính là tấm gương khúc xạ con đường di cư có thật trong lịch sử của người Thái? Bên cạnh đó, motif li tán các nhóm địa phương tộc người khi dân số tăng lên còn lưu lại dấu vết trong truyện Hồng thủy, Truyện Ải Lậc Cậc và ông Chống Trời bà Chống Đấtcủa người Thái.Qua đó có thể thấy sức phát triển mạnh mẽ của dân số đông ở thời kì đã qua. Các nhóm nhỏ của tộc người Thái được cha mẹ là Ải Lậc Cậc, Bù Tạo Lúc, Bù Ta Lao phân chia khắp các Mường.

Nhóm Môn – Khơ Me

Phần lớn các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng quê hương các tộc người Môn - Khơ Me là ở Đông Dương hay mở rộng phạm vi lên phía bắc tới vùng Tây Nam Trung Quốc nhất là phía Nam Vân Nam ngày nay. Nói cách khác, đây là những cư dân bản địa ở Đông Nam Châu Á mà đa phần tập trung ở nước ta. Nhóm này có thể chia thành hai bộ phận. Bộ phận thứ nhất sinh tụ, phát triển ở dọc dãy núi Trường Sơn và Tây Nguyên từ miền núi các tỉnh Trung và Nam Trung Bộ đến miền Đông Nam Bộ và bốn tỉnh Tây Nguyên gồm các tộc người: Bru - Vân Kiều, Tà Ôi, Cơ Tu, Co, Hrê, Giẻ Triêng, Xơ Đăng, Ba Na, Rơ Măm, Brâu, Mơ Nông, Mạ, Cơ Ho, Xtiêng, Chơ Ro. Bộ phận thứ hai sinh tụ, phát triển ở Tây Bắc và miền núi hai tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An gồm các tộc người: Mảng, Khơ Mú, Kháng, Xinh Mun, Ơ Đu. Ở bộ phận này, đa phần đều có người đồng tộc ở Trung Hoa, Lào và Campuchia.

Trong Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam (Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2003), Đặng Nghiêm Vạn chứng minh rằng: từ cuối thiên niên kỉ thứ I tới nửa đầu thiên niên kỉ thứ II sau công nguyên, hàng loạt các quốc gia Môn - Khơ Me được thiết lập trước đó rất lâu ở Myanmar, Thái Lan và Lào bị tiêu diệt bởi sự bành trướng của tổ tiên người Miến và người Thái ngành phía Tây. Những chủ nhân của các quốc gia đó phần bị tiêu diệt, phần bị đồng hóa, số ít còn lại bị xé lẻ thành nhiều tộc người, nhiều nhóm địa phương và sống xen kẽ với các tộc người thiểu số khác ở vị thế lệ thuộc. Riêng ở Việt Nam, trong khoảng hai thế kỉ sau cuộc chiến tranh kéo dài, người Thái đã làm chủ hoàn toàn Tây Bắc Việt Nam. Các liên minh bộ lạc, các mường của tổ tiên người Kháng, La Ha, Mảng,...bị thay thế bởi mường của người Thái Đen. Đứng đầu các mường này là các chúa đất, a - nha, phìa tạo. Cư dân của Mường Lò hay Nghĩa Lộ (Yên Bái) tới Mường La, Mường Muổi (Sơn

27

La) đến Mường Thanh hay Điện Biên (Lai Châu) phải làm kẻ tôi đòi của giai cấp thống trị Thái rơi vào cảnh “không có mường như con sơn dương không bao giờ tắm nước”.

Như vậy, vì một số nguyên nhân như: sự thất thế so với các tộc người đến sau, những cuộc xung đột trong nội bộ, sự tràn lấn của các cư dân đồng tộc ở Lào sang,...đã khiến các tộc người thuộc nhóm Môn – Khơ Me bị thu hẹp phạm vi cư trú ban đầu buộc họ phải ẩn nấp ở những vùng khó chinh phục như Tây Nguyên. Đó hẳn là câu trả lời xác đáng cho những truyện cổ mang màu sắc bi ai về các cuộc chuyển cư đẫm nước mắt.

Xã hội của tộc người Môn – Khơ Me đã bắt đầu có sự phân hóa nhưng mới chỉ ở giai đoạn manh nha. Đối với các tộc người sinh tụ ở khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên làng tương ứng với nước nên cách đây không lâu vẫn còn mang tính chất văn hóa thời kì sơ sử. Những đặc điểm này cho phép người nghiên cứu khi gặp điểm mờ trong văn hóa, văn học dân gian các tộc người hiện nay tìm đến văn hóa truyền thống của các tộc người này như một điểm mấu chốt để giải mã chúng. Văn hóa truyền thống ở đây bao gồm cả văn hóa, văn học truyền miệng mà động lực của sự phát triển chính là các nhu cầu trực tiếp trong đời sống cộng đồng. Về quá trình tộc người, căn cứ vào các dữ liệu khảo cổ học về các di chỉ đồ đá mới phân bố tại các địa bàn mà tộc người này từng tụ cư (dọc Trường Sơn - Tây Nguyên; Trung, Nam Lào và Bắc Bộ) cũng như những nét văn hóa gần gũi, có giả thuyết đặt ra rằng nhóm Việt - Mường cổ ban đầu chính là tổ tiên của nhóm Môn - Khơ Me hiện cư trú trên khắp Đông Dương ngày nay. Nhóm cư dân ở phía đông miền Trung Đông Dương xưa kia đã từng ở gần hoặc cũng có thể có cùng gốc với tổ tiên người Cơ Tu và Ba Na Bắc. Do cư trú lâu dài bên các nhóm Tiền Thái nên giữa các nhóm này xảy ra hiện tượng tiếp biến văn hóa tạo ra nhóm Việt - Mường.

Thần thoại, truyền thuyết của các tộc người thuộc nhóm Môn - Khơ Me còn mang sắc thái bản địa rõ nét, ít chịu sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ (qua Lào và Thái Lan), phản ánh một xã hội còn sơ khai, tư duy nguyên thủy. Những yếu tố của Tôtem giáo còn đậm nét trong các truyện bởi nó được hình thành trong xã hội chưa phân hóa giai cấp. Bên cạnh những yếu tố xuất phát từ tư duy của chính các dân tộc còn có những yếu tố tiếp biến của các dân tộc khác như Khơ Me, Lào, Thái. Ở nhóm Môn - Khơ Me, thần thoại, truyền thuyết còn tồn tại ở dạng nguyên sơ như:loại truyện suy nguyên về nguồn gốc con người, về vũ trụ xuất hiện,... Chính vì trải qua quá trình tộc người khá phức tạp như vậy,

28

nên trong truyện cổ của họ có tần số xuất hiện motif li tán cao nhất. Các truyện nói về sự ra đời của con người với tổ tiên là một loài vật và sự chia tách các nhóm con trong gia đình để từ đó hình thành nên các tộc người mới (Sự tích người Thượng và người Kinh, Nguồn gốc người Tà Ôi, Nguồn gốc loài người,...) hay hành trình thiên di mang màu sắc bi ai (Sự tích li tán các dân tộc, Sự hình thành loài người,...) rất phổ biến.

Nhóm Malayo – Polynesia

Nhóm này còn có tên gọi khác là Mã Lai - Đa đảo, gồm các tộc người: Gia Rai, Ê Đê, Chăm, Raglai, Chu Ru cư trú ở khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Trong đó, vùng đồng bằng ven biển miền Trung và Nam Trung Bộ là địa bàn cư trú của người Chăm Ninh Thuận và Bình Thuận; vùng rừng núi cao nguyên là địa bàn cư trú của người Gia Rai, Ê Đê,Raglai, Chu Ru. Về kinh tế, xã hội có nhiều điểm giống với nhóm Môn - Khơ Me.

Ngày nay, một số nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng cư dân Malayo - Polynesia có địa bàn cư trú đầu tiên ở vùng Nam Trung Quốc hoặc ven biển tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Tổ tiên của nhóm người này rất thạo nghề đi thuyền vượt biển vì nhiều lí do như sản xuất phát triển, dân số tăng lên nhanh, sự bành trướng của tổ tiên người Hán nên buộc phải thiên di xuống phía Nam qua nhiều con đường trong đó bờ biển Nam Trung Quốc và Việt Nam là một trong những con đường ấy. Từ đây, một bộ phận đã di cư vào bờ biển Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sau đó hợp nhất với người Việt có thể là khi khối Việt - Mường chưa tách ra. Ở Thanh Hóa, đồng bằng Bắc Bộ các nhà khảo cổ còn tìm thấy vết tích văn hóa mang tính chất Malayo - Polynesia. Một bộ phận khác vào bờ biển Trung và Nam Trung Bộ cộng cư với tổ tiên người Môn - Khơ Me. Hiện tượng này vẫn tồn tại tới ngày nay khiến cho việc bóc tách văn hóa của mỗi tộc người trong khu vực trở thành một hiện tượng phức hợp.

Tổ tiên của các cư dân này đã vượt biển vào đất liền, sáng lập nên nhà nước Chăm Pa,

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu motif li tán trong thần thoại và truyền thuyết của các tộc người thiểu số ở việt nam (Trang 25 - 32)