Motif li tántrong các kiểu truyện

Một phần của tài liệu motif li tán trong thần thoại và truyền thuyết của các tộc người thiểu số ở việt nam (Trang 76 - 91)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Motif li tántrong các kiểu truyện

Trong thần thoại và truyền thuyết, motif li tán trong vai trò là motif chi tiết có những biểu hiện khá phong phú. Motif này thường xuất hiện trong hai kiểu truyện chính là: kiểu truyện nguồn gốc vũ trụ và muôn loài (sự ra đời của muôn loài lần thứ nhất), kiểu truyện hồng thủy (sự ra đời của muôn loài lần thứ hai). Ngoài ra, có một số truyện truyền thuyết không thuộc hai kiểu truyện trên nên chúng tôi xin tạm gọi là kiểu truyện đơn lẻ.

Cụ thể ở kiểu truyện thứ nhất là kiểu truyện về nguồn gốc vũ trụ và muôn loài (sự ra đời của muôn loài lần thứ nhất) có những truyện thần thoại:Kể chuyện các thần, Chuyện kể theo “Mo đẻ đất đẻ nước”, Chim Ây cái Ứa, Đẻ đất đẻ Người (4/16 truyện thần thoại chứa motif li tán với vai trò là motif chi tiết), truyện truyền thuyết: K’Jung, K’Jang chặt cây thần (1/18 truyện truyền thuyết chứa motif li tán với vai trò là motif chi tiết). Trong kiểu truyện này, motif li tán xuất hiện bên cạnh các motif khác với vai trò là tình tiết làm rõ chủ đề chính của truyện. Motif li tán xuất hiện trong kiểu truyện này ở cả hai thể loại thuộc dạng li tán về địa vực cư trú.

Chủ đề chính của các truyện đề cập đến sự tạo lập, hình thành vũ trụ từ cõi hỗn mang. Ban đầu là sự hình thành của những thứ vĩ mô như sông, núi, cây cối,... Tiếp đến là những

75

thứ vi mô như con người, các con vật,... Con người nguyên thủy được giải thích sinh ra từ một cặp chim hay do thần K’Bung nặn từ đất. Sự chia tách của họ xuất phát từ ý định thủy tổ loài người hoặc từ chính bản thân họ. Trong tất cả các truyện, sự kiện li tán luôn thể hiện ý niệm các tộc người vốn cùng nguồn gốc và cũng là sự kiện đánh dấu sự hoàn tất của việc tạo lập thế giới, mở ra một cuộc sống mới.

Trong các truyện thần thoạiKể chuyện các thần, Chuyện kể theo “Mo đẻ đất đẻ nước”, Chim Ây cái Ứa từ cây si bị đổ sinh ra hai con chim lớn sau thành hai người đầu tiên là Ây và Ứa. Từ đôi chim này sinh được một trăm trứng, ba trứng lớn nở thành ba người (Lang Đá Cả, Lang Đá Cần mà một trong số họ sau này thành vua xứ Mường); chín mươi bảy cái nở ra người, trong đó tách thành hai nhóm: năm mươi người về đồng bằng thành người Kinh, bốn mươi bảy người về mạn ngược thành người Mường, Dao, H’mông, Tày. Dân hai xứ bị Hoa Tinh ăn thịt nên phải cam kết phục vụ các quan lang nếu Lang Đá Cả diệt được hoa tinh. Lang Đá Cả chết, Lang Đá Cần làm được việc này nên được tôn làm vua. Chuyện chỉ ra sự li tán vì dân cư đi theo hai hướng khác nhau xong không nêu rõ nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hiện tượng này.Sự kiện li tán ở đây thể hiện ý niệm anh em các tộc người đều cùng một trứng mà sinh ra. Còn ở Đẻ đất đẻ ngườitừ cõi hỗn mang đen tối; trời đất âm phủ chỉ có một, Thần N’Đu, vị thần của các vị thần muốn làm cái ngăn cách để phân chia phần đất của các thần. Thể theo ý chỉ này, K’Bung - thủy tổ loài người, thần lửa và các thần khác tạo sự sống cho trần gian. Lần lượt người khổng lồ, rắn, gà trống,... được các thần tạo ra. Từ đây, rừng, thung lũng, lúa, lửa ra đời. K’Bung nặn hình hai người đàn ông và đàn bà dưới hang sâu. Lúc mọi vật đã đầy đủ, con cháu chật âm phủ, K’Bung dẫn mọi người từ cái lỗ cổ xưa tìm đất sống. Như vậy, truyện đã chỉ ra lí do mà thần K’Bung dẫn con người đi tìm nơi sinh sống mới bởi lẽ thế giới đã được tạo lập, điều kiện thiết yếu của con người đã được đảm bảo và nơi họ đang sống đã chật. Cũng như các truyện trên, dù đen hay trắng, dù là người Thượng hay người Kinh, tất thảy con người đều có chung ông tổ K’Bung.

Sau đây là mô hình chung của dạng truyện trên: Vũ trụ được tạo lập

76

Đi về các hướng khác nhau tạo thành các tộc người

Các thần tạo thêm sông suối, lửa, lúa, Lang dạy dân làm nhà, dệt vải

Trong truyền thuyếtK’Jung, K’Jang chặt cây thầnsau khi thế giới được tạo lập, K’Jung, K’Jang xúc được một trứng ó, một hạt đa đem về ấp, trồng. Chúng lớn rất nhanh, Ha Đơ và Ha Đa hạ con ó khổng lồ ăn thịt gà, lợn, trâu, bò. K’Jung, K’Jang mượn búa cóc trời chặt cây đa to lớn kì lạ. Sau khi hạ cây đa khổng lồ đó, mọi người chia nhau, người Cil lấy gốc đa, người Kơ Đu lấy thân cây, người Dong và người Mạ lấy cành cây với lá cây mỗi người đi một ngả lấy những thứ đó dựng nhà cửa, buôn làng và sinh sống cho đến ngày nay.Trong truyện, motif li tán xuất hiện sau motif cây. Nếu trong Kể chuyện các thần, Chuyện kể theo “Mo đẻ đất đẻ nước”, Chim Ây cái Ứa cây đổ gián tiếp sinh ra con người thì ở đây, cây đổ là tiền đề để cư dân chia nhau theo các hướng dựng nhà, lập bản sinh sống.

Sau đây là mô hình chung của dạng truyện trên: Vũ trụ đã được tạo lập

K’Jung, K’Jang xúc được một trứng ó, một hạt đa đem về ấp, trồng

Ó ăn thịt gia súc, cây đa lớn nhanh phi thường

Ha Đơ và Ha Đa hạ con ó, K’Jung, K’Jang dùng búa cóc thần hạ cây đa khổng lồ

Cây đổ

Thú vật bỏ chạy Mọi người chia nhau các bộ phận của cây vào rừng thành thú rừng đi tới các nơi khác nhau sinh sống

77

Từ mô hình dạng truyện của hai thể loại trên, chúng tôi nhận thấy chúng gặp nhau ở một điểm: các tộc người vốn cùng gốc đi về các hướng khác nhau nên thành các tộc người khác nhau, tức sự li tán về địa vực cư trú. Trong mô hình dạng truyện về nguồn gốc vũ trụ và muôn loài (sự ra đời của muôn loài lần thứ nhất) của thần thoại, đời sống buổi đầu sau li tán là một chuỗi dài các sự kiện. Đó là cuộc chiến chống Hoa Tinh, lời giải thích tại sao dân xứ Mường phải đời đời phục vụ các quan Lang, tại sao dân xóm Cho mũi lại đen, và tại sao họ biết cách dệt vải. Hay đó cũng chính là lời giải thích tại sao có núi cao, sông dài, có lửa,... và con người từ đâu sinh ra và tại sao lại có màu da trắng và màu da đen. Ở truyền thuyết, các vấn đề này chỉ được nhắc tới như sự việc đã tồn tại. Dường như, đối với cư dân man dã những vấn đề này không còn quá quan trọng. Quan trọng với họ lúc này là con gì có thể nuôi được, cây gì có thể trồng được. Vẫn chịu ảnh hưởng của cây vũ trụ nhưng khác với thần thoại, cây đổ gián tiếp sinh ra con người ở truyền thuyết.Khi cây đổ, các bộ phận trên cây được dùng để làm nhà và ứng với từng bộ phận này các cư dân đi đến các vùng khác nhau. Tất cả những điểm khác biệt ấy xuất phát từ đặc trưng thể loại và trường phát triển tư duy của nhân loại trong lịch sử.

Ở kiểu truyện thứ hai là kiểu truyện hồng thủy (sự ra đời của muôn loài lần thứ hai) có những truyện thần thoại: Nguồn gốc vũ trụ và muôn loài, Nguồn gốc thế giới và muôn loài, Bok Kơi Dơi - Bok Sơgor, Truyện ông bà Trống, Sự tích người Thượng và người Kinh, Nguồn gốc loài người, K’Chăn và K’Ban, Nguồn gốc người Tà Ôi, Nguồn gốc vũ trụ và các dân tộc, Xuống mường, Câu chuyện mở đầu, Vườn địa đàng (12/16 truyện thần thoại chứa motif li tán với vai trò là motif chi tiết); có những truyện truyền thuyết:

Nguồn gốc loài người, Sự tích trái bầu mẹ, Sự tích trái bầu mẹ (hay Truyện Kinh và Tà Ôi là anh em), Lịch sử đất Điện Biên, Truyện “Ải Cắp Ý Kèo”, Cùng mẹ Ý Ke, Anh em cùng một nhà, Cây bầu bằng sắt, Quả bầu vàng, Đất Mẹ Na Ma À Mé, Bà mẹ trăm con, Truyện quả bầu, Hồng thủy, Rồng và người(14/18 truyện truyền thuyết chứa motif li tán với vai trò là motif chi tiết). Có thể nhận thấy, đây là kiểu truyện thu hút lượng motif li tán với vai trò là motif chi tiết cao nhất. Đối với thần thoại, motif li tán xuất hiện trong kiểu truyện trên thuộc dạng li tán ngôn ngữ và li tán địa vực cư trú. Đối với truyền thuyết, motif li tán xuất hiện trong kiểu truyện trên thuộc dạng li tán địa vực và li tán về công cụ.

Chủ đề chính của truyện đề cập đến hồng thủy hay sau nạn hồng thủy là sự ra đời của muôn loài lần thứ hai. Nói cách khác, trước nạn lụt, thế giới vốn đã được các thần tạo lập

78

hay giản đơn hơn, nó được nhìn nhận là đã tồn tại. Sau nạn lụt, muôn vật, những thứ thiết yếu đối với đời sống như: sắt, muối, cà, ớt, lửa, đất,... một lần nữa được tạo ra.Con người cũng được tái tạo và vì một biến cố nào đó họ bị li tán thành các tộc người khác nhau với các tín ngưỡng, đời sống riêng.

Đề cập đến nạn hồng thủy Nguyễn Tấn Đắc trong Từ truyện quả bầu Lào đến huyền thoại lụt Đông Nam Ákhái quát cách kể về trận đại lụt huyền thoại thông qua mô hình: Lụt lớn hủy diệt → ít người may mắn sống sót → tái tạo loài người và cuộc sống trên trái đất [40, tr.39]. Về cơ bản, bàn về nạn lụt hay hồng thủy chúng tôi đồng ý với nhà nghiên cứu Nguyễn Tấn Đắc. Đây chính là nguồn nước thanh tẩy loài người theo nghi thức tôn giáo và mang ý nghĩa tiến bộ đối với xã hội. Nó đánh dấu bước đột phá về kĩ thuật sản xuất, hứa hẹn một nguồn lương thực dồi dào đồng thời là sự ra đời của một tổ chức xã hội phát triển ở bậc cao hơn.

Đối với người nguyên thủy thần thoại, truyền thuyết là khoa học, là kinh nghiệm bản thân, là vốn sống được tích lũy kiến thức của thế hệ trước truyền đạt lại cho thế hệ kế tiếp,... Đó là tri thức của cộng đồng nên những điều quan sát, chứng kiến và dần theo thời gian khi tư duy hình tượng phát triển đến với con cháu đã không còn ở dạng ban đầu. Trận lụt thuở xưa có thể đã đánh bật con người ra khỏi môi trường cư trú ban đầu buộc họ phải di cư vì thế ám ảnh họ và con cháu họ. Vì thế sự kiện này trở thành đoạn mở đầu cho hầu hết các truyện về sự ra đời muôn loài lần thứ hai.

Trong thần thoại, có bốn nguyên nhân dẫn đến hồng thủy. Thứ nhất, do con người tha hóa. Con người buổi đầu sống yên vui nhưng càng ngày càng trở nên xấu xa, hoang dâm, hung ác nên Maha Pờrum, Bok Kơi Dơi, Trời nổi giận gây lũ lụt hủy diệt vũ trụ và muôn loài (Nguồn gốc vũ trụ và muôn loài, Nguồn gốc thế giới và muôn loài, Bok Kơi Dơi - Bok Sơgor, Truyện ông bà Trống, Xuống mường).Thứ hai, do xảy ra xích mích dẫn đến đánh nhaugiữa diều hâu và quạ, giữa vua biển và chàng trai H’mông để giành Dua Pà gây ra nạn lụt lớn (Sự tích người Thượng và người Kinh, Câu chuyện mở đầu, Vườn địa đàng). Thứ ba, do thiếu nước nên con người kêu xin Trời. Trời lấy gáo làm bằng quả bầu múc nước giội xuống làm thành lũ lụt (Nguồn gốc vũ trụ và các dân tộc). Thứ tư, lũ lụt xảy ra tự nhiên, không rõ nguyên nhân (Nguồn gốc loài người, K’Chăn và K’Ban, Nguồn gốc người Tà Ôi).

79

Trong phần lớn các truyện, nhờ may mắn, nghe lời khuyên của muôn thú làm bè, chui vào trống (đồng, da),... mà con người thoát nạn. Thường gặp nhất là trường hợp con người gồm một nam và một nữ khi chui vào trống tránh lụt đem theo hạt giống, các giống vật mỗi thứ một cặp đực cái như một bước chuẩn bị cho việc tái sinh sau này. Đảm nhận trách nhiệm tái tạo loài người là các nhân vật: nhân vật có nguồn gốc thần linh: Trời, các thiên thần, nhân vật bán thần: thần Đất, nhân vật người: hai anh em nam nữ. Trong Nguồn gốc vũ trụ và các dân tộc khi nước rút, suối sâu, sông rộng, núi cao hình thành và chỉ có hai anh em nhà kia (một trai, một gái) sống sót. Hai anh em chia nhau đi tìm người những không còn ai, ma a (quạ) khuyên hai anh em lấy nhau nhưng em không chịu, anh nhảy vào lửa chết, em cũng nhảy vào lửa chết theo. Trời sau ba lần thả người xuống mặt đất không thành vì bị Ma Pinh ăn thịt đã nghĩ ra cách nướng bí ngô đỏ lừa Ma Pinh. Ma Pinh bị rụng hết răng. Trời cho người uống ngọc vào bụng nên người khôn hơn vật. Sau đó, Trời lấy một ống tre lớn bỏ con người vào trong. Ở Nguồn gốc vũ trụ và muôn loài mặt đất bị lửa, nước hủy diệt trải qua thời gian đã kết lại thành những mặt đất mới, tối om và lạnh lẽo. Mặt đất chưa khô hẳn, mềm nhão, thơm như mật ong. Các thiên thần từ núi Pờrặc Sồme thấy vậy, bay đến, mặt đất được chiếu sáng. Các thiên thần bay đến moi đất ăn, do quá nặng nề, họ không bay về được nữa. Về sau, khi mặt đất bị phóng uế không ăn được nữa, thần Maha Pờrum cho họ ăn nấm kà panh puộc. Các thiên thần ăn, biết yêu nhau và biết sinh con đẻ cái. Với truyện Nguồn gốc loài người sau khi nước rút hai người em (vì người anh mải nhìn con gái Mặt Trời, tôm cháy, nước rút nên đành ở lại làm thần Mặt Trời) trở về mặt đất. Mọi thứ đã bị hủy diệt hết, người anh ném xuống cho hai em một khúc gỗ trong có hai con mối và hai vợ chồng giun. Nhờ vậy, họ có đất làm nương. Người em út đi học phép Dàng, khi trở về gặp bà già biến bà thành cô gái và lấy làm vợ. Sau đó, người em út lại đi học phép Dàng. Lúc quay về, vợ và anh trai phải lòng nhau nên chạy trốn chàng trên con ngựa thần. Ngựa chạy tới đâu, ở đó bị lửa từ chân ngựa hủy diệt hết. Đang lúc buồn bã, người em chợt nhận ra giữa vùng cháy xém đó mọc lên một cây bầu kì lạ. Bảy ngày, bảy đêm sau thân cây đã to, ba người ôm không xuể. Quả bầu ngày càng to. Khi bầu già, người em phải lấy lửa đốt vỏ bầu mới thủng. Từ trong quả bầu một đoàn người chui ra. ỞNguồn gốc người Tà Ôi, có baanh em sinh ra từ lòng đất may mắn thoát nạn lụt. Người em út nướng tôm trên mặt trống, gặp và lấy con của Bahil trên trời rồi ở lại luôn. Nước rút, hai anh chị về đến mặt đất bị đói khổ, người em thả xuống đá lửa, hai con giun đất và một con chim cu. Chim cu bị chó cắn

80

chết, người chị mổ ra, thấy trong mề chim cu có hạt giống: lúa, bắp, dưa, chuối. Từ đó hai người trồng cây, làm rẫy sinh sống chung nhưng không chịu lấy nhau. Bỗng con chó đái vào chỗ nằm của cô gái làm cô có mang và sinh ra một quả bầu. Từ quả bầu sinh ra một đôi trai gái. Người anh lấy cô gái làm vợ, cô gái lấy chàng trai làm chồng. Loài người được tái sinh. Ở các truyện thần thoại còn lại, phần lớn là cặp nam nữ thể theo ý Trời như: nấu cơm khói cuộn vào nhau, đôi sáo sậu ăn nằm với nhau ở cổng nhà Trời, hai thớt cối xay chập vào nhau,... nên lấy nhau. Những cặp vợ chồng này có thể trực tiếp sinh ra con người, cũng có thể sinh ra cục thịt, quả bầu (K’chăn và K’ban,Xuống mường, Câu chuyện mở đầu,...). Cách mang thai có thể diễn ra một cách thông thường nhưng cũng có thể từ các bộ phận trên cơ thể như: trên đầu, tóc, mũi, tay, chân (Xuống mường). Các anh em sinh ra thường chỉ biết mẹ.

Khi thế giới đã được tái thiết lập, loài người đông đúc như xưa thì xảy ra một số biến cố dẫn đến sự li tán. Biến cố là sự việc khi xảy ra có tác động lớn đến đời sống của các tộc người. Những biến cố ấy xuất phát từ tác động của: thần Trời, Chử Làu, vua, cha mẹ, anh cả. Điểm chung của các nhân vật này, họ chính là những người đứng đầu trời đất, xã hội và gia đình.Sự li tán xảy ra do bị tách biệt về địa vực cư trú, ngôn ngữ. Về sự li tán địa vực cư

Một phần của tài liệu motif li tán trong thần thoại và truyền thuyết của các tộc người thiểu số ở việt nam (Trang 76 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)