Các dạngthứccủa motif li tántrong thần thoại

Một phần của tài liệu motif li tán trong thần thoại và truyền thuyết của các tộc người thiểu số ở việt nam (Trang 46 - 57)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Các dạngthứccủa motif li tántrong thần thoại

Kết quả thống kê cho thấy motif li tán chiếm tỉ lệ: 5,36% (16/298 truyện) trong thần thoại và 7,84% (29/370 truyện) trong truyền thuyết. Như vậy motif li tán trong truyền thuyết nhiều gấp 1,46 lần so với thần thoại. Tuy nhiên vấn đề chính là cách biểu hiện trong từng thể loại của những dạng thông điệp như thế nào. Đó là điều cần làm rõ ở từng dạng thức.

2.3.1.1. Li tán về ngôn ngữ

Ở dạng thức này, li tán xuất hiện trong các truyện: Bok Kơi Dơi - Bok Sơgor, dị bản:

Truyện ông bà Trống, Nguồn gốc thế giới và muôn loài, Câu chuyện mở đầu, Vườn địa đàngchiếm tỉ lệ 1,68% (5/298 truyện).

Ở những truyện trên, li tán xuất hiện khi các thành viên trong gia đình cùng làm một việc: dựng nhà rông, dựng một nhà tháp cao hay chơi chung. Tất cả những người này đều là con cháu của một nhà mà cha mẹ là cặp vợ chồng đã thoát khỏi nạn hồng thủy. Mâu thuẫn nảy sinh dẫn đến cuộc li loạn được giải thích một cách hồn nhiên. Đó là tư duy sơ khai, ý thức, sự khái quát đơn giản nhất của người kể chuyện về hiện tượng đang và có thể đã diễn ra.

Trong dạng thức này, mỗi truyện thần thoại là một biểu hiện của sự chia tách về ngôn ngữ. Biểu hiện đầu tiên là khi người anh cả nói từ trên sườn nhà cao vọng xuống, các em nghe không hiểu, dẫn đến sự giận dữ, quát nạt, đánh đập các em của người anh cả (Truyện ông bà Trống). Biểu hiện thứ hai là khi lũ trẻ cãi vã đến nỗi gần đánh nhau trong lúc cha mẹ chúng vắng nhà, chứng kiến cảnh này nhưng không biết làm thế nào các thần Têvôđa buộc phải làm phép khiến chúng không còn hiểu nhau nữa. Trở về, vì không thể nói chuyện

45

cùng các con và không muốn phải chứng kiến cảnh đau lòng này nên người mẹ xin các thần đưa mỗi cặp một trai một gái nói tiếng giống nhau đến các nơi khác nhau (Nguồn gốc thế giới và muôn loài). Ở biểu hiện thứ ba là sau lần lạc nhau, các thành viên gia đình đã làm xong nhà rông nhưng trời bỗng nhiên nổi giông bão, mưa lớn. Khi quay lại thì họ không còn hiểu tiếng nhau nên phải trở lại chỗ trước kia (Bok Kơi Dơi - Bok Sơgor). Ở biểu hiện thứ tư là vì sợ loài người trèo lên thăm nên Chử Lầu đã sai lính đánh đổ tháp và làm cho mỗi người nói một thứ tiếng để họ không thể hiểu nhau được nữa (Câu chuyện mở đầu). Ở đây, ý niệm cũng như nguyên nhân gây ra sự li tán được giải thích một cách rõ ràng nhất. Đó là do Chử Lầu - vua Trời (hoặc Dư Nhung) người có uy quyền tối cao trong hệ thống thần của người H’mông tạo ra. Ngoài ra, truyện còn kết hợp thêm chi tiết giải thích về nơi cư trú của người H’mông.

Riêng Câu chuyện mở đầu của người H’mông chúng tôi nghi ngờ có sự ảnh hưởng của yếu tố Phật giáo qua chi tiết dự báo về nạn hồng thủy và sự tái sinh của loài người. Yếu tố này có thể là kết quả của sự tiếp biến tôn giáo của các tộc người kế cận bởi trong thực tế, người H’mông không theo đạo Phật. Trước khi xảy ra trận lụt kéo dài doTrời mải đánh bạc quên hết truyện trần gian, hai anh em nhà kia cuốc đất rất chăm chỉ nhưng cứ qua đêm mọi thứ lại liền như trước. Họ rình và bắt được một ông già. Người anh muốn giết ông cụ nhưng người em ngăn lại và hỏi duyên cớ. Ông cho biết lí do và chỉ cách cho hai anh em thoát nạn với điều kiện phải giữ bí mật rồi bóng ông cụ mờ dần trong đêm. May mắn sống sót nhưng cuối cùng hai anh em buộc phải lấy nhau và nhận được sự chấp thuận của trời (qua motif hai thớt cối xay chập vào nhau). Sau đó, người vợ sinh ra cục thịt. Nghĩ đứa trẻ nằm trong đó, hai vợ chồng băm vụn ra nhưng không có nên vứt bừa bãi mỗi mảnh thịt một nơi. Tất nhiên “huyền thoại về cặp đôi người được cứu sống trong một cái trống để làm nên nhân loại mới, là phổ biến chung trong tất cả các tộc người” [10, tr.327] nhưng về sự ra đời của lớp người mới không phải ở tộc người nào cũng giống nhau. Sở dĩ chúng tôi quan niệm ở đây có sự thâm nhập của tư tưởng Phật giáo vì: thứ nhất, theo Nguyễn Hữu Nghĩa trong luận văn

Truyện cổ mang màu sắc Phật giáo của Việt Nam và các nước Đông Nam Á nghiên cứu dưới góc độ so sánh loại hình thì cơ cấu danh xưng các nhân vật Phật giáo ở Việt Nam bên cạnh đức Phật, Bồ Tát, Bụt,...còn có ông lão trong giấc mơ, cụ già tóc trắng, ông lão, bà lão rách rưới,...Ông lão xuất hiện ở đây như một trợ thủ giúp đỡ loài người mà nhờ người em nhân từ khuyên anh không giết ông cụ nên thoát nạn trở thành tổ tiên loài người.

46

Nạn hồng thủy xảy ra ở đây là sự tái tạo loài người. Thứ hai, dấu ấn trong quan niệm về sự tái sinh của Phật giáo. “Phật giáo cho rằng tái sinh là hình thức chuyển từ kiếp này sang kiếp khác của vòng luân hồi sinh tử của loài hữu tình bao gồm con người và các loài động vật” [41, tr.44]. Các mảnh thịt bị băm ra có thể coi như đã qua một kiếp chăng? Sau đó tái sinh thành lớp người mới. Vấn đề này chúng tôi sẽ trở lại và làm rõ hơn trong phần truyền thuyết với truyện Anh em cùng một nhà.

Như vậy, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xuất hiện các thứ tiếng khác nhau được lí giải một cách trực tiếp hay gián tiếp bởi các lực lượng thần: Trời, thần Têvôđa. Đây là các lực lượng siêu nhiên. Sự bất lực của con người trước những điều bí ẩn, vượt ra ngoài giới hạn của họ ở trong tự nhiên, trong xã hội sẽ dẫn tới việc họ thần thánh hóa chúng, tôn thờ chúng và quy chúng về những sức mạnh tự nhiên. “Trình độ của loài người chưa cho phép hiểu được các hiện tượng ấy, trong khi nhu cầu của cuộc sống lại buộc phải giải thích chúng. Bắt buộc phải giải thích những vấn đề vượt lên khả năng trí tuệ của mình, người nguyên thủy đã đi đến những nhận thức sai lệch, những quan niệm huyễn hoặc về thực tại” [32, tr.277].

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp hữu hiệu nhất của con người trong mọi lĩnh vực. Khi hàng ràng ngôn ngữ xuất hiện, đó là lúc con người tách ra khỏi đời sống chung. Kết cấu tộc người bị phá vỡ. Các thành viên trong đại gia đình huyết tộc buộc phải chia tay nhau. Ngôn ngữ cũng thể hiện tình cảm tộc người. Chính vì thế, trong phần lớn các truyện, khi không còn hiểu nhau nói gì, họ ôm nhau khóc lóc trước khi đến các xứ sở khác. Quá trình này có tính chất phổ biến đúng như những gì mà C.Mác từng lấy ví dụ từ người Inđian ở Bắc Mỹ rằng “chúng ta thấy có một bộ lạc lúc đầu thống nhất, đã dần dần ở rải rác như thế nào trên một lục địa rất rộng lớn; những bộ lạc khi tách ra thì biến như thế nào thành dân tộc, thành những tập đoàn bộ lạc hoàn chỉnh; những ngôn ngữ biến đổi đi như thế nào đến mức không những làm cho người ta không hiểu được nhau, mà còn như mất hẳn mọi dấu vết của sự thống nhất lúc ban đầu; đồng thời chúng ta còn thấy trong nội bộ các bộ lạc, một số thị tộc đã phân ra như thế nào thành nhiều thị tộc và những thị tộc mẹ vẫn được duy trì dưới hình thức bào tộc, hơn nữa những tên gọi của những thị tộc xưa nhất ấy vẫn được giữ nguyên vẹn như thế nào trong những bộ lạc ở cách nhau rất xa và đã tách rời nhau” [4, tr.146]. Tính chất bi kịch của vấn đề được biểu lộ qua những người trong cuộc, hay thông qua cha mẹ chúng.

47

Kết cục của cuộc chia li này, các truyện thường phân ra ba nhóm. Nhóm thứ nhất là tốp người ở lại nhà rông (sống với con trưởng Bok Sơgor là người Ba Na), nhà nóc cao (người anh cả nói tiếng Kinh); nhóm thứ hai là các dân tộc khác: Gia Rai, Xơ Đăng, Ê Đê,...; nhóm thứ ba đi về đồng bằng (Kinh) hay đi về xứ Ba Na. Đây là các tộc người phía Nam của nhóm Malayo - Polynesian (Mã Lai - Đa Đảo) (Gia Rai,Ê Đê) nhóm Môn - Khơ Me phía Nam (Ba Na, Xơ Đăng). Cho tới nay, các nhà ngôn ngữ học đã chứng minh được rằng các nhóm tộc người Malayo - Polynesian ở miền Nam Việt Nam sử dụng ngôn ngữ thuộc nhóm Indonesian phía Tây, phân nhóm miền núi, cùng nhóm ngôn ngữ được sử dụng ở Xumatra, Java, Bali. Họ cho rằng, đó là nhóm ngôn ngữ Malayo - Polynesian chịu ảnh hưởng sâu sắc của ngôn ngữ Môn - Khơ Me” [20, tr.36]. Các truyện này là một trong những minh chứng của vấn đề trên được tái hiện qua kí ức dân gian? Ngoài ra, ở dạng thức li tán này nhà rông, nhà nóc cao, tháp cao trở đi trở lại hẳn nhiên giữ một vai trò nhất định. Phải chăng đây chính là sự hội tụ của văn hóa nhà dài (Ê Đê) với văn hóa nhà rông (Gia Rai, Ba Na, Xơ Đăng) thể hiện sự gắn bó cộng đồng trên cùng một địa vực cư trú chăng? Đối với người Ba Na nói riêng, người Tây Nguyên nói chung nhà rông “luôn là biểu tượng đẹp về sự trường tồn của cộng đồng buôn làng” [90]. Nói như Karl GusLav Jung thì “biểu tượng là một cái gì ngoài ý nghĩa đích thực của nó, còn nói lên một cái gì khác nữa”[83, tr.62]. Đó là mái nhà chung cho đại gia đình tộc người.

Lê Chí Quế cho rằng “Mỗi dân tộc thiểu số, bên cạnh việc tạo cho mình một truyền thống văn học dân gian mang bản sắc riêng, còn tham gia vào quá trình giao lưu văn hóa nữa. Sự giao lưu này thường diễn ra trong các mối quan hệ sau đây: giữa một dân tộc thiểu số với dân tộc chủ thể; giữa các dân tộc vốn cùng một nguồn gốc; giữa các dân tộc trên cùng một địa bàn cư trú” [53, tr.220]. Có lẽ không phải ngẫu nhiên ở truyện nào cũng xuất hiện ở vị trí đặc biệt là người Kinh, người Ba Na và kèm theo một số chi tiết giải thích về sự giàu có, khôn ngoan của người Kinh. Đây là kết quả của quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa cũng như quan niệm của người xưa thông qua quan sát và trí tưởng tượng non trẻ về các tộc người kế cận trong không gian sinh tồn. Ngoài ra, khi các thần Têvôđa đưa từng cặp nam nữ sau này thành vợ chồng đến nhiều nơi khác nhau cho thấy sự xuất hiện hình thức hôn nhân gia đình đồng huyết, hình thái hôn nhân - gia đình đầu tiên của xã hội loài người.

48

Tóm lại, nhóm li tán này đã cho thấy quá trình tộc người khúc xạ qua quan niệm dân gian. Quá trình này phản ánh khát vọng về một mái nhà chung cho toàn bộ cộng đồng tộc người trên tinh thần đoàn kết, yêu thương, gắn bó.

Dưới đây là mô hình li tán:

Các thành viên gia đình

Không hiểu tiếng nói của nhau

Li tán

Các tộc người với các ngôn ngữ khác nhau

2.3.1.2. Li tán về địa vực cư trú

Li tán về địa vực cư trú chia làm hai dạng: tự đi tìm địa vực cư trú và bị phân chia địa vực cư trú. Theo chúng tôi, sở dĩ có hiện tượng này vì: thứ nhất, khác với các quốc gia đa dân tộc khác, các tộc người thiểu số Việt Nam không có khu vực lãnh thổ riêng, sống xen kẽ với nhau. Địa bàn sinh sống của họ thường ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao - địa bàn chiếm tới ¾ diện tích quốc gia. Những điều kiện khó khăn của môi sinh, các cơn dư chấn địa chất,...buộc các cư dân phải tự mình kiếm tìm những vùng đất mới thích hợp. Thứ hai, số lượng thành viên tộc người thường dao động theo chiều hướng tăng lên. Đến một thời điểm nhất định, những người đứng đầu không còn đủ khả năng quản lí khối người đông đúc và sự chia tách là hiển nhiên. Thứ ba, trên các chặng đường lịch sử thường xảy ra các cuộc chiến tranh giành đất đai mà tộc người nhỏ thường bị khuất phục và phải rời bỏ địa bàn tụ cư của mình. Thông thường, ở trường hợp thứ nhất, thứ hai con người ra đi với tâm thế chủ động hơn trường hợp thứ ba và màu sắc bi thương vì thế mà có phần giảm bớt. Kết quả của quá trình này, khối thống nhất bị vỡ và từ tình cảm, kí ức tộc người, các truyện dân gian ra đời. Các truyện về sự phân chia địa vực cư trú bị chi phố bởi cảm hứng chủ đạo sẽ chia làm hai dạng.

Ở dạng thức nàytỉ lệ số truyện thần thoại chứa dạng thức li tán về địa vực cư trú chiếm 11 truyện (kể cả dị bản): 3,69% (11/298 truyện). Ở dạng thức này, li tán biểu hiện thành hai nhóm.Dưới đây chúng tôi lần lượt mô tả chúng.

49

Dạng li tán này xuất hiện trong các truyện: Kể chuyện các thần, Chuyện kể theo “Mo đẻ đất, đẻ nước”, Xuống mường, Nguồn gốc người Tà Ôi, Nguồn gốc vũ trụ và các dân tộcchiếm tỉ lệ 1,68% (5/298 truyện).

Ở dạng này, con người được sinh ra từ trái bầu, trứng, ống tre hay là con cái của Pu Cấp và Nhà Nhớ. Tất cả đều cùng một gốc mà ra biểu thị các ý niệm mà như Phan Đăng Nhật đã khẳng định: “Ý niệm về sự cùng tổ tiên, cùng bọc thai, cùng dòng máu, cùng nòi giống, cùng nguồn gốc của các dân tộc Việt Nam; ý niệm về sức sinh sản đông đúc, sự phát triển nòi giống mạnh mẽ của các dân tộc” [44, tr.49]. Trừ Nguồn gốc người Tà Ôi, con người xuất hiện trong dạng này chủ yếu là “xuống trần”, “xuống mường” chưa phải trải qua trận đại hồng thủy. Đây là một trong số rất ít truyện con người tự mình đi tìm đất sống.Vì thế góc nhìn đối với sự chia li không nhuốm màu sắc bi kịch. Mường Then trong quan niệm của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam, ở Lào thậm chí cả một bộ phận ở Thái Lan là nơi tổ tiên của họ khi xưa đã ở đó. Vì thế có thể đoán định, đây chính là giai đoạn đầu trong cuộc thiên di của người Thái vào các mường, tỏa ra các nơi khác.Sau đó, họ trở thành chúa đất vùng Tây Bắc và gây nên sự xáo trộn bản đồ cư dân của các dân tộc vốn sống tại đây. Chịu ảnh hưởng của làn sóng di cư này, khu vực cư trú của các tộc người ở Tây Bắc bị thu hẹp, ranh giới thị tộc bị phá vỡ và một phần nào đó trở thành một đẳng cấp xã hội phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức của tầng lớp quí tộc người Thái (Xuống mường). Trong các truyện, ngoài người Kinh, người Thái cũng được nhắc đến thường xuyên khẳng định vai trò của dân tộc Thái tại địa bàn này. Trong lịch sử vốn đã từng có sự tiếp biến văn hóa của các dân tộc kế cận với văn hóa Tày - Thái, nền văn hóa đã đạt được những thành tựu đáng kể và có sức lan tỏa lớn. Dấu tích ấy còn để lại trong các dân tộc ngôn ngữ Việt - Mường và ngữ hệ nam Á. Nét tương đồng trong vũ trụ quan của người Mảng và người Thái, tộc người cộng cư khá lâu đời với người Thái là một ví dụ điển hình.

Các tộc người được phản ánh là những cư dân cùng cộng cư với nhau.Từ đó, các truyện đồ phác lên quá trình tộc người cũng như địa bàn cư trú của họ ở Việt Nam. Người H’mông ở núi cao; Hà Nhì, Khơ Mú, Mảng ở lưng chừng núi; Thanh, Hàng Tổng, Thái, Mường, Mán, Thổ,...ở triền núi hay ở thung lũng; người Kinh ở đồng bằng (Kể chuyện các thần,Xuống mường, Nguồn gốc vũ trụ và các dân tộc)hay vợ chồng người em ở lại rừng núi thành người Tà Ôi còn vợ chồng người anh về đồng bằng thành người Kinh (Nguồn gốc người Tà Ôi). Người Thanh ở đây thực chất là người Tày Thanh (Man Thanh), Hàng Tổng

50

là Tày Mường - các tên gọi khác của tộc người Thái; người Mán là tên gọi khác của tộc người Dao. Những ngành này sống ở miền Thanh Nghệ.

Không chỉ phản ánh về địa vực cư trú, một số truyện còn phản ánh đặc điểm nhân

Một phần của tài liệu motif li tán trong thần thoại và truyền thuyết của các tộc người thiểu số ở việt nam (Trang 46 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)