khiển 1 đèn.
III. Bài mới:
Giới thiệu bài: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu sơ đồ nguyên lí và lắp đặt
mạch điện. Biết nguyên lý làm việc của mạch điện. Hôm nay chúng ta sẽ lập bảng dự trù vật liệu và thiết bị; tìm hiểu quy trình lắp đặt.
Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Hướng dẫn ban đầu
GV: Nhắc lại các bước thực hiện lắp đặt mạch điện.
HS: Tìm hiểu, ghi nhớ.
I. Nội dung.
Lắp đặt mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn ( mạch điện cầu thang)
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
GV? Để có đủ thiết bị; vật liệu TH cho mạch điện này ta cần chuẩn bị những vật
II. Luyện tập thực hành.
liệu gì; số lượng là bao nhiêu?
HS: Thảo luận đưa ra bảng dự trù và vật liệu thiết bị ( số lượng):
+ 1 cầu chì
+ 2 công tắc ba cực + 1 bóng đèn- đui đèn + 1 bảng điện
+ 3m dây dẫn lõi nhiều sợi
+ băng dính; giấy giáp; ốc vít tương ứng với thiết bị điện
GV? Cần những dụng cụ là gì.
HS: Trao đổi nhóm đưa ra thống nhất: 1 kìm cắt dây; 1 kìm tuốt dây; 1 dao nhỏ; 1 tua vít 4 cạnh; 1 bút thử điện
Sau đó GV mới: Phát dụng cụ, vật liệu, thiết bị cho các nhóm HS .
HS: Nhận dụng cụ, vật liệu, thiết bị tiến hành thực hiện theo yêu cầu của GV.
GV? Nêu quy trình thực hành
HS: Dựa vào SGK cũng như các bài TH đã học để nêu quy trình:
Vạch dấu→ Khoan lỗ→ Lắp TBĐ của bảng điện→ Nối dây dẫn điện→ Kiểm tra
GV- HS: Yêu cầu HS tiến hành thực hiện bước 1.
GV: Có hướng dẫn chung và lưu ý: a. Bước 1: Vạch dấu.
- Đặt đủ các TBĐ cân đối trên bảng điện phôi
- Dùng bút chì vạch dấu các TBĐ đó trên bảng điện
Lắp đặt mạch điện gồm có: - Mạch điện cầu thang. a) Vật liệu và thiết bị: + 1 cầu chì
+ 2 công tắc ba cực + 1 bóng đèn- đui đèn + 1 bảng điện
+ 3m dây dẫn lõi nhiều sợi
+ băng dính; giấy giáp; ốc vít tương ứng với thiết bị điện
b) Dụng cụ: 1 kìm cắt dây; 1 kìm tuốt dây; 1 dao nhỏ; 1 tua vít 4 cạnh; 1 bút thử điện
2. Quy trình thực hành:
Vạch dấu→ Khoan lỗ→ Lắp TBĐ của bảng điện→ Nối dây dẫn điện→ Kiểm tra 3. Cụ thể:
Bước 1: Vạch dấu.
- Đặt đủ các TBĐ cân đối trên bảng điện phôi
- Dùng bút chì vạch dấu các TBĐ đó trên bảng điện
IV. Củng cố:
- Nhận xét thái độ và cách tiến hành của các nhóm HS. - Thu dọn đồ TH; vệ sinh
V. Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
- Chuẩn bị những dụng cụ, vật liệu, thiết bị TH theo yêu cầu GV - HS hoàn thiện bước1 và bước 2 ở nhà ( nếu có điều kiện) - Tự tìm hiểu các bước 3, 4, 5 của bài
- Học bài theo sách giáo khoa và vở ghi. ... ... Ngày.... tháng 02 năm 2014 Kí duyệt của Tổ KHTN
________________________________________________________________ ______ Ngày soạn:23.2.2014 Ngày giảng: .02.2014 Tiết 25 THỰC HÀNH
LẮP MẠCH ĐIỆN HAI CÔNG TẮC 3 CỰC ĐIỀU KHIỂN MỘT ĐÈN
( tiết 3)
A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: 1. Kiến thức:
- Hiểu được nguyên lý làm việc của mạch điện.
- Thực hiện được bước 3: khoan lỗ và bước 4: Lắp TB của bảng điện đúng qui trình và đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn điện.
2. Kỹ năng:
- Quan sát, tìm hiểu và phân tích biết cách vẽ và lắp đặt được mạch điện và làm việc theo qui trình.
- Phối hợp làm việc theo nhóm
3. Thái độ:
Yêu thích môn học; làm việc theo quy trình; tuân thủ an toàn lao động
B. Phương pháp- phương tiện:
1. Phương pháp: Thảo luận nhóm, gợi mở; phương pháp hướng dẫn luyện tập
TH
2. Phương tiện:
a. Giáo viên:
- Dụng cụ: Kìm điện( cắt dây- tuốt dây), dao nhỏ, tua vít, bút thử điện, thước kẻ, bút chì.
- Vật liệu và thiết bị: Bảng điện mẫu ( cầu chì; 2 công tắc 3 cực; bóng đèn- đui đèn); dây dẫn; băng dính cách điện; ốc vít
b. Học sinh: SGK, vở ghi, chuẩn bị một số dụng cụ và vật liệu thiết bị theo y/c của GV
C. Tiến trình hoạt động dạy học:
I. Tổ chức: 9A: 9B:
II. Kiểm tra: Vẽ sơ đồ nguyên lý và lắp đặt mạch điện 2 công tắc ba cực điều
khiển 1 đèn.
III. Bài mới:
Giới thiệu bài: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu cách lập bảng dự trù dụng cụ;
vật liệu, thiết bị; tìm hiểu quy trình lắp đặt...Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu các bước 2 và 3 của lắp đặt bảng điện 2 công tắc 3 cực điều khiển 1 đèn
Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Hướng dẫn ban đầu
GV: Nhắc lại các bước thực hiện lắp đặt mạch điện.
HS: Tìm hiểu, ghi nhớ.
I. Nội dung.
- Lắp đặt mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn..
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
GV: Phát dụng cụ, vật liệu, thiết bị cho các nhóm HS.
HS: Nhận dụng cụ, vật liệu, thiết bị hoàn thành bài thực hành.
GV: Yêu cầu HS tiến hành thực hiện từ bước 2 đến bước 3.
Bước 2: Khoan lỗ.
- Sau khi đã vạch dấu xong thì nhấc các TBĐ ra rồi định vị vị trí khoan lỗ
- Chú ý khoan lỗ to phù hợp với tiết diện dây dẫn; đồng thời khoan thẳng; dứt khoát; cân đối; đúng vị trí
- Với công tắc 3 cực có thể chỉ khoan 1 lỗ to chung để luồn cả 3 dây
- Khi khoan phải chú ý tránh vị trí các chân cực của TBĐ nếu không sẽ khó lắp
HS: Thực hiện theo nhóm.
GV: Quan sát, uốn nắn quá trình thực hiện của các nhóm HS.
II. Luyện tập thực hành.
Lắp đặt mạch điện gồm có: 1 cầu chì, 2 công tắc 3 cực điều khiển 1 bóng đèn.
Bước 2: Khoan lỗ.
- Sau khi đã vạch dấu xong thì nhấc các TBĐ ra rồi định vị vị trí khoan lỗ
- Chú ý khoan lỗ to phù hợp với tiết diện dây dẫn; đồng thời khoan thẳng; dứt khoát; cân đối; đúng vị trí
- Với công tắc 3 cực có thể chỉ khoan 1 lỗ to chung để luồn cả 3 dây
- Khi khoan phải chú ý tránh vị trí các chân cực của TBĐ nếu không sẽ khó lắp
Bước 3: Lắp TBĐ vào bảng điện
- Sử dụng tua vít để bắt vít các TBĐ lên bảng điện
- Cần sử dụng tua vít dứt khoát; thẳng đứng tránh làm nhờm ren; nhờm mũ ốc- vít - Với công tắc 3 cực loại không có nắp nhựa đậy phía trên thì không nên bắt TBĐ trước
IV. Củng cố:
- Nhận xét thái độ và cách tiến hành của các nhóm HS và những điều nên tránh trong khi lắp đặt điện.
- Thu dọn cất dụng cụ- vật liệu TH; vệ sinh sạch sẽ
V. Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
- Yêu cầu HS về TH lại ở nhà ( Nếu có đk) - Học bài theo sách giáo khoa và vở ghi.
- Chuẩn bị vật liệu dụng cụ thực hành cho tiết sau học bài: Thực hành lắp mạch
điện 2 công tắc ba cực điều khiển 1 đèn (tiết 4) ...
Ngày soạn 01. 03. 2014 Ngày giảng: . 03. 2014
Tiết 26 THỰC HÀNH
LẮP MẠCH ĐIỆN HAI CÔNG TẮC 3 CỰC ĐIỀU KHIỂN MỘT ĐÈN
( tiết 4)
A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: 1. Kiến thức:
- Hiểu được nguyên lý làm việc của mạch điện.
- Lắp được mạch điện đúng qui trình và đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn điện.
- Biết kiểm tra đánh giá mạch điện sau khi đã thực hiện đúng quy trình
2. Kỹ năng:
- Làm việc theo qui trình; biết đánh giá mạch điện đạt và không đạt yêu cầu - Phối hợp làm việc theo nhóm
3. Thái độ:
Yêu thích môn học; tuân thủ an toàn lao động
B. Phương pháp- phương tiện:
1. Phương pháp: Thảo luận nhóm, gợi mở; phương pháp hướng dẫn luyện tập
TH
2. Phương tiện:
a. Giáo viên:
Dụng cụ: Kìm điện( cắt dây- tuốt dây), dao nhỏ, tua vít, bút thử điện, thước kẻ, bút chì.
b. Học sinh: SGK, vở ghi, chuẩn bị một số dụng cụ và vật liệu thiết bị theo y/c của GV
C. Tiến trình hoạt động dạy học:
I. Tổ chức: 9A: 9B: