7. Kết cấu của luận văn
1.3.1. Yếu tố bên ngoài đơn vị
Yếu tố thứ nhất là các quy định pháp luật, chính sách của Nhà nước
Các chính sách pháp luật trực tiếp ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của cơ quan, tổ chức. Vì mỗi cơ quan, tổ chức nói chung, Cục Quản lý hoạt động nói riêng đều hoạt động dựa trên sự quản lý của Nhà nước bằng các quy định, pháp luật do Nhà nước ban hành. Những chính sách, quy định chung của Nhà nước về văn phòng là hành lang pháp lý chung, là căn cứ để văn phòng xây dựng nội quy, quy chế hoạt động. Những chính sách pháp luật đầy đủ, phù hợp và có hiệu lực thi hành cao sẽ thuận lợi cho quá trình tổ chức hoạt động của cơ quan nói chung và hoạt động của văn phòng nói riêng. Bên cạnh đó, hệ thống các chính sách của mỗi đơn vị luôn phải hoàn chỉnh cho phù hợp với tình hình phát triển của mỗi thời kỳ và có tính khả thi cao là điều kiện để công tác văn phòng thực hiện có hiệu quảhơn.
Yếu tố thứ hai là điều kiện kinh tế xã hội
Trình độ phát triểnkinh tế - xã hội mà mọi quốc gia lẫn địa phương đều phải vận hành hoạt động theo các quy luật kinh tế - xã hội vì các quy luật đó có tác động rất lớn đến hoạt động của các cơ quan, bộ, ngành, địa phương.
Nếu thị trường và chính sách kinh tế thuận lợi sẽ khuyến khích các cơ quan tăng cường đầu tư, hiện đại hóa trang thiết bị, ngoài ra môi trường kinh tế xã hội ổn định phát triển còn góp phần cải tạo tự nhiên, xã hội, tạo môi trường kinh tế lành mạnh hơn. Hơn nữa, sự tăng trường kinh tế, phát triển
kinh tế của đất nước sẽ là tạo ra một nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, từ đó các khoản chi hỗ trợ sự hoạt động cho các cơ quan nhà nước, đem lại thuận lợi về mặt trang bị các cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho các Bộ, ngành mà cụ thể là Văn phòng Cục Quản lý hoạt động xây dựng – Bộ Xây dựng sẽ được cải thiện hơn bằng cách gián tiếp hay trực tiếp nào đó. Có kinh phí hoạt động, các hoạt động sẽ được đầu tư, diễn ra với hiệu quả cao hơn. Từ đó đặt ra những cơ hội và thách thức đối với các nhà quản lý, nhà lãnh đạo cần phải không ngừng nâng cao, đổi mới các hướng đi phù hợp, mang lại hiệu quả phát triển kinh tế, xã hội, sự phát triển chung.
Yếu tố thứ ba là chếđộ chính trị trong nước. Đây là yếu tố ảnh huởng trựctiếp và quyết địnhđối với hoạtđộng củabộ máy nhà nước nói chung, của Văn phòng Cục Quản lý hoạt động xây dựng nói riêng. Trong một quốc gia có chế độ chính trị ổn định thì hệ quả tất yếu là việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan,đơnvị,tổ chứcđuợcđảmbảo,đặc biệt là tính thường xuyên, liên tục và ổnđịnh trong hoạt động quản lý nhà nước.Ngượclại, nếu chế độ chính trị có tính chất bất ổn, có sự biến động lớn, tần suất dày thì đồng thời cũng tạo nên tính mất ổn định trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.
Yếu tố thứ tư là các yếu tố về văn hóa, phong tục, tập quán.Yếu tố văn hóa, phong tục, tập quán luôn gắn liền với một phạm vi không gian xã hội nhất định, là nơi mà các cá nhân, cộng đồng người tổ chức các hoạt động sống, lao động, giao lưu, trao đổi các kiến thức, kinh nghiệm, lối sống, phong tục, tập quán,... những yếu tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mọi cá nhân, tổ chức trong phạm vi không gian đó, từ đó hình thành nên văn hóa đặc trưng của văn phòng các cơ quan. Cho nên, mặc dù có những đặc điểm chung của văn hóa công sở nhưng mỗi công sở ở mỗi cơ quan đơn vị lại có những nét đặc thù riêng ví dụ kiến trúc, bài trí các trang thiết bị. Xa hơn là ảnh hưởng đến, cách thức, phương pháp quản lý, văn hóa giao tiếp, phong cách làm việc.