Phƣơng hƣớng trong thời gian tới của Cục Quản lý hoạt động xây dựng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Hiệu quả công tác văn phòng tại Cục quản lý hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng (Trang 85 - 87)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Phƣơng hƣớng trong thời gian tới của Cục Quản lý hoạt động xây dựng

3.1. Phƣơng hƣớng trong thời gian tới của Cục Quản lý hoạt độngxây dựng xây dựng

Thứ nhất, cần tăng cường, đổi mới hơn nữa năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của Lãnh đạo Cục, Lãnh đạo Văn phòng trong quá trình triển khai nhiệm vụ công tác văn phòng cũng như công tác chuyên môn. Trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ cần có đề xuất, dự báo được những tác động, ảnh hưởng của cơ chế, chính sách đề xuất nhất là đối với lĩnh vực phức tạp như đầu tư xây dựng. Cần có tầm nhìn lâu dài với lộ trình thực hiện chắn chắn, rõ ràng cho từng thời kỳ cụ thể. Cải tiến phương pháp chỉ đạo, quán triệt các thông tin đảm bảo thiết thực, chú trọng xây dựng các chương trình, kế hoạch hành động cụ thểđể tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả.

Thứ hai, tăng cường kỷ luật, kỉ cương, giữ vững tinh thần đoàn kết, thống nhất trong nội bộ Cục Quản lý hoạt động xây dựng nói chung và của Văn phòng Cục nói riêng. Tiếp tục phát huy vai trò người đứng đầu trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Cải tiến lề lối làm việc, phát huy dân chủ trong công tác, thực hiện công tác luân chuyển công chức, viên chức theo kế hoạch

Thứ ba, mỗi công chức, viên chức, người lao động làm việc tại Cục và đặc biệt làm việc tại Văn phòng Cục phải luôn luôn có ý thức đánh giá nhiệm vụ đổi mới của mình, tổng kết những gì đã làm được, những gì còn tồn đọng, cần cân nhắc kỹ lưỡng đổi mới khâu nào trước, khâu nào sau và từng bước nâng cao thế nào, định ra phương hướng kiện toàn để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác văn phòng.

Thứ tư, tập trung nguồn lực vào kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng và kiện toàn các quy chế hoạt động từ công việc chuyên môn, công tác quản lý: Tài chính, tổ chức, phối hợp công tác trong và ngoài đơn vị… là phải khẩn trương nhưng đảm bảo tính dân chủ, minh bạch, phát huy tối đa các nguồn lực trong đó ưu tiên nguồn lực đang có. Tiếp tục kiện toàn nhân sự, quy chế thực hiện, quy trình kiểm soát để đáp ứng tốt nhiệm vụ thẩm định dự án, thiết kế, cấp chứng chỉ năng lực.

Thứ năm, đẩy mạnh triển khai việc nắm bắt thông tin, phản ánh thông tin từ các tổ chức, các cá nhân đang hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng ở Việt Nam để kịp thời phục vụ công tác quản lý nhà nước và xây dựng chính sách pháp luật của Cục. Đồng thời hỗ trợ có hiệu quả nhu cầu đào tạo liên tục, trao đổi thông tin, hỗ trợ lẫn nhau của các tổ chức và cá nhân này, nhằm tăng cường hiệu quả hơn nữa trong hoạt động đầu tư xây dựng ở Việt Nam. Nâng cao năng lực của các cơ quan chuyên môn về xây dựng và các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đầu tư xây dựng; hướng dẫn, kiểm tra việc thành lập, sắp xếp lại các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng theo quy định tại Luật Xây dựng. Tiếp tục đăng tải công khai thông tin năng lực hoạt động xây dựng của các tổ chức và cá nhân theo quy định…

Thứ sáu, tăng cường thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ được giao tại các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin như Nghị quyết 17/NQ-CP ngày 7/3/2019 của Chính phủ ban hành về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025, Quyết định số 225/QĐ-TTg, ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 – 2020…

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Hiệu quả công tác văn phòng tại Cục quản lý hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)