Phương pháp AH P Phương pháp phân tích thứ bậc

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH vụ LOGISTICS của CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn TOÀN cầu DAS VIỆT NAM THEO PHƯƠNG PHÁP AHP (Trang 32)

5. Kết cấu của khóa luận

1.5. Phương pháp AH P Phương pháp phân tích thứ bậc

1.5.1. Giới thiệu

Phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) là một phương pháp phân tích định lượng thường sử dụng để so sánh lựa chọn phương án. Thay vì yêu cầu một khối lượng dữ liệu lớn, nó sử dụng ý kiến chuyên gia và không cần quá nhiều dữ liệu bằng số. Với những lựa chọn mà người cho ý kiến phải mất rất nhiều thời gian nghiên cứu từng lựa chọn, sẽ rất khó để tập hợp được nhiều ý kiến về

mỗi lựa chọn đó. Khi đó, việc lựa chọn phương án dựa trên phương pháp khảo sát lấy ý kiến của đa số sẽ rất khó thực hiện, vì số người có chuyên môn để đánh giá các lựa chọn rất hạn chế. Trong tình huống này, người đưa ra quyết định có thể sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu hoặc thảo luận nhóm trung tâm. Tuy nhiên, các phương pháp này đôi khi sẽ bị ảnh hưởng của những quan điểm chủ quan của người ra quyết định.

Phương pháp AHP cho phép định lượng điểm số của các phương án dựa trên kết quả cho điểm hoặc phân tích của chuyên gia. Theo phương pháp này, mỗi phương án sẽ được đánh giá dựa trên một số tiêu chí. Các chuyên gia sẽ đánh giá mức độ quan trọng và chấm điểm các tiêu chí. Ý kiến của các chuyên gia về mức độ quan trọng của các tiêu chí là cơ sở để tính trọng số của từng tiêu chí. Trọng số này sẽ được sử dụng để kết hợp với ý kiến của các chuyên gia về điểm của từng tiêu chí trong mỗi phương án để tính điểm cho các phương án. Vì các phương án được cho điểm theo một phương pháp thống nhất, phương pháp AHP tỏ ra hiệu quả và chặt chẽ trong việc đánh giá và lựa chọn phương án. Phương pháp này đặc biệt phù hợp khi phải lựa chọn các phương án có tính chuyên môn sâu, mất nhiều thời gian và khó tìm kiếm được nhiều chuyên gia giỏi, chẳng hạn như khi xây dựng các phương án về nội dung chương trình đào tạo một bậc học, các phương án công nghệ thi công xây dựng, các phương án chính sách, kế hoạch, …

1.5.2. Nội dung phương pháp phân tích thứ bậc

1.5.2.1. Giới thiệu về phương pháp phân tích thứ bậc

AHP là một trong những phương pháp ra quyết định đa mục tiêu được đề xuất bởi Thomas L. Saaty – một nhà toán học người gốc Irắc vào năm 1980. AHP là một phương pháp định lượng, dùng để sắp xếp các phương án quyết định và chọn một phương án thỏa mãn các tiêu chí cho trước. Dựa trên nguyên tắc so sánh cặp, phương pháp AHP có thể được mô tả với 3 nguyên tắc chính, đó là phân tích, đánh giá và tổng hợp. AHP trả lời các câu hỏi như “Chúng ta nên chọn phương án nào?” hay “Phương án nào tốt nhất?” bằng cách chọn một

phương án tốt nhất thỏa mãn các tiêu chí của người ra quyết định dựa trên cơ sở so sánh các cặp phương án và một cơ chế tính toán cụ thể.

Phương pháp AHP có nhiều ưu điểm so với các phương pháp ra quyết định đa mục tiêu khác, như sau:

- AHP định hướng vào việc xác định mức độ quan trọng của từng tiêu chí, đó là điểm yếu của nhiều phương pháp ra quyết định đa tiêu chí; chính vì vậy, AHP có thể kết hợp với các phương pháp khác dễ dàng để tận dụng được lợi thế của mỗi phương pháp trong giải quyết vấn đề.

- AHP có thể kiểm tra tính nhất quán trong cách đánh giá của người ra quyết

định.

- Quy trình phân tích theo thứ bậc dễ hiểu, có thể xem xét nhiều tiêu chí nhỏ đồng thời với các nhóm tiêu chí và có thể kết hợp phân tích cả yếu tố định tính lẫn định lượng.

Trên thế giới, việc ứng dụng AHP trong việc ra quyết định được sử dụng khá phổ biến, đặc biệt là các quyết định liên quan đến kinh tế, xã hội và đặc biệt là các vấn đề liên quan đến kĩ thuật. Hiện nay, AHP càng được phổ biến với sự hỗ trợ của phần mềm chuyên dụng Expert Choice.

1.5.2.2. Trình tự tiến hành AHP

Giả sử ta có một vấn đề cần ra quyết định (gọi là mục tiêu), phải dựa trên nhiều tiêu chí (Tiêu chí C1, Tiêu chí C2, …, Tiêu chí Cn). Các phương án có thể đưa vào so sánh là PA1, PA2, … PAm. Các vấn đề của bài toán được mô hình hóa ở Hình 1.2.

Nguồn: Internet: https://pim.vn/wp-content/uploads/2020/09/B%C3%A1o-s%E1%BB%91- 61_pdf-Ph%C3%A2n-t%C3%ADch-th%E1%BB%A9-b%E1%BA%ADc-AHP.pdf

Phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Xác định mức độ ưu tiên cho các tiêu chí

Với n tiêu chí như thể hiện trong Hình 1, ta thực hiện lập ma trận vuông cấp n như ở bảng sau: C1 C1 C2 C3 … Cn

Sau đó, ta tiến hành thực hiện việc so sánh các tiêu chí theo từng cặp và điền giá trị mức độ ưu tiên của các tiêu chí vào bảng (các giá trị aij, với i chạy theo hàng, j chạy theo cột). Các mức độ ưu tiên theo cặp của các tiêu chí được tra cứu từ Bảng 1, có các giá trị nguyên dương từ 1 đến 9 hoặc nghịch đảo của các số này. Lưu ý rằng ta phải ghi hai giá trị mức độ ưu tiên cho mỗi cặp tiêu chí tùy thuộc vào việc ta xem xét giá trị nào trước.

Hệ số của ma trận được lấy từ điểm số của việc so sánh cặp giữa các thành phần, yếu tố hay các tiêu chí. Giá trị so sánh cặp được thực hiện thông qua ý kiến chuyên gia. Giá trị hệ số ma trận tương quan hoàn toàn phụ thuộc vào tính chủ quan của người nghiên cứu trong việc định lượng trọng số cho các mục tiêu là nhược điểm của phương pháp này.

Giả sử tiêu chí C1 có mức độ ưu tiên bằng 1/3 tiêu chí C3, khi ấy tiêu chí C3 sẽ có mức độ ưu tiên bằng 3 lần tiêu chí C1. Ta ghi vào dòng tương ứng với C1 và cột C3 giá trị 1/3, dòng tương ứng C3 và cột C1 giá trị 3 như trong bảng sau:

C1 C2 C3 … Cn

Có thể thấy ma trận trên đối xứng theo đường chéo từ trái qua phải.

Bảng 1.1. Đánh giá các tiêu chí theo cặp dựa vào mức độ ưu tiên

Mức độ ưu tiên Ưu tiên bằng nhau

Ưu tiên bằng nhau cho đến vừa phải

Ưu tiên vừa phải

Ưu tiên vừa phải cho đến hơi ưu tiên

Hơi ưu tiên hơn

Hơi ưu tiên cho đến rất ưu tiên Rất ưu tiên

Rất ưu tiên cho đến vô cùng ưu tiên Vô cùng ưu tiên

Nguồn: Internet: https://pim.vn/wp-content/uploads/2020/09/B%C3%A1o-s%E1%BB%91- 61_pdf-Ph%C3%A2n-t%C3%ADch-th%E1%BB%A9-b%E1%BA%ADc-AHP.pdf

Bước 2: Tính toán trọng số cho các tiêu chí

Sau khi lập xong ma trận trên, người đánh giá sẽ tiến hành tính toán trọng số cho các tiêu chí bằng cách cộng tổng các giá trị của ma trận theo cột, sau đó lấy từng giá trị của ma trận chia cho số tổng của cột tương ứng, giá trị thu được được thay vào chỗ giá trị được tính toán. Trọng số của mỗi tiêu chí C1, C2, C3,

…Cn tương ứng sẽ bằng bình quân các giá trị theo từng hàng ngang. Kết quả là ta có một ma trận 1 cột n hàng. C1 C1 w11 C2 w21 C3 w31 … Cn 7

Tuy nhiên các giá trị trọng số ở đây (w1, w2, …wn) chưa phải là giá trị kết luận cuối cùng, nó cần phải kiểm tra tính nhất quán trong cách đánh giá của các chuyên gia trong suốt quá trình áp dụng phương pháp.

Tỷ số nhất quán (consistency ratio – CR) được xác định như sau:

CR

- CI (consistance index): là chỉ số nhất quán

CI

Với λmax là trị riêng của ma trận so sánh, được tính như sau:

n n

max  wi *aij

i 1 j 1

λmax: giá trị riêng của ma trận so sánh

n là số phần tử được so sánh theo cặp trong một lần tính toán, chính là kích thước ma trận tính toán.

- RI (random index): chỉ số ngẫu nhiên. RI được xác định từ bảng số cho sẵn (xem Bảng 1.2 – bảng này chỉ trình bày giá trị RI cho tối đa 15 tiêu chí).

Bảng 1.2. Chỉ số ngẫu nhiên ứng với số tiêu chí lựa chọn được xem xét

n 1 2

R 0. 0.

I 00 00

Nguồn: Internet: https://pim.vn/wp-content/uploads/2020/09/B%C3%A1o-s%E1%BB%91- 61_pdf-Ph%C3%A2n-t%C3%ADch-th%E1%BB%A9-b%E1%BA%ADc-AHP.pdf

Saaty, T.L, (2008), chỉ ra rằng tỉ số nhất quán (CR) nhỏ hơn hay bằng 10% là ở mức có thể chấp nhận, CR cần không lớn hơn 10%. Với các ma trận kích thước 3x3, CR cần không lớn hơn 5%, và giá trị tương ứng cho ma trận kích thước 4x4 là 9%. Nếu CR lớn hơn các mức vừa đề cập, chứng tỏ có sự không nhất quán trong đánh giá của chuyên gia và cần phải đánh giá và tính toán lại.

Bước 3: Tính độ ưu tiên của các phương án theo từng tiêu chí

giá phải thực hiện n ma trận cho n tiêu chí khác nhau. Kết quả là ta có n ma trận 1 cột m hàng. Cũng cần tiến hành kiểm tra tỷ số nhất quán để đảm bảo kết quả thu được có độ tin cậy phù hợp.

Bước 4: Tính điểm cho các phương án và lựa chọn

Đây là bước cuối cùng trong quá trình đánh giá và đưa ra phương án. Ta ghép n ma trận 1 cột m hàng là sản phẩm ở Bước 3 thành ma trận m hàng n cột. Nhân ma trận này với 1 cột n hàng là kết quả của Bước 2, được kết quả là một ma trận m hàng 1 cột. Ma trận kết quả sẽ cho biết phương án tốt nhất nên chọn, là phương án có giá trị kết quả cao nhất.

1.5.3. Ứng dụng

1.5.3.1. Ứng dụng AHP trong lựa chọn nhà cung ứng

AHP được ứng dụng rộng rãi trong quyết định lựa chọn nhà cung ứng 14 bài báo liên quan đến lĩnh vực này chia làm 3 nhóm được liệt kê trong bảng 1.3. Nhóm xác định tiêu chí lựa chọn nhà cung ứng tập trung vào phân tích các tiêu chuẩn để chọn ra nhà cung ứng tốt nhất. Ngoài các chỉ tiêu thông dụng như giá, chất lượng, thời gian giao hàng, độ linh hoạt, các bài báo còn phân tích các yếu tố để chọn nhà cung ứng xem xét các yếu tố môi trường, rủi ro khi chọn nhà cung ứng quốc tế hay các yếu tố cần xem xét khi lựa chọn người cung cấp dịch vụ logistics. Nhóm phát triển mô hình đánh giá nhà cung ứng nghiên cứu việc kết hợp AHP với các phương pháp khác như thống kê, DEA, phân tích chi phí (TCO). Nhóm phân bổ đơn đặt hàng kết hợp AHP với các mô hình tuyến tính như quy hoạch mục tiêu (GP), quy hoạch tuyến tính nguyên (IP), quy hoạch tuyến tính đa mục tiêu (MOIP, MOLP) để giải quyết hai vấn đề chính là xác định nhà cung ứng và tối ưu hóa việc phân bổ đơn đặt hàng. Bên cạnh đó, việc quản lý nhà cung ứng cũng được quan tâm.

Vấn đề Xác định tiêu chí lựa chọn nhà cung ứng Phát triển mô hình đánh giá nhà cung ứng Quản lý nhà cung ứng

Nguồn: Internet: https://sj.ctu.edu.vn/ql/docgia/download/baibao - 5669/trongtruong_so21a_22.pdf

1.5.3.2 Ứng dụng AHP trong sản xuất

Trong chuỗi cung ứng, các áp dụng AHP cho nhà sản xuất được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất chiếm 53% tổng số bài báo tìm thấy được phân bố qua

hầu hết các lĩnh vực quan trọng liên quan đến tất cả các cấp quản lý. Các nghiên cứu ứng dụng cho nhà sản xuất được liệt kê trong bảng 1. 4

Bảng 1.4: Ứng dụng AHP cho nhà sản xuất

Vấn đề Đo lường động

Tái cấu trúc kinh doanh Quản lý chất lượng Xác định năng lực sản xuất Nguồn: 5669/trongtruong_so21a_22.pdf

1.5.3.3 Ứng dụng AHP trong phân phối

Ứng dụng AHP trong phân phối được phân thành 2 nhóm chính: xác định vị trí một kho hàng và nhiều kho hàng. Xác định vị trí một kho hàng liên quan đến việc tối thiểu các khoản chi phí bao gồm chi phí đầu tư ban đầu, nguyên vật liệu, lao động, tồn trữ trong khi tối đa hóa các lợi ích do vị trí mang lại. Xác định vị trí nhiều kho hàng quan tâm đến mạng lưới sản xuất – phân phối sao cho chi phí vận chuyển thấp nhất đồng thời đáp ứng được các yêu cầu đặc biệt của khách hàng.

Vấn đề

Xác định vị trí 1 nhà kho

Xác định vị trí nhiều nhà kho

Nguồn:

5669/trongtruong_so21a_22.pdf

CHƯƠNG II: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY DAS BẰNG PHƯƠNG PHÁP AHP 2.1 Khái quát công ty TNHH Toàn cầu DAS Việt Nam

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty

Công ty TNHH toàn cầu DAS Việt Nam được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0109103243 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 26/02/2017.

Tên công ty: Công ty TNHH toàn cầu DAS Việt Nam

Tên tiếng Anh: DAS VIET NAM GLOBAL COMPANY LIMITED

Tên giao dịch: DAS Vietnam Global Co., Ltd Mã số thuế: 0109103243

Người đại diện: Văn Thị Diễm

Trụ sở chính: Số 58 phố Hàng Ngang, phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

Chi nhánh: Tầng 6, Tòa nhà Hai Bà Trưng 456, 458 Hai Bà Trưng, Phường Tân Định, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh

Chi nhánh: Tầng 5, Số 167 Phan Châu Trinh, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, Đà Nẵng

Điện thoại: (+84)2432068639 Email:dasglobal.vn

Website: http://dasglobal.vn Logo công ty:

Nguồn: Website công ty TNHH Toàn cầu DAS Việt Nam

Ngày 26/02/2017 Công ty TNHH toàn cầu DAS Việt Nam đăng ký kinh doanh và chính thức hoạt động đến nay.

Sau hơn 2 năm đi vào hoạt động DAS đã dần có vị trí và uy tín trên thị trường logistics. Đến Tháng 03/2019: Thành lập chi nhánh DAS Miền Nam, văn phòng tại Tầng 6, Tòa nhà Hai Bà Trưng 456, 458 Hai Bà Trưng, Phường Tân Định, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh

Vào tháng 6/2020: Thành lập chi nhánh tiếp theo là DAS Miền Trung, địa chỉ tại Tầng 5, Số 167 Phan Châu Trinh, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.

Trải qua hơn 4 năm trong lĩnh vực logistics, DAS mặc dù chỉ mới thành lập trải qua bao biến động của thị trường logistics giàu tiềm năng nhưng nhiều thử thách, với chiến lược phù hợp, tư duy quản trị đúng đắn và tinh thần đoàn kết nỗ lực của toàn Công ty, DAS đã liên tục gặt hái thành công và không ngừng phát triển với hơn 100 nhân viên, 2 văn phòng đại điện với quy mô hoạt động chyên nghiệp hiệu quả. Đến nay DAS vẫn luôn là đơn vị uy tín của khách hàng và là đối tác tin cậy trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ logistics ở Việt Nam.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của DAS

Giám đốc

Phòng kinh doanh

Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức công ty DAS

(Nguồn Phòng Hành chính kế toán)

2.1.2.1 Chức năng của các bộ phận

Giám đốc: Là người điều hành cao nhất cho mọi hoạt động kinh doanh của

công ty, chịu trách nhiệm trước vấn đề pháp lý của công ty trước pháp luật,

thực hiện các chính sách quản lý của nhà nước cũng như về quyết định mức lương thích hợp cho nhân viên hay các hình thức khen thưởng kỷ luật. Giám đốc thường đại diện cho công ty đứng ra ký các hợp đồng kinh tế, tổ chức quản lý công ty để công ty hoạt động có hiệu quả quy định của pháp luật.

Phòng Cus (Customer Support- Hỗ trợ): Liên hệ đại lý lines/agent nước

ngoài để xin giá cước, xin DEM/DET, check space, ETD/ETA và lấy booking từ lines để gửi sales, sắp xếp phối hợp cùng điều vận để lên kế hoạch điều xe, đóng cont (trucking), kiểm tra theo dõi tiến độ các lô hàng xuất/nhập trên hệ thống để báo khách…

Phòng kinh doanh: Tìm kiếm, tiếp cận và tư vấn trực tiếp cho khách hàng

các dịch vụ của công ty, phát triển và duy trì mối quan hệ với khách hàng, đối tác hiện tại và khách hàng mới, khi có hàng thì phối hợp các bộ phận để xử lý các vấn đề phát sinh để lô hàng trôi chảy, update giá cho các khách hàng…

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH vụ LOGISTICS của CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn TOÀN cầu DAS VIỆT NAM THEO PHƯƠNG PHÁP AHP (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w