Dự báo về tuổi trẻ với giáo dục truyền thống cách mạng

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Một số giải pháp giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ việt nam của đoàn thanh niên thông qua hệ thống bảo tàng và di tích lịch sử cách mạng (Trang 59 - 61)

1.1. Tuổi trẻ với truyền thống và di tích lịch sử cách mạng :

Qua nghiên cứu thực trạng công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ của Đoàn Thanh niên thông qua hệ thống bảo tàng và khu di tích lịch sử cách mạng, Ban Chủ nhiệm đề tài đ−a ra một số dự báo sau:

Thứ nhất, từ năm 2005, số l−ợng tuổi trẻ (từ 1 - 30 tuổi) đều đ−ợc sinh ra sau năm 1975. Các em chỉ đ−ợc biết cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ xâm l−ợc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc thông qua sách vở, phim ảnh và lời kể của ng−ời lớn. Đây là đặc điểm cơ bản cần l−u ý trong công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam.

Thứ hai, giai đoạn từ năm 2011 - 2015 và tiếp đến là giai đoạn 2016 -

2020, tuổi trẻ Việt Nam có nhu cầu ngày càng tăng về vui chơi, giải trí. Nhu cầu của tuổi trẻ ngày càng đa dạng, phong phú, tuổi trẻ cũng đòi hỏi vui chơi giải trí có trí tuệ cao, có hàm l−ợng khoa học và công nghệ hiện đại. Trong khi đó các bảo tàng, các di tích lịch sử cách mạng ch−a đ−ợc đầu t− các công nghệ hiện đại, hệ thống tr−ng bày và ph−ơng pháp tr−ng bày, giới thiệu chậm đổi mới. Đặc điểm đó làm cho tuổi trẻ không có hứng thú đến thăm quan các bảo tàng và các di tích lịch sử cách mạng.

Thứ ba, trong thời kỳ công nghệ thông tin và truyền thông bùng nổ, các

ph−ơng tiện thông tin đại chúng. Đặc điểm đó dẫn tuổi trẻ có xu h−ớng thích phim ngoại quốc, trong đó có các phim dã sử của Trung Quốc và Hàn Quốc.

Thứ t−, thời kỳ mới, việc tuổi trẻ cùng gia đình đi du lịch đến thăm bảo tàng, các khu di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh của các n−ớc ngày càng tăng, nhất là đi thăm các n−ớc châu á ở quanh n−ớc ta nh−: Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malaixia... Xu h−ớng này sẽ dẫn lớp trẻ n−ớc ta có xu h−ớng −a thích lịch sử, cảnh quan của các n−ớc.

Bốn đặc điểm đ−ợc dự báo trên, làm cho tuổi trẻ Việt Nam có xu h−ớng −a thích các câu chuyện lịch sử n−ớc ngoài, thích đi thăm bảo tàng, các khu di tích lịch sử văn hoá, các danh lam thắng cảnh ở n−ớc ngoài hơn là ở trong n−ớc. Điều đó làm cho công tác giáo dục truyền thống cách mạng thông qua hệ thống bảo tàng, các di tích lịch sử cách mạng của n−ớc ta sẽ gặp khó khăn, trở ngại trong việc thu hút giới trẻ đến thăm quan, học hỏi tại các bảo tàng và khu di tích lịch sử cách mạng...

1.2. Công tác giáo dục truyền thống của Đoàn, Hội và Đội:

Một là, những năm tới các cấp bộ Đoàn, Hội và Đội thực hiện Nghị

quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI sẽ tăng c−ờng công tác giáo dục nói chung và công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thanh thiếu nhi nói riêng. Trên cơ sở Luật Di sản Văn hóa (năm 2001) và bổ sung, sửa đổi một số điều của Luật Di sản Văn hóa (năm 2009), Nhà n−ớc cũng nh− các cấp chính quyền và bộ, ngành sẽ tiếp tục đầu t− để xây dựng các bảo tàng, trùng tu các di tích lịch ... Đó là điều kiện thuận lợi để các cấp bộ Đoàn, Hội và Đội tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng.

Hai là, với nhiều lý do khách quan và chủ quan từ các tác động của nền

kinh tế thị tr−ờng, sự giao l−u và giao thoa văn hoá giữa các châu lục, khu vực và vùng miền... tổ chức Đoàn, Hội và Đội sẽ gặp khó khăn về việc đ−a ra các ph−ơng thức và nội dung mới nhằm tập hợp, đoàn kết và giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.

Ba là, các cấp bộ Đoàn, Hội và Đội ch−a đổi mới kịp ph−ơng thức giáo dục truyền thống cách mạng so với yêu cầu của tuổi trẻ.

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Một số giải pháp giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ việt nam của đoàn thanh niên thông qua hệ thống bảo tàng và di tích lịch sử cách mạng (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)